CHƯƠNGI I: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NSNN CHO ĐẦU TƯ XDCB TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
2.1.2 Về phát triển Văn hoá – Xã hộ
Bắc Ninh là tỉnh có lịch sử văn hoá lâu đời, dân cư Bắc Ninh là dân cư nông nghiệp cấy lúa. Cùng với nông nghiệp Bắc Ninh cũng sớm có những làng nghề chuyên sản xuất một mặt hàng thủ công với mỹ nghệ tinh xảo: nghề gốm Phù Lãng, nghề rèn sắt ở Đa Hội, nghề đóng đồ gỗ, điêu khắc gỗ ở Phù Khê, nghề làm giấy ở Phong Khê, nghề làm tranh dân gian ở Đông Hồ...
Bắc Ninh là quê hương quan họ, một vùng đất lịch sử rất mực anh hùng, một vùng văn hoá là nền tảng của văn hoá, văn minh Đại Việt - Thăng Long, một địa bàn giao lưu với nhiều nền văn hoá, văn minh các nước lân bang và luôn chứng tỏ một bản lĩnh văn hoá vững vàng, mang bản sắc riêng.
Bắc Ninh là miền đất ''địa linh nhân kiệt'' một trong những cái nôi của nền văn minh sông Hồng, có truyền thống hiếu học, khoa bảng nổi tiếng của cả nước, là nơi sinh ra '' Một giỏ ông đồ, một bồ ông cống, một đống ông nghè, một bè tiễn sỹ, một bị trạng nguyên, một thuyền bảng nhãn''.
Đảng bộ Bắc Ninh là một Đảng bộ sớm có truyền thống cách mạng, là quê hương của các đồng chí đảng viên ưu tú: Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ,
Hoàng Quốc Việt ... với gần ba vạn đảng viên đã được rèn luyện, thử thách và trưởng thành.
Nhân dân Bắc Ninh lao động cần cù, thông minh, sớm tích luỹ được kinh nghiệm trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp và nhạy cảm với kinh tế thị trường. Đời sống nhân dân nhìn chung ổn định, một bộ phận khá lên hẳn không có hộ thiếu đói gay gắt.
Tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hộiđược các cấp uỷ Đảng, chính quyền và trực tiếp ngành công an quan tâm chỉ đạo. Ở các địa bàn, khu vực trọng điểm được chú ý phân công cán bộ nắm tình hình kịp thời để có hướng giải quyết vấn đề nảy sinh. Từ đó tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được giữ vững và ổn định phục vụ sự nghiệp phát triển Kinh tế - xã hội. Bộ mặt làng quê thay đổi rõ nét. Phong tục, tập quán, lễ hội của làng quan họ đậm đà bản sắc dân tộc.
Tuy nhiên tỉnh Bắc Ninh đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Đó là:
+ Nhịp độ phát triển kinh tế nhanh, nhưng chưa thật bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chưa đồng bộ.
+ Chậm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các thành phần kinh tế phát triển.
+ Việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào sản xuất và đời sống còn hạn chế. Môi trường ở một số cơ sở đang bị xâm hại, nhất là ở các làng nghề. Tình trạng không có việc làm ở đô thị và thừa nhân công ở nông thôn càng trở nên gay gắt. Một bộ phận nhân dân còn khó khăn về đời sống do một số địa phương lấy đất để xây dựng các khu công nghiệp.
+ Một số vấn đề bức xúc về xã hội trong đó chuyển biến tích cực. Tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, văn hoá độc hại ... tác động xấu đến tư tưởng, đạo đức.
+ Công tác tổ chức cán bộ còn thiếu sót, xây dựng quy hoạch chậm, cơ cấu cán bộ chưa hợp lý. Còn bộ phận nhỏ cán bộ suy thoái về đạo đức, lối sống...