Để tìm hiểu đặc tính SV của asen trên HMDE, khảo sát đƣờng von-ampe vòng của dung dịch AsIII 50 ppb trong các điều kiện khác nhau (quét thế từ -400 đến -900 mV, tốc độ quét thế v = 20 mV/s, tốc độ khuấy = 800 rpm):
Trường hợp A: dung dịch chứa AsIII 50 ppb; CuII 50 ppm; HCl 1,3 M; AA 0,5 mM. Không điện phân làm giàu.
Trường hợp B: dung dịch chứa AsIII 50 ppb; CuII 50 ppm; HCl 1,3 M; AA 0,5 mM. Điện phân làm giàu ở -420 mV trong 30 s.
Trường hợp C: dung dịch chứa AsIII 50 ppb; CuII 50 ppm; HCl 1,3 M; AA 0,5 mM; Na-DDTC 250 nM. Điện phân làm giàu ở -420 mV trong 30 s.
Trường hợp D: dung dịch chứa AsIII 50 ppb; CuII 50 ppm; HCl 1,3 M; AA 0,5 mM; Na-DDTC 250 nM. Điện phân làm giàu ở -420 mV trong 30 s. Sau khi quét thế vòng 1, thêm tiếp 50 ppb AsIII, điện phân làm giàu và quét thế vòng 2.
Trường hợp E: dung dịch chứa AsIII 50 ppb; HCl 1,3 M; AA 0,5 mM; Na- DDTC 250 nM. Điện phân làm giàu ở -420 mV trong 30 s.
Trường hợp F: dung dịch chứa AsIII 50 ppb; CuII 50 ppm; HCl 1,3 M; AA 0,5 mM; Na-DDTC 250 nM. Không điện phân làm giàu.
Trường hợp G: dung dịch chứa AsIII 50 ppb; CuII 50 ppm; HCl 1,3 M; AA 0,5 mM; Na-DDTC 250 nM. Điện phân làm giàu ở -420 mV trong 30 s. Sau khi quét thế vòng 1, tiếp tục quét thế vòng 2, không điện phân làm giàu.
46
Hình 3.1. Các đƣờng von-ampe vòng của dung dịch AsIII 50 ppb trên HMDE trong các điều kiện dung dịch nền và chế độ điện phân khác nhau.
Điều kiện thí nghiệm (viết tắt là ĐKTN): Estart: -400 mV; Eend: -900 mV; : 800 rpm; v: 20 mV/s; (A): AsIII 50 ppb; CuII 50 ppm; HCl 1,3 M; AA 0,5 mM. Không điện phân làm giàu.
(B): nhƣ A, nhƣng có điện phân làm giàu ở -420 mV, 30 s; (C): nhƣ B, nhƣng có thêm Na- DDTC 250 nM; (D): nhƣ C, nhƣng quét thế có điện phân làm giàu 2 vòng, vòng 2 thêm 50 ppb AsIII. (E): nhƣ C, nhƣng không có CuII; (F): nhƣ C, nhƣng không điện phân làm giàu;
(G): nhƣ C, nhƣng quét thêm vòng 2 không điện phân làm giàu;
Đƣờng von-ampe vòng A và B cho phép khẳng định tác dụng của giai đoạn điện phân làm giàu khi phân tích AsIII bằng phƣơng pháp CSV truyền thống (có mặt CuII). Trên đƣờng B, trong chiều quét anot (từ -900 về -400 mV), không xuất hiện đỉnh, quá trình điện cực là hoàn toàn không thuận nghịch.
47
Sau khi thêm Na-DDTC (phối tử hữu cơ tạo phức đƣợc với CuII, AsIII và một số ion kim loại khác [128]) vào dung dịch phân tích, điện phân làm giàu; khi quét thế theo chiều catot thì xuất hiện đỉnh hòa tan nhƣ trƣờng hợp B, nhƣng cao hơn, đồng thời chuyển dịch nhẹ về hƣớng thế âm hơn (C). Nhƣ vậy, sự có mặt của Na-DDTC đã làm tăng độ nhạy của phép phân tích AsIII. Thêm tiếp 50 ppb AsIII vào dung dịch, điện phân làm giàu và quét thế vòng 2. Đỉnh hòa tan vẫn xuất hiện ở vị trí cũ, nhƣng cao hơn khoảng 2 lần (D). Điều này cho phép khẳng định, đỉnh hòa tan này là của asen.
Quét thế nhƣ ở C, nhƣng không thêm CuII vào dung dịch thì đỉnh hòa tan của AsIII không xuất hiện, mặc dù trong dung dịch đã có chứa Na-DDTC (E). Kết quả thí nghiệm này không phù hợp với công bố của Carvalho [30], khi tác giả này dùng Na-DDTC nhƣ một phối tử để xác định trực tiếp AsIII bằng phƣơng pháp AdSV, không thêm CuII. Đƣờng von-ampe vòng F cho thấy, giai đoạn điện phân làm giàu là yếu tố không thể thiếu khi cần phân tích asen theo hƣớng này.
Khi quét thế 2 vòng liên tiếp (G), nếu không điện phân làm giàu ở lần quét thứ 2, thì không ghi đƣợc đỉnh hòa tan của asen. Nhƣ vậy, sau quá trình quét thế anot, asen tích tụ trên điện cực đã bị hòa tan hết.
Nhƣ vậy, mặc dù cơ chế của các quá trình xảy ra trên điện cực cũng nhƣ trong dung dịch vẫn chƣa đƣợc hiểu rõ, nhƣng kết quả thí nghiệm thể hiện trên các đƣờng von-ampe vòng thu đƣợc cho phép khẳng định, có thể tiến hành phân tích AsIII bằng phƣơng pháp CSV trên điện cực HMDE, với dung dịch chứa đồng thời CuII và Na-DDTC, sau khi điện phân làm giàu ở thế và thời gian thích hợp.