0
Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Góp phần phát triển các tổ chức tài chính vi mô

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN (Trang 67 -67 )

Các cơ quan tham gia vào tổ chức thực thi chính sách bao gồm các tổ chức tài chính vi mô. Do đó để việc tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn có hiệu quả thì sự tham gia của các tổ chức tài chính vi mô có vai trò quan trọng vì vậy Ngân hàng Nhà nước phải có biện pháp phù hợp để khuyến khích phát triển các tổ chức tài chính vi mô.

Với tư cách vừa là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, vừa là Ngân hàng trung ương của một quốc gia, Ngân hàng Nhà nước Việt nam giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt nam nói chung và của ngành Tài chính vi mô nói riêng. Những tác động nhỏ của Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ có những ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn vong của Tài chính vi mô – lĩnh vực vẫn còn khá mới mẻ ở Việt nam. Chính vì lý do này, để phát triển Tài chính vi mô ở khu vực nông nghiệp nông thôn Việt nam trong giai đoạn hiện nay, Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện những giải pháp sau:

- Kiến nghị và tư vấn với Quốc hội và Chính phủ trong việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật cho việc thành lập và hoạt động các tổ chức Tài chính quy mô nhỏ, bao gồm cả việc xây dựng cơ chế cho các tổ chức Tài chính quy mô nhỏ được cho vay theo lãi suất thị trường (không khống chế trần lãi suất cho vay) để đảm bảo sự bền vững và phát triển của lĩnh vực này; Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn cần thiết và hợp lý cho hoạt động tạo dựng các tổ chức Tài chính vi mô mới; hướng dẫn việc xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của các tổ chức Tài chính vi mô đồng thời, xác định rõ những hành vi kinh doanh mà tổ chức Tài chính vi mô có thể tiến hành, qua đó tạo lập một hành lang pháp lý chuẩn mực cho lĩnh vực này tồn tại và phát triển;

- Khẩn trương thẩm định và cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho các đề nghị thành lập các tổ chức Tài chính vi mô khi thấy họ đã có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật để các tổ chức này có thể đi vào hoạt động trong thời gian sớm nhất. Đối với các bộ hồ sơ chưa đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết, cần tạo điều kiện, hướng dẫn giúp đỡ thành lập tổ chức Tài chính vi mô hoàn thiện các điều kiện còn thiếu đểcó thể nhận được giấy phép từ Ngân hàng Nhà nước Việt nam;

- Nâng cao năng lực cho cán bộ Ngân hàng Nhà nước thông qua đào tạo các kiến thức về Tài chính vi mô, kỹ năng phân tích tài chính, thanh tra, giám sát đối với hoạt động Tài chính vi mô. Mục đích của việc này nhằm làm cho các cán bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt nam, đặc biệt là những người đang trực tiếp thực hiện các công việc quản lý về Tài chính vi mô có được những hiểu biết cần thiết về lĩnh vực mình quản lý để phục vụ công việc của mình tốt hơn hiệu quả hơn. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành Tài chính vi mô Việt nam nói chung và ở khu vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng;

- Tích cực hỗ trợ việc thành lập Hiệp hội Tài chính vi mô – với tư cách là một tổ chức xã hội nghề nghiệp - để kết nối giữa các tổ chức Tài chính vi mô đã được cấp phép và các tổ chức Tài chính vi môkhông thuộc diện cấp phép và giám sát an toàn của Ngân hàng Nhà nước, từ đó nắm bắt các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý và thúc đẩy việc áp dụng các thông lệ thực hành tốt nhất trong toàn ngành;

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước có liên quan đến Tài chính vi môđể đảm bảo các chủ trương, chính sách và các quy định của pháp luật về vấn đề này được nhận thức và triển khai đúng đắn và chuẩn mực;

- Phổ cập kiến thức về Tài chính vi mô cho các đối tượng trong ngành cũng như toàn xã hội để mọi người có được những hiểu biết đúng đắn về lĩnh vực này, nhận thức được tầm quan trọng của Tài chính vi mô đối với việc thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước cũng như đối với việc phát triển kinh tế. Việc phổ cập kiến thức có thể được thực hiện thông qua thiết kế, triển khai các khóa đào tạo ngắn và dài hạn. Thậm chí, trong tương lại có thể xây dựng thành một chuyên ngành đào tạo trong các cơ sở đào tạo của ngành và xã hội.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN (Trang 67 -67 )

×