Điều kiện thực hiện các giải pháp

Một phần của tài liệu Thực trạng vai trò của ngân hàng nhà nước việt nam đối với tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Trang 77)

3.3.1. Điều kiện vĩ mô

- Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội: Để đảm bảo môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định tạo điều kiện cho chính sách phát triển bền vững, Chính phủ cần theo đuổi chính sách làm giảm bớt sự biến động kinh tế vĩ mô như sử dụng chính sách tài khóa, tiền tệ thận trọng, ổn định giá cả, duy trì chính sách ngoại hối ổn định và thích hợp. Sự can thiệp của Nhà nước đối với thị trường chỉ dừng lại ở mức hướng dẫn và hỗ trợ thị trường hoạt động theo đúng hướng.

- Quy hoạch chi tiết vùng miền nông thôn về định hướng phát triển kinh tế theo làng nghề, trang trại, cây công nghiệp, nuôi, trồng…làm cơ sở xây dựng phương án sản xuất kinh doanh trên cơ sở đó các ngân hàng tiếp cận đầu tư vốn. Phải giúp các địa phương hiểu được lợi thế của mình nên đầu tư vào đâu thì đạt hiệu quả.

Đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong cả nước bởi đây là một điều kiện cần để người nông dân có thể tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại.

3.3.2. Đối với các tổ chức tín dụng

- Chủ động đề xuất kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước những khó khăn trong triển khai chính sách để Ngân hàng Nhà nước có biện pháp xử lý. Chủ động triển khai cho vay đối với Nông nghiệp, nông thôn như xây dựng đề án cho vay, đào tạo cán bộ, mở rộng mạng lưới…

- Hiện nay, ở khu vực nông nghiệp, nông thôn chỉ có Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là có chiến lược phát triển rõ ràng. Để thực hiện mục tiêu của Đảng và Chính phủ hiện nay về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đồng thời nâng cao tính cạnh tranh của hoạt động ngân hàng đòi hỏi các tổ chức tín dụng phải xây dựng một chiến lược phát triển rõ ràng phục vụ kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Chiến lược phát triển của các tổ chức tín dụng sẽ bao gồm cả chiến lược kinh doanh, kế hoạch phát triển mạng lưới chi nhánh hiệu quả với thời gian biểu cụ thể và kế hoạch tuyển dụng, đào tạo cán bộ

để mở rộng mạng lưới hoạt động,…Ngoài ra, trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn cần có những đặc thù riêng. Chính vì vậy, công tác đào tạo nghiệp vụ tài chính nông thôn cho các cán bộ cũng cần được quan tâm đúng mức và đi kèm là phát triển hệ thống quản lý rủi ro, hệ thống kiểm soát chất lượng phù hợp với đặc thù mang tính thời vụ của sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.

- Các ngân hàng cần lập kế hoạch cho vay tín dụng nông nghiệp nông thôn một cách hợp lý về thời hạn, cơ cấu vốn đầu tư, cũng như hạn mức vốn vay, đảm bảo khai thác tiềm năng kinh tế tự nhiên của mỗi vùng, hình thành các vùng chuyên canh lúa, vùng cây công nghiệp, cây ăn quả, vùng nuôi trồng và khai thác thủy hải sản…có giá trị kinh tế cao phục vụ cho tiêu dung trong nước và xuất khẩu. Chú trọng cho vay đối với hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ gắn với các dự án bao tiêu sản phẩm kinh doanh có hiệu quả thuộc các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã và đang được hình thành, cho vay mở rộng đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu công nghệ sinh học, tạo ra giống cây trồng mới.

- Đối mới toàn diện mô hình tổ chức, mạng lưới kinh doanh, tinh giảm trung gian tăng năng lực cho các đơn vị trực tiếp kinh doanh, đơn giản hóa các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng vai trò của ngân hàng nhà nước việt nam đối với tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w