Kết quả của chính sách

Một phần của tài liệu Thực trạng vai trò của ngân hàng nhà nước việt nam đối với tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Trang 37)

nông nghiệp, nông thôn (điển hình là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Liên Việt) nhằm có chính sách hỗ trợ đặc thù cho khu vực này. Trên cơ sở kết hợp tối đa các nguồn vốn (trong đó có cả nguồn vay tái cấp vốn tại NHNN), một số ngân hàng đã có chính sách lãi suất ưu đãi (thấp hơn khoảng 1%-2%/năm so với cho vay các lĩnh vực khác) đối với một số đối tượng khách hàng ở nông thôn. Một tín hiệu đáng mừng là bên cạnh các ngân hàng thương mại nhà nước có truyền thống đầu tư cho vay nông nghiệp, nông thôn thì một số ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã quan tâm và bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực này (như NHTMCP Kiên Long, Á Châu, Việt Á, HSBC). Các tổ chức tín dụng cũng tích cực hỗ trợ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thông qua việc mở rộng cung ứng dịch vụ tài chính ngân hàng, hỗ trợ việc thu mua xuất khẩu nông sản, ổn định giá thu mua nông sản cho nông dân. Tiêu biểu có Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam tham gia Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột tại tỉnh Đăk Lăk với vai trò là ngân hàng ủy thác thanh toán, thực hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các hoạt động giao dịch tại trung tâm đồng thời cung ứng các dịch vụ về tài chính, tín dụng, ngân hàng.

Ngày 19/10/2010, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cũng đã ký kết Thỏa thuận liên ngành với Hội Nông dân Việt Nam để cùng phối hợp thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ.

 Kết quả cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn của các tổ chức tín dụng so với các mục tiêu đề ra cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đề ra đều đạt được. Cụ thể:

- Vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn so với tổng vốn đầu tư toàn ngành kinh tế

Đơn vị triệu đồng

Hình 2.3. Vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn so với tổng vốn đầu tư toàn ngành kinh tế

Nguồn Tổng cục thống kê

Trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2009 vốn đầu tư cho các ngành kinh tế nói chung và cho ngành nông nghiệp tuy có tăng nhưng về cơ cấu không có sự thay đổi lớn. Cơ cấu vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp trong tổng vốn đầu tư thấp chỉ chiếm khoảng 8%. Như vậy so với mục tiêu đề ra thì chỉ tiêu này chưa đạt được.

Mối quan hệ giữa cơ cấu tín dụng và cơ cấu kinh tế nông nghiệp được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 2.4. Đầu tư tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp giai đoạn 2005-2010

Biểu đồ trên cho thấy, giai đoạn 2005-2007 khi dư nợ cho nông nghiệp giảm dần từ 29.59% xuống còn 28.92% thì cơ cấu GDP của lĩnh vực này cũng giảm tương ứng từ 20.97% xuống 20.34%. Riêng năm 2008, do chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng mạnh đặc biệt đối với nhóm ngành lương thực, thực phẩm nên GDP nông nghiệp theo giá thực tế tăng 42% trong khi GDP công nghiệp và dịch vụ chỉ tăng 25% và 29%. Điều này làm cho cơ cấu GDP nông nghiệp tăng so với giai đoạn 2005-2007 đạt 22.21% trong khi tỷ trọng dư nợ giảm nhẹ còn 28.84%.

- Tỷ trọng nguồn vốn vay thương mại trong tổng dư nợ cho vay. Về cơ bản tỷ trọng này có xu hướng ổn định qua các năm. So với mục tiêu đề ra là phải cải thiện tỷ trọng dư nợ cho vay thương mại trong tổng dư nợ là chưa đạt được.

Cho vay thông thường chiếm tỷ trọng trên 80%, cho vay theo chính sách của nhà nước chiếm gần 20%. Cho vay theo cơ chế thông thường đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tập trung vào cho vay các chi phí phục vụ trồng trọt, chăn nuôi của các hộ nông dân (chiếm gần 36%), cho vay chế biến bảo quản nông, lâm, thuỷ sản (chiếm 12%), cho vay phát triển ngành nghề nông thôn chiếm 18%...

Đơn vị %

Hình 2.5. Tổng dư nợ cho vay chính sách trên tổng dư nợ tại các tổ chức tín dụng

Hình 2.6. Biểu Cơ cấu cho vay thông thường tại các tổ chức tín dụng

Nguồn số liệu NHNN

- Giảm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn. Phấn đấu tỷ lệ nợ xấu dưới 5%/tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng cho vay nông nghiệp, nông thôn được đảm bảo. Nợ xấu trong cho vay nông nghiệp, nông thôn được duy trì ở mức thấp trung bình khoảng 2%. Như vậy, trong thời gian qua tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tại các tổ chức tín dụng luôn được duy trì ở mức thấp. Đây là một thành công trong việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Đơn vị %

Hình 2.7. Biểu dư nợ xấu trong tổng dư nợ tại các tổ chức tín dụng

- Về chỉ tiêu dư nợ tín dụng tăng 14 – 16%/năm.

Đến 31/12/2010, tổng dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của các ngân hàng thương mại đạt 381.993,5 tỷ đồng (tăng 30,41% so với 31/12/2009 và tăng 54,91% so với cuối năm 2008). Số khách hàng còn dư nợ vay nông nghiệp, nông thôn đến thời điểm này là hơn 10 triệu hộ dân và 141.000 doanh nghiệp.

Hình 2.8. Biểu dư nợ tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn tại các tổ chức tín dụng

Nguồn số liệu NHNN

Tăng trưởng tín dụng bình quân đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là gần 22%/năm. Như vậy chỉ tiêu này đã vượt kế hoạch để ra. Các hộ nông dân ở nông thôn đã thực sự là chủ thể sản xuất kinh doanh được bình đẳng đối với các đối tượng khách hàng khác trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đã góp phần tạo ra bước phát triển vượt bậc của lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, nhiều sản phẩm nông nghiệp đã trở thành những hàng hoá xuất khẩu chủ đạo, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại.

Hình 2.9. Biểu tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng nông nghiệp, nông thôn tại các tổ chức tín dụng

Nguồn số liệu NHNN

- Nguồn vốn tín dụng ngân hàng tiếp tục tăng dần qua các năm đối với các vùng, khu vực sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn. Tỷ trọng đầu tư vốn vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm trên 28%, tiếp theo là các vùng Đồng bằng Bắc Bộ (18,39%), Duyên hải Miền Trung (17,16%), khu vực Tây Nguyên và Miền núi phía Bắc (9,51% và 11,76%). Nguồn vốn tín dụng đã thực sự “chảy” vào khu vực sản xuất hàng hoá và đã mang lại hiệu quả kinh tế.

Hình 2.10. Dư nợ cho vay các vùng miền tại các tổ chức tín dụng

- Dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng 40%/tổng dư nợ. Dư nợ tín dụng trung, dài hạn luôn chiếm tỷ trọng 40% tổng dư nợ trong giai đoạn từ năm 2006-2010. Chỉ tiêu này đạt được kế hoạch đề ra.

Hình 2.11. Dư nợ cho vay trung dài hạn so với cho vay ngắn hạn qua các năm tại các tổ chức tín dụng

Nguồn số liệu NHNN

Một phần của tài liệu Thực trạng vai trò của ngân hàng nhà nước việt nam đối với tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w