Yếu tố nhân sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý tai biến xói lở bờ biển khu vực từ cửa Thuận An đến mũi Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Hue (Trang 41)

Việc phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phƣơng thƣờng đi kèm với sự xáo trộn các thành phần tự nhiên dƣới tác động của con ngƣời, làm thay đổi diện mạo địa hình và các quá trình địa mạo. Ở khu vực nghiên cứu có các hoạt động nhân sinh gây ảnh hƣởng đến địa hình nhƣ nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch, xây dựng các khu nghỉ dƣỡng cao cấp ven bờ biển,…

Bãi biển Thuận An bao gồm cả xã Phú Thuận thuộc huyện Phú Vang và bãi biển xã Vinh Hiền thuộc huyện Phú Lộc đã trở thành các điểm du lịch tắm biển rất hấp dẫn cả khách trong nƣớc, lẫn khách nƣớc ngoài. Ngoài ra, các thắng cảnh sơn thủy hữu tình ở khu vực vụng Cầu Hai-cửa Tƣ Hiền cũng đƣợc đánh giá có tiềm năng phát triển du lịch. Hệ thống đầm phá Tam Giang-Cầu Hai cũng là nguồn tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả tài nguyên sinh vật và tài nguyên không sinh vật phục vụ phát triển du lịch. Mặc dù có tiềm năng phát triển kinh tế du lịch to lớn, nhƣng hiện nay, các nguồn tài nguyên phục vụ cho lĩnh vực kinh tế này cũng đang đứng trƣớc những thách thức lớn, nhƣ mâu thuẫn giữa quy hoạch phát triển kinh tế vùng với các hoạt động du lịch, mâu thuẫn giữa tiềm năng và hiện thực (nhƣ các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị phá hủy-bãi biển bị xói lở và ngày cang bị thu hẹp, các nguồn tài nguyên sinh vật bị khai thác quá mức, v.v.).

Mặt khác, khi xây dựng các công trình phục vụ cho du lịch đã làm thay đổi cấu trúc địa hình bãi, đây cũng là nguyên nhân là gia tăng xói lở bờ biển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý tai biến xói lở bờ biển khu vực từ cửa Thuận An đến mũi Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Hue (Trang 41)