Địa hình dòng chảy và tích tụ hỗn hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý tai biến xói lở bờ biển khu vực từ cửa Thuận An đến mũi Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Hue (Trang 47)

Các dạng địa hình do dòng chảy là các bậc thềm sông, bãi bồi hiện đại và các gờ cao ven lòng giống nhƣ những đê thiên nhiên phân bố chủ yếu dọc theo hai bên bờ sông Hƣơng và sông Bồ.

Các bề mặt bãi bồi có tuổi khác nhau mặc dù có hình thái và thành phần vật chất rất khác biệt lại không đƣợc phân biệt bởi độ cao địa hình. Độ cao của các bãi bồi thƣờng đạt đƣợc vị trí cân bằng với động lực của dòng chảy lũ, một số bãi bồi

ven lòng khá trẻ lại có độ cao lớn hơn các bãi bồi cao có tuổi cổ hơn. Trên ảnh Radarsat chụp ngày 7/11/1999, tƣơng ứng với mực nƣớc cấp báo động III, các bề mặt bãi cát ven lòng và nhiều nơi chính là các nón tích tụ của dòng chảy vào thời điểm lũ cao nhất đã không còn bị ngập nƣớc và thể hiện bằng tôn màu sáng. Tuy nhiên các bãi bồi ven lòng này lại thƣờng chịu ảnh hƣởng mạnh bởi lũ do chúng nằm cạnh trục động lực dòng chảy mùa lũ. Nhiều khu dân cƣ và các khu vực kinh tế của dân đã bị thiệt hại nặng nề do lũ khi xây dựng trên chúng.

Bãi bồi là địa hình nguồn gốc sông phân bố rộng rãi nhất trên đồng bằng khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở độ cao tƣơng đối - cũng chính là khả năng và mức độ ngập nƣớc, đặc điểm cấu tạo trầm tích, các bãi bồi đƣợc chia thành các bề mặt khác nhau.

Bãi bồi cao các sông suối có độ cao 4 - 8m phân bố thành các dải khá rộng ở phần đỉnh của tam giác châu sông Hƣơng. Bề mặt bãi bồi nghiêng thoải theo hƣớng xa dần lòng sông. Dọc bề mặt bãi bồi bị cắt bởi lòng sông cổ và hiện đại thƣờng phân bố ở các gờ cao ven lòng. Đây cũng là những sản phẩm đƣợc thành tạo liên quan đến hoạt động của dòng chảy tràn bờ vào mùa lũ sông. Các bãi bồi cao của các thung lũng sông chuyển tiếp dần sang bề mặt tích tụ biển - vũng vịnh tuổi Holocen giữa. Dạng địa hình này thƣờng chỉ bị ngập ở mức lũ báo động III.

Các bãi bồi trung, cao 2 - 4m phân bố khá rộng dọc theo sông Hƣơng. Bề mặt địa hình bằng phẳng và nghiêng thoải theo hƣớng xa dần lòng sông. Các bãi bồi trung này - thƣờng là bờ sông nơi dân cƣ tập trung sinh sống rất đông ở đồng bằng - thƣờng chỉ bị ngập khi nƣớc trong sông bắt đầu tràn bờ tƣơng ứng với cấp báo động II.

Các bãi bồi thấp có độ cao 1 - 2m phân bố rộng rãi trên các thung lũng sông suối. Bãi bồi đƣợc thành tạo liên quan với sự dịch chuyển đai uốn khúc của sông Hƣơng. Bề mặt các bãi bồi nghiêng thoải theo hai phía: xa dần lòng sông và theo hƣớng dòng chảy. Ở phần rìa các bãi cũng phát triển các gờ cao ven lòng. Khi nƣớc sông tràn bờ, do tính chất của dòng chảy tràn và quy luật vận chuyển phù sa chúng thƣờng tạo ra các dạng gờ cao ven lòng có tính chất nhƣ những con đề thiên nhiên

tạo ra dạng địa hình nổi cao và nghiên thoải về hai phía của bờ sông. Do chính đặc điểm nổi cao của dạng địa hình này đã tạo tiền đề cho sự xuất hiện và phát triển các khu dân cƣ trên đó. Khi xuất hiện lũ, vào thời điểm nƣớc bắt đầu tràn bờ thì chúng trở thành nhân tố tích cực cho sự hình thành các dòng chảy sang hai bên bờ sông, kèm với đó là các các quá trình xâm thực và tích tụ cũng xảy ra mạnh mẽ. Đến khi nƣớc rút thì các con đê này lại trở thành những vật cản không cho nƣớc chảy trở lại sông gây ra tình trạng ngập úng rất lâu cho các vùng phía sau đê. Các bãi bồi thấp nằm ở ven lòng sông và thƣờng bị ngập ngay khi mực nƣớc trong sông bắt đầu dâng lên ứng với mức báo động cấp I.

Ngoài ra trên cơ sở nghiên cứu các dấu hiệu địa mạo có thể vạch ra đƣợc những hệ thống lòng sông và lạch triều cổ trên đồng bằng. Các dạng địa hình này phân bố ở phía tây, tây-bắc và đông bắc của thành Huế. Dân cƣ trong vùng thƣờng tập trung sinh sống rất đông ở đây, trên các bề mặt nổi cao nguyên là các gờ cao ven lòng khi các lòng sông này còn hoạt động, hoặc canh tác trên các dải trũng - dấu ấn của các lòng sông cổ. Các dấu tích này là những vị trí xung yếu mà mỗi khi lũ tràn bờ có thể làm sống lại những dòng chảy trên đồng bằng với vai trò nhƣ một con sông thực thụ, gây ra những tác hại bất ngờ gây nguy hiểm cho tính mạng ngƣời dân cũng nhƣ thiệt hại về mùa màng. Việc nghiên cứu và vẽ lại chính xác các hệ thống dòng chảy này có vai trò rất quan trọng trong việc xác định hƣớng chảy và vị trí những đƣờng trục động lực của các dòng chảy trong lũ, từ đó để các biện pháp phòng chống hữu hiệu.

6. Bãi bồi cao tuổi Holocen sớm - giữa (aQ21-2)

Các bãi bồi tuổi Holocen sớm – giữa có độ cao 4-6m, phân bố trên hầu hết các thung lũng sông suối. Chúng đƣợc phân biệt với các bãi bồi thấp hơn bởi hình thái bề mặt tƣơng đối bằng phẳng. Giáp vách của bãi bồi cao với lòng hoặc bãi bồi thấp thƣờng phát triển các gờ cao ven lòng kéo dài theo hƣớng dòng chảy. Bề mặt bãi bồi cao đƣợc cấu tạo bởi bột sét lẫn cát màu xám vàng.

7. Bãi bồi thấp tuổi Holocen giữa – muộn (aQ2 2-3

Bãi bồi thấp phân bố chủ yếu ở phần trung và hạ lƣu các sông suối, chúng có diện phân bố rộng nhất ở phần hạ lƣu sông Hƣơng đó là các dạng địa hình gò nổi giữa sông, có độ cao 2-3m, hơi trũng ở trung tâm do sự phát triển của các gờ cao ven lòng.

8. Lòng sông và bãi cát ven lòng (aQ2 3

)

Đây là phần địa hình chịu tác động thƣờng xuyên của dòng chảy hiện tại. Các bãi cát ven lòng có diện tích nhỏ hẹp phân bố dọc hai bờ sông Hƣơng và một số chi lƣu đổ nƣớc vào sông Hƣơng, phân bố ở phần bờ lồi các khúc uốn, vi địa hình có dạng gò đống không phẳng. Cấu tạo nên bề mặt này chủ yếu là cát hạt trung, phần trên mặt lẫn cát hạt nhỏ và bột sét màu xám vàng. Hình thái các bãi cát bị thay đổi hàng năm trong mùa mƣa.

9. Lòng sông và các bãi bồi, thềm sông không phân chia

Thành tạo này phân bố chủ yếu dọc các sông trên dải đồng bằng hiện đại, một số đoạn sông đã ở vào giai đoạn cuối, thƣờng không có nƣớc vào mùa khô hoặc trở thành những đoạn sông chết.

10. Bề mặt tích tụ hỗn hợp sông-sườn tích-lũ tích

Đây là dạng địa hình phân bố dạng dải rìa đồng bằng, nơi chuyển tiếp lên vùng núi thấp. Các sông suối nhỏ cùng với các mƣơng xói đã vận chuyển các vật liệu bở rời phong hóa trên các sƣờn dốc đến chân núi tích tụ lại do giảm về độc dốc và tốc độ dòng chảy. Cấu tạo bề mặt chủ yếu là bột, sạn lẫn cuội có độ mài tròn kém. Chúng là các sản phẩm phong hóa của các đá granit biotit và granit hai mica, thuộc phức hệ Hải Vân tuổi Trias muộn. Trong phạm vi nghiên cứu chúng phân bố rộng ở Phú Lộc, nơi có sông Bù Lu chảy qua.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý tai biến xói lở bờ biển khu vực từ cửa Thuận An đến mũi Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Hue (Trang 47)