Nhận xét về các phƣơng pháp phân tích AsIII đã khảo sát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định lượng vết Asen trong môi trường nước bằng phương pháp Von-ampe hòa tan (Trang 94)

Kết quả các thí nghiệm đã trình bày trong các phần trên cho phép rút ra một số nhận xét nhƣ sau:

1. Cả hai phƣơng pháp CSV và ASV để phân tích AsIII đã khảo sát đều cho phép phân tích đƣợc AsIII trong nƣớc với GHPH thấp hơn nhiều so với quy định về nồng độ tối đa cho phép của asen trong nƣớc ăn uống (10 ppb) theo “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam về chất lƣợng nƣớc ăn uống” (QCVN 01:2009/BYT) [2], trong đó DP-ASV/AuFE ex-in có GHPH thấp nhất:

DP-CSV khi có mặt Na-DDTC: 1,3 ppb AsIII; DP-ASV dùng AuFE ex-situ: 0,7 ppb AsIII; DP-ASV dùng AuFE ex-in: 0,4 ppb AsIII.

2. Độ đúng của kết quả phân tích mẫu PTN bằng các phƣơng pháp đã khảo sát đều nằm trong phạm vi cho phép tính theo hàm Horwitz.

3. Phƣơng pháp DP-ASV sử dụng cả hai loại điện cực màng vàng đều có độ nhạy (117,4 nA/ppb với AuFE ex-situ và 109,1 nA/ppb với AuFE ex-in) tốt hơn phƣơng pháp DP-CSV (4,4 nA/ppb) để phân tích AsIII.

4. Phƣơng pháp DP-ASV phân tích AsIII dùng AuFE ex-in đã cải thiện đáng kể độ lặp lại của Ip, cho phép đạt đƣợc GHPH thấp và khoảng tuyến tính rộng hơn khi dùng AuFE ex-situ.

5. Tất cả các phƣơng pháp trên đều bị ảnh hƣởng bởi một số anion và cation, nhƣng ảnh hƣởng chỉ xảy ra ở mức nồng độ ion cản trở khá cao. Vì vậy, các ảnh hƣởng này không đáng lo ngại trong thực tế.

93

Bảng 3.42. Nhận xét về 2 phƣơng pháp DP-CSV và DP-ASV để xác định AsIII.

PP. phân tích Đại lƣợng

DP-CSV/HMDE (Na-DDTC)

DP-ASV

AuFE ex-situ AuFE ex-in

Độ lặp lại (RSD%) 4,5 (5 ppb, n = 11) 8,6 (5 ppb, n = 20) 3,5 (5 ppb, n = 20) GHPH (ppb) 1,3 0,7 0,4 Độ nhạy (nA/ppb) 4,4 117,4 109,1 Khoảng tuyến tính (ppb) 4,5 60 3 25 2 80 Độ đúng Tốt Tốt Tốt

Ảnh hƣởng của ion cản Không đáng kể Không đáng kể Không đáng kể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định lượng vết Asen trong môi trường nước bằng phương pháp Von-ampe hòa tan (Trang 94)