Tăng cường phối hợp, kiểm điểm nhiệm vụ của các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Thực trạng vai trò của ngân hàng nhà nước việt nam đối với tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Trang 75)

nhiệm vụ

Do nhiệm vụ của các đơn vị thường liên quan đến cùng một nội dung như Tái cấp vốn thì đầu tiên phải là Vụ Chính sách tiền tệ xây dựng nguồn, sau đó Vụ Tín dụng căn cứ nguồn và nhu cầu thực tế để phẩn bổ nguồn, rồi chuyển qua Sở giao dịch thực hiện tái cấp vốn, cuối cùng cơ quan thanh gia giám sát thực hiện kiểm tra đối với khoản tái cấp vốn xem tổ chức tín dụng có thực hiện đúng với nhu cầu được tái không. Điều này, một mặt tạo ra sự chặt chẽ giám sát lẫn nhau giữa các công đoạn nhưng mặt khác lại không có đơn vị nào chịu trách nhiệm chính về vấn đề này. Do đó, để nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức thực thi chính sách thì phải có cơ chế chịu trách nhiệm, đánh giá nhiệm vụ được giao của từng đơn vị. Định kỳ hàng năm phải có báo cáo về việc thực hiện vai trò của đơn vị đối với những nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, trong thời gian tới Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) căn cứ vào các tiêu chí để tổ chức tín dụng được mở phòng giao dịch để đưa ra những đề xuất ưu đãi đối với tổ chức tín dụng để được mở phòng giao dịch tại vùng khó khăn. Cụ thể, hiện nay quy định việc mở phòng giao

dịch đối với tổ chức tín dụng phải đáp ứng các tiêu chí cụ thể như tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, chứng minh được hiệu quả kinh tế khi mở chi nhánh. Để khuyến khích mở phòng giao dịch, chi nhánh tại vùng đặc biệt khó khăn thì văn bản ban hành cần xác định địa bàn đặc biệt khó khăn là địa bàn nào đồng thời xem xét việc không đưa một số tiêu chí vào để được mở chi nhánh, phòng giao dịch.

Ngoài ra, trong thời gian qua Nhà nước đã bao cấp rất nhiều đối với tín dụng nông nghiệp, nông thôn. Điều này một mặt khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn nhưng mặt khác cũng tạo ra tâm lý ỷ lại vào Nhà nước đối với việc cho vay nông nghiệp, nông thôn. Do đó, trong thời gian tới Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra những biện pháp để kiểm soát hoạt động tín dụng nông nghiệp, nông thôn. Cần kiểm tra xem thực tế tổ chức tín dụng có dùng nguồn vốn được cấp để cho vay nông nghiệp, nông thôn không và cho vay với lãi suất ưu đãi không và việc cho vay có tuân thủ quy trình vay vốn không hay là cho vay ồ ạt và dùng nguồn vốn được cấp vào các nhu cầu vốn khác.

Mặt khác, Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn nhằm giúp nông dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng nhanh hơn, nhiều hơn. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm triển khai đã nảy sinh một số bất cập cần tháo gỡ, như:

- Cá nhân, hộ sản xuất nông - lâm - ngư - diêm nghiệp có thể được cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 50 triệu đồng; các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn được xem xét cho vay tối đa đến 200 triệu đồng; hợp tác xã, chủ trang trại được xem xét cho vay tối đa đến 500 triệu đồng. Đây là cơ chế mở so với các chính sách trước đây về tín dụng nông nghiệp, nông thôn, nâng hạn mức tiền vay cho cá nhân, tổ chức kinh tế khi vay vốn tổ chức tín dụng không phải thế chấp tài sản.

- Bên cạnh việc nâng cao mức cho vay tối đa không có đảm bảo bằng tài sản, Nghị định 41 có nhiều quy định mở hơn, đối tượng vay rộng hơn trước đây. Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, tổ chức tín dụng cho vay thực hiện khoanh nợ không tính lãi cho người vay đối với dư nợ hiện còn tại thời điểm xảy ra thiên tai, dịch bệnh được công bố tại địa phương. Thời gian khoanh nợ tối đa 2 năm và số lãi tổ chức tín dụng đã khoanh cho khách hàng được giảm trừ vào lợi nhuận trước thuế của tổ chức tín dụng. Nghị định 41 còn

quy định, tổ chức tín dụng có chính sách miễn giảm lãi suất đối với khách hàng tham gia mua bảo hiểm nông nghiệp.

Do đó, trong thời gian tới các đơn vị trong Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với nhau để có biện pháp tháo trình Chính phủ sửa đổi những bất cập này để hoàn thiện nộ dung chính sách.

Một phần của tài liệu Thực trạng vai trò của ngân hàng nhà nước việt nam đối với tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Trang 75)