0
Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Nội dung cơ bản của chính sách

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN (Trang 27 -27 )

2.2.2.1. Mục tiêu của chính sácha. Mục tiêu tổng quát a. Mục tiêu tổng quát

- Tạo điều kiện cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân có vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh; góp phần xóa đói giảm nghèo khu vực nông thôn; phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

- Tạo ra cơ chế phù hợp để khuyến khích các tổ chức tín dụng tăng cường chuyển vốn về đầu tư cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo cơ chế cho vay thương mại với lãi suất phù hợp.

- Tiếp tục tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng, thông qua việc đơn giản hoá thủ tục, giảm bớt những điều kiện kém lợi thế của khách hàng và có chính sách hỗ trợ người nông dân vay vốn gặp rủi ro do các nguyên nhân khách quan, bất khả kháng (như thiên tai, dịch bệnh).

- Mở rộng các tổ chức tín dụng tham gia cho vay nông nghiệp, nông thôn. - Đáp ứng được nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

b. Mục tiêu cụ thể:

- Tăng tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn so với tổng vốn đầu tư toàn ngành kinh tế

- Tăng tỷ trọng nguồn vốn vay thương mại trong tổng dư nợ cho vay tại các tổ chức tín dụng.

- Giảm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng. Phấn đấu tỷ lệ nợ xấu dưới 3%/tổng dư nợ.

- Dư nợ tín dụng nông nghiệp, nông thôn tại các tổ chức tín dụng tăng. Tùy thuốc vào tình hình kinh tế xã hội trong từng năm sẽ có mục tiêu cụ thể cho mỗi năm, mục tiêu cụ thể thông thường là tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng nông nghiệp, nông thôn từ 14 – 16%/năm.

- Dư nợ trung dài hạn đối với nông nghiệp, nông thôn tại các tổ chức tín dụng tăng, phấn đầu tỷ trọng này là 40%/tổng dư nợ.

2.2.2.2. Chủ thể và đối tượng của chính sách

Đối với chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tại nước ta thì chủ thể chính sách và đối tượng chính sách lần lượt là:

+ Chủ thể định hướng chính sách: Đảng Cộng sản Việt Nam trong văn kiện của mình đưa ra định hướng về việc phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp, nông thôn, nông dân có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và là lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Đảng ta khẳng định, trong mối quan hệ của nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì nông dân là chủ thể của quá trình phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Xây dựng nông thôn mới gắn với việc xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản, phát triển toàn diện, hiện đại hoá nông nghiệp là then chốt.

+ Chủ thể chịu trách nhiệm chính đối với quá trình hoạch định và thực thi chính sách là Chính phủ.

+ Chủ thể quyết định chính sách là Chính phủ.

+ Chủ thể chịu trách nhiệm tổ chức thực thi chính sách gồm các cơ quan sau: Bộ Tài Chính, Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ngân hàng Nhà nước.

• Đối tượng chính sách: - Đối tượng cho vay:

+ Các tổ chức tín dụng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.

+ Tổ chức tài chính quy mô nhỏ và các ngân hàng, tổ chức tài chính được Chính phủ thành lập để thực hiện cho vay theo chính sách của Nhà nước, thực hiện cho vay theo quy định riêng của Chính phủ.

- Đối tượng được vay:

+ Hộ gia đình, hộ kinh doanh trên địa bàn nông thôn; + Cá nhân;

+ Chủ trang trại;

+ Các tổ chức và cá nhân cung ứng các dịch vụ phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản;

+ Các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp hoặc kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, cung ứng dịch vụ phi nông nghiệp, có cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn

2.2.2.3. Công cụ của chính sách

2.2.2.3.1. Công cụ hành chính và tổ chức

a. Về hệ thống văn bản pháp luật: Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được thể chế thông qua các văn bản quy định của Chính phủ, các văn hướng dẫn của các Bộ, ngành và các quy định của các tổ chức tín dụng. Cụ thể như:

+ Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ nông nghiệp và nông thôn nhằm khơi thông nguồn vốn tín dụng vào nông nghiệp nông thôn.

+ Công văn số 320/CV-NHNN14 của Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg trong toàn ngành của Ngân hàng Nhà nước.

+ Nghị quyết số 11/2000/NQ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ về một số giải pháp điều hành kinh tế xã hội trong 06 tháng cuối năm 2000.

+ Thông tư số 10/2000/TT-NHNN1 ngày 31/8/2000 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện giải pháp về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng theo Nghị Quyết số 11/2000/NQ-CP của Chính phủ ngày 31/7/2000.

+ Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/8/2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản.

+ Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về một số chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Hình 2.1. Các tổ chức tín dụng được phép tham gia cho vay nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam

Các tổ chức tín dụng thực hiện việc cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn.

Theo quy định Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì các tổ chức tín dụng được cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn cụ thể như sau:

+ Các ngân hàng: 05 ngân hàng thương mại Nhà nước, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 05 ngân hàng liên doanh và 05 ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

+ Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 17 Công ty tài chính, 13 Công ty cho thuê tài chính, 01 quỹ tín dụng nhân dân trung ương và 01 tổ chức tài chính vi mô.

c. Kế hoạch cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn

Các tổ chức tín dụng xây dựng kế hoạch cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn gốm kế hoạch huy động vốn, quy trình thẩm định hồ sơ vay, quy trình quản lý vay nợ và xử lý nợ khi khách hàng không trả được nợ.

d. Quy hoạch Nhà nước

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020; quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo ngành hàng đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2020; quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2020 và định hướng đến năm 2020; phê duyệt đề án phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ

Hệ thống tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng Ngân hàng

05 Ngân hàng thương mại Nhà nước

17 Công ty tài chính

37 Ngân hàng thương mại cổ phần

05 Ngân hàng liên doanh 05 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài

48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài

13 Công ty cho thuê tài chính

01 Quỹ tín dụng nhân dân trung ương

Tổ chức tài chính vi

cá tra vùng đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi, trang trại, cây công nghiệp đến năm 2020.

Trên cơ sở quy hoạch Nhà nước, việc đầu tư vốn vào nông nghiệp, nông thôn sẽ có trọng tâm trọng điểm, đạt hiệu quả cao hơn, tránh được tình trạng đầu tư dàn trải gây thất thoát vốn.

2.2.2.3.2. Công cụ kinh tế

a. Nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bao gồm:

+ Nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính cho vay; + Vốn vay, vốn nhận tài trợ, ủy thác của các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước;

+ Nguồn vốn ủy thác của Chính phủ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn: Tổ chức tín dụng thực hiện cho vay bằng nguồn vốn Chính phủ ủy thác phải thực hiện theo đúng các nội dung được Chính phủ ủy thác;

+ Vốn vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

+ Các ngân hàng, tổ chức tài chính cho vay các đối tượng chính sách, các chương trình kinh tế của Chính phủ ở nông thôn được Chính phủ bảo đảm nguồn vốn cho vay từ ngân sách nhà nước chuyển sang hoặc cấp bù chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay của tổ chức tín dụng.

b. Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ đối với các tổ chức tín dụng cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn thông qua việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Các công cụ được Ngân hàng Nhà nước sử dụng để hỗ trợ về vốn đối với các tổ chức tín dụng cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn là:

 Công cụ dự trữ bắt buộc:

- Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình Tổ chức tín dụng, từng loại tiền gửi tại Tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Trước kia, tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng chung cho tất cả các tổ chức tín dụng, riêng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quỹ Tín dụng Nhân dân, Ngân hàng Chính sách xã hội (tỷ lệ bắt buộc 0%) áp dụng tỷ lệ bắt buộc thấp hơn khoảng 2%.

Đơn vị tính: Triệu đồng, %

Thời điểm Dư nợ cho vay Nôngnghiệp nông thôn nợ cho vayTổng dư Tỷ trọng

I- Dư nợ cho vay cuối kỳ

Ngày 31/12 năm trước của năm tài chính liền kề trước năm tài chính thực hiện

A1 B1

Ngày 31/3 năm tài chính liền kề trước năm tài chính thực hiện

A2 B2

Ngày 30/6 năm tài chính liền kề trước năm tài chính thực hiện

A3 B3

Ngày 30/9 năm tài chính liền kề trước năm tài chính thực hiện

A4 B4

Ngày 31/12 năm tài chính liền kề

trước năm tài chính thực hiện A5 B5

II- Dư nợ bình quân A B C

Loại TCTD

Tiền gửi VND Tiền gửi ngoại tệ Không kỳ hạn và dưới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên Không kỳ hạn và dưới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên

Các NHTM Nhà nước (không bao gồm NHNo & PTNT), NHTMCP đô thị, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính

3% 1% 8% 6%

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn 1% 1%

7% 5% NHTMCP nông thôn, ngân hàng

hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương

1% 1% 7% 5%

TCTD có số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc dưới 500 triệu đồng, QTĐN cơ sở, Ngân hàng Chính sách xã hội

Hình 2.2. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các tổ chức tín dụng năm 2009

Trong đó: A = [(A1+A5)/2+A2+A3+A4]/4 B = [(B1+B5)/2+B2+B3+B4]/4

Tỷ trọng C = A/B x 100%

* Tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển Nông nghiệp nông thôn để xác định tỷ lệ Dự trữ bắt buộc áp dụng cho các Tổ chức tín dụng từ tháng 08 năm tài chính thực hiện đến hết tháng 01 năm sau được tính toán như sau:

Đơn vị tính: Triệu đồng, %

Thời điểm Dư nợ cho vay

NNoNT

Tổng dư

nợ cho vay Tỷ trọng

I- Dư nợ cho vay cuối kỳ

Ngày 31/3 năm tài chính thực

hiện D1 E1

Ngày 30/6 năm tài chính thực

hiện D2 E2

II- Dư nợ bình quân D E F

Trong đó: D = (D1+D2)/2 E = (E1+E2)/2

Tỷ trọng F = D/E x 100%

Công cụ tái cấp vốn

Tái cấp vốn hay còn gọi là tái chiết khấu, bao gồm các quy định và điều kiện cho vay của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước cho vay ngắn hạn trên cơ sở chiết khấu các giấy tờ có giá ngắn hạn; chủ yếu là tín phiếu Kho bạc và thương phiếu.

Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại để cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn bằng hình thức chiết khấu giấy tờ có giá; hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá và cho vay lại theo hồ sơ tín dụng.

- Tái cấp vốn bằng hình thức chiết khấu giấy tờ có giá:

+ Chiết khấu, tái chiết khấu (sau đây gọi chung là chiết khấu) giấy tờ có giá của các ngân hàng là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các Giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán, mà các Giấy tờ có giá này đã được các ngân hàng giao dịch trên thị trường sơ cấp hoặc thị trường thứ cấp.

+ Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và mục tiêu của Chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước ưu tiên chiết khấu cho các ngân hàng. Đặc điểm của hình thức này là cho vay lãi suất thấp, quản lý bằng hạn mức công bố hàng quý vì thế đây cũng là nguồn vốn khá ổn định cho các Ngân hàng thương mại.

+ Trong giai đoạn cuối năm 2008, căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và định hướng hoạch định Chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm chống suy thoái kinh tế và thất nghiệp, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chiết khấu Giấy tờ có giá đối với các ngân hàng để phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nông nghiệp và phát triển nông thôn với lãi suất chiết khấu các tháng từ trong khoảng từ 7,5%/năm đến 12%/năm.

+ Điều kiện để các Ngân hàng thương mại được chiết khấu Giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước:

(1) Các ngân hàng được thành lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng.

(2) Ngân hàng chưa sử dụng hết hạn mức chiết khấu.

(3) Giấy đề nghị chiết khấu gửi Ngân hàng Nhà nước có nội dung phù hợp với qui định, người ký đúng thẩm quyền.

(4) Các Giấy tờ có giá đủ điều kiện theo qui định của Quy chế chiết khấu của NHNN với các ngân hàng, cụ thể: (i) Thuộc danh mục các loại Giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ chiết khấu Giấy tờ có giá do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định; (ii) trường hợp chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của Giấy tờ có giá: thời hạn còn lại tối đa của Giấy tờ có giá là 91 ngày; (iii) trường hợp chiết khấu có kỳ hạn: thời hạn còn lại của Giấy tờ có giá phải dài hơn thời hạn Ngân hàng Nhà

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN (Trang 27 -27 )

×