Kế hoạch thực hiện dự án

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 63)

TỈNH BẮC NINH

3.2.2Kế hoạch thực hiện dự án

Công tác lập kế hoạch hàng năm có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình giải ngân của dự án, kế hoạch lập không sát với thực tế, nếu lập cao sẽ không có tính khả thi, không thực hiện được; ngược lại nếu lập kế hoạch thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người hưởng thụ đến các nhà thầu vì sẽ có tình huống xảy ra là tuy có khối lượng thực hiện nhưng không có nguồn vốn để thanh toán, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, chậm hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng; khối lượng dở dang lớn, giảm hiệu quả vốn đầu tư, gây lãng phí không cần thiết.

Kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cần phải được lập và thông báo sớm hơn cho từng dự án trước ngày 1 tháng 1 hàng năm. Theo đó thì dự toán NSNN phải được Quốc Hội thông qua từ tháng 10 năm trước, sau đó

Chính phủ mới quyết định giao kế hoạch vốn cho từng ngành, từng địa phương, từng tỉnh; sau đó Tỉnh sẽ giao kế hoạch cho từng dự án vào tháng12.

Như trên ta đã thấy trong việc bố trí và giao kế hoạch vốn còn nhiều bất cập như là: nhiều dự án nhóm C thực hiện quá 2 năm do đầu tư dàn trải bố trí không đủ vốn nên không hoàn thành đúng quy định; hay tình trạng bố trí kế hoạch không dựa trên danh mục đầu tư... Để khắc phục tình trạng trên, cần phải thực hiện một số giải pháp sau để kiện toàn và nâng cao chất lượng công tác kế hoạch:

Một là, phải phân định rõ giữa kế hoạch khối lượng và kế hoạch vốn. Kế hoạch khối lượng là khối lượng công việc phải làm trong năm kế hoạch theo tiến độ, khối lượng này phải có trong thiết kế và tổng dự toán, dự toán hạng mục công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt; về mặt giá trị đó là giá trị khối lượng được xác định phải làm trong năm kế hoạch. Kế hoạch vốn (thường gọi là kế hoạch cấp phát vốn đầu tư) là khối lượng vốn đầu tư cần đảm bảo để thanh toán cho giá trị khối lượng hoàn thành đủ điều kiện thanh toán.

Hai là, xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch mà Tỉnh Bắc Ninh đã được phê duyệt. Khi quyết định đầu tư phải ghi rõ mức vốn đầu tư hàng năm. Khi xây dựng kế hoạch vốn hàng năm cần căn cứ vào cơ sở kế hoạch đầu tư mà Tỉnh Bắc Ninh đã được phê duyệt để bố trí kế hoạch vốn. Chỉ sau khi bố trí đủ vốn cho các dự án đang thi công dở dang xong mới bố trí vốn cho các dự án mới. Kiên quyết không quyết định đầu tư tràn lan khi chưa xác định được nguồn vốn để hoàn thành dự án.

Ba là, phải quy định rõ trách nhiệm của từng cấp trong việc bố trí nguồn vốn đầu tư và người ra quyết định đầu tư, phối hợp chặt chẽ với các Sở có liên quan đồng thời thông qua các mục tiêu của các chương trình phát triển kinh tế xã hội để sắp xếp danh mục và tiến độ kế hoạch đối với các dự án có nhu cầu cần ưu tiên của các ngành trong Tỉnh.

Bốn là, trong quy định của Chính phủ mới chỉ có quy định các cơ quan quyết định đầu tư phải đảm bảo cân đối vốn đầu tư để thực hiện dự án nhóm C không quá 2 năm, mà chưa quy định cho dự án nhóm A, B (theo NĐ52/1999/NĐ-CP, NĐ12/2000/NĐ-CP, NĐ 07/2003/NĐ-CP). Nay theo quy định mới là NĐ16/2005/NĐ-CP của Chính phủ "về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình" mới ban hành ngày 07/02/2005 thì có quy định thêm thời gian cho dự án nhóm B là không quá 4 năm.

Năm là, thực hiện chặt chẽ quá trình đầu tư, xóa tình trạng dự án chưa chuẩn bị thủ tục nhưng vẫn được ghi kế hoạch đầu tư như nhiều năm đã và đang xảy ra trên địa bàn Tỉnh.

Sáu là, cải tiến việc giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm theo hướng làm rõ trách nhiệm phải thực hiện các nhiệm vụ như: tổng mức đầu tư phải thực hiện trong năm, số lượng công trình tối đa được phép bố trí trong kế hoạch, hạn chế tình trạng danh mục dự án bị dàn trải theo hình thức "chia vốn" do cơ chế "xin" "cho".

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 63)