Khái quát tình hình phát triển Kinh tế Xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 28)

CHƯƠNGI I: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NSNN CHO ĐẦU TƯ XDCB TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

2.1Khái quát tình hình phát triển Kinh tế Xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

ĐẦU TƯ XDCB TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

2.1 Khái quát tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội trên địa bàn tỉnhBắc Ninh Bắc Ninh

*. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.

Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khoá IX Hà Bắc cũ được chia thành hai tỉnh: Bắc Giang và Bắc Ninh. Tỉnh Bắc Ninh được tái lập và hoạt động theo đơn vị hành chính mới từ ngày 01/01/1997.

Bắc Ninh diện tích tự nhiên là 807,57 Km2, chia thành 8 huyện và thị xã. Có 125 xã phường thị trấn. Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ thuộc phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, Trung tâm xứ Kinh Bắc, là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng, một trong 8 tỉnh kinh tế thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khu vực có mức tăng trưởng cao.

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đối với giáo dục lại ảnh hưởng đến việc đi lại của học sinh và sự phân công giáo viên, cán bộ quản lý.

Giao lưu kinh tế của cả nước, tạo cho Bắc Ninh nhiều lợi thế về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

* Dân số và nguồn lực:

Năm 2004 dân số Bắc Ninh là 987.000 người, trong đó nữ chiếm 51,73% tổng dân số của tỉnh. Tốc độ tăng dân số tự nhiên năm 2004 là 1,09% (năm 2002: 1,16%).

Là một trong những tỉnh có mật độ dân số cao đứng thứ 6 trong cả nước.

Mật độ dân số bình quân toàn tỉnh là 1.226 người/km2.

Cơ cấu dân số giữa thành thị và nông thôn chưa có sự biến đổi lớn: dân số thành thị năm 2004 chiếm 10,47% so với toàn tỉnh.

Tổng số người trong độ tuổi lao động của tỉnh Bắc Ninh năm 2005 chiếm 624.000. Tỷ lệ thất nghiệp không cao, trong 5 năm 2001 - 2005 mức độ tăng dân số trong tuổi lao động tăng hàng năm khoảng 27,8 ngàn, với tốc độ bình quân 5,16%/năm. Nguồn lực chủ yếu trong tỉnh ở khu vực nông thôn. Nguồn nhân lực trẻ chiếm tỷ lệ cao một mặt là lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mặt khác cải tạo trực tiếp lên hệ thống Giáo dục, giải quyết việc làm cho người lao động còn rất lớn.

- Chất lượng NNL được thể hiện chủ yếu qua trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ CMKT. Trình độ học vấn của NNLBN cao hơn so với mức trung bình cả nước (Tuy chỉ còn 1,12% NNL mù chữ, 6,92 % chưa tốt nghiệp Tiểu học, 70,6% TN Tiểu học và THCS nhưng số TN THPT chỉ 21,36%).

Năm 2003 tỷ lệ lao động qua đào tạo CMKT của Bắc Ninh là 24,8% trong đó có bằng CMKT trở lên chiếm 11,3%. Như vậy chất lượng NNL Bắc Ninh cao hơn mức trung bình cả nước (20,99% và 11,8%). Năm 2005 tỷ lệ lao động trên đạt 28%.

Trình độ phát triển của NNL còn thể hiện qua trình độ phân công lao động theo nhóm ngành/ ngành. Tổng số lao động đang làm việc 551,7 nghìn người. (2003). Trong đó khoảng 376,2 ngàn (68,2%) làm việc trong nhóm ngành nông lâm ngư, 107,7 ngàn người (1980) làm việc trong nhóm CN và XD mà 70,7 ngàn người (12,8%) làm việc trong khu vực dịch vụ.

Về giải quyết việc làm trong 5 năm 2001 - 2005 bình quân mỗi năm Bắc Ninh đã góp được việc làm cho 14.000 lao động tăng 27% so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 16 (2001 - 2005). Góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp (4,87%) tăng lên số sử dụng thời gian lao động nông thôn 78,76% (cao hơn so với Đồng Bằng Sông Hồng là (78,25 %) giảm tỷ lệ đói nghèo theo tiêu chuẩn mới còn 4,5% (2005), đồng thời cải thiện một sống của dân cư.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 28)