Địa hình do hỗn hợp biển và đầm lầy ven biển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý tai biến xói lở bờ biển khu vực từ cửa Thuận An đến mũi Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Hue (Trang 52)

Khu vực nghiên cứu có 14 dạng địa hình đƣợc hình thành do hỗn hợp biển và đầm lầy ven biển, trên bản đồ địa mạo đƣợc thể hiện bằng các dơn vị thành tạo sau:

14 . Thềm mài mòn cao 40-60m. tuổi Pleistocen giữa (mQ12)

Thềm kéo dài từ xã Thủy Phƣơng đến xã Thủy Phú, bề mặt thềm khá rộng và đƣợc bảo tồn tốt. Bề mặt thềm cao 40-60m bị phân cắt, xâm thực mạnh, tạo địa hình dạng vòm thoải. Trên bề mặt này rải rác gặp cuội thạch anh mài tròn tốt. Đá gốc cấu tạo nên thềm bị phong hóa mạnh mẽ, kiểu mặt cắt vỏ phong hóa chủ yếu là feralit với bề dày đạt trên l0m.

15. Thềm mài mòn - tích tụ cao 20-30m. tuổi đầu Pleistocen muộn (mQ13a)

Bề mặt thềm này phân bố khá rộng trong khu vực nghiên cứu, chúng nằm ngay phía dƣới thềm thềm 40 – 60m, đƣợc quan sát thấy tại xã Thủy An, Thủy Đƣờng và Lộc Hỏa. Chiều rộng của thềm từ vài trăm mét đến trên dƣới hai nghìn mét.

Bề mặt bị phân cắt yếu bởi các máng xói, tạo địa hình dạng vòm thoải. Trên thềm gặp nhiều cuội thạch anh mài tròn tốt. Đá granođiorit cấu tạo nên thềm bị phong hóa mạnh tạo vỏ ferosialit có chiều dày đạt trên l0m.

Thềm mài mòn 20-30m có bề mặt rộng, nền móng vững chắc, khá thuận lợi cho việc xây dựng các công trình lớn.

16. Thềm mài mòn - tích tụ cao l0-15m, tuổi cuối Pleistocen muộn (mQ13b)

Thềm phần bố từ xã Thủy Đƣờng đến xã Lộc Sơn, kéo dài theo hƣớng tây bắc – đông nam. Chiều rộng thay đổi từ 500-3000m. Bề mặt nghiêng thoải từ chân vách mài mòn về phía biển, chúng bị phân cắt bởi các khe suối, tạo địa hình gò thoải. Đá gốc cấu tạo thềm bị phong hóa mạnh, tạo vỏ ferosialit dày trên l0m.

17. Thềm tích tụ cát biển cao 8-15m, tuổi cuối Pleistocen muộn (mQ13b)

Thềm cao 10 - 15m còn đƣợc bảo tồn khá tốt phân bố ở phía bắc giáp với Quảng Trị và ở phía nam của đồng bằng Huế. Chúng có chiều rộng vài kilomet và nằm kéo dài song song với bờ biển. Thềm này vẫn chịu tác động của gió và có các dòng chảy tạm thời khi mùa mƣa đến. Độ cao trung bình của thềm khá ổn định từ 8 - 10m ở phía bắc và nghiêng thoải về phía nam còn 6 - 7m. Đây là dạng địa hình cổ không bao giờ bị ngập lũ, thậm chí là lũ thế kỷ. Tuy nhiên sự có mặt của chúng trên đồng bằng lại gây ảnh hƣởng trực tiếp tới khả năng tiêu thoát nƣớc của vùng đồng bằng, gây ra hiện tƣợng ngập úng kéo dài.

18. Thềm tích tụ cát biển cao 4-6m, tuổi Holocen giữa (mQ22)

Thềm biển cao 4 - 6m đƣợc thành tạo liên quan đến biển tiến Flandrian phân bố thành dải hẹp ở ven rìa phía đông và cắt vào các thềm cát biển cao 10 - 15m. Phần giáp biển, mặt thềm bị gió cải biến thành những đụn cát cao 10 - 20m, thậm chí cao tới 30m và nằm kéo dài dọc theo bờ biển nhƣ những con đê ngăn toàn bộ đồng bằng Huế với biển. Địa hình này không bị ngập lũ nhƣng thƣờng bị ngập úng ở phần đỉnh, mặt khác chúng có vai trò nhƣ những con đê gây cản trở khả năng tiêu thoát nƣớc cho vùng đồng bằng ở phía trong.

19. Thềm tích tụ cát biển cao 2-3m, tuổi đầu Holocen muộn (mQ2 3a

)

Thềm cao 2 - 3m là thềm tích tụ trẻ nhất, có chiều rộng chỉ đạt vài trăm mét đến trên 1000m, song nằm kéo dài khá liên tục dọc theo bờ biển hiện đại. Phần lớn chúng là bãi biển cổ và val bờ mới đƣợc nâng lên. Bề mặt nghiêng thoải của thềm đƣợc giới hạn phía trên bởi vách cắt vào các đụn cát do gió hoặc thềm 4 - 6m, giới hạn dƣới bởi vách biển hiện đại. Cấu tạo nên thềm biển 2 -3 m là cát thạch anh màu xám vàng, có đƣờng kính trung bình từ 0,15 – 0,34 mm, độ chọn lọc tốt với hệ số SO từ 1,29 – 1,59.

Bề mặt bãi biển hiện đại phân bố dọc các đƣờng bờ tích tụ. Các bãi biển có chiều rộng từ 20 đến l00m, địa hình nghiêng thoải ra phía mép nƣớc. Cấu trúc của bãi biển trong khu vực nghiên cứu gồm 3 phần, từ mép nƣớc trở vào gồm:

Bãi triều thấp: Địa hình nghiêng thoải về phía biển, giới hạn phía trong bởi vách cao l-l,5m (tƣơng ứng với mức nƣớc thủy triều). Cấu tạo bãi triều thấp là cát lẫn ít vỏ động vật vỡ vụn.

Bãi triều cao: Rộng 20-60m, bề mặt nghiêng thoải về mép nƣớc, phía trong thƣờng có dạng gò đống do sập lở các vách mài mòn. Trầm tích là cát chứa ilmenit. Vách sóng vỗ: Đây là dạng địa hình khá đặc trƣng cho suốt dải bờ tích tụ cát ở Quảng Công, Cửa Tƣ Hiền,... các vách này cắt vào các công trình dân dụng, gây sụp lở. Vách cao 2-3m, chủ yếu đƣợc thành tạo vào các mùa mƣa bão.

21. Bề mặt tích tụ biển – vũng vịnh cao 8-12m, tuổi cuối Pleistocen muộn (mbQ13b)

Trong khu vực nghiên cứu, đơn vị địa mạo này phân bố rất nhỏ, nằm dƣới chân núi Khê Tai. Bề mặt cao khoảng 8-12m, địa hình tƣơng đối bằng phẳng.

22. Bề mặt tích tụ biển – vũng vịnh cao 4-6m, tuổi Holocen giữa (mbQ22)

Đơn vị địa mạo này phân bố chủ yếu ở khu vực Quảng Vinh, phía Tây Nam cồn cát cổ, bề mặt địa hình tƣơng đối bằng phẳng, có độ cao trung bình từ 4 – 6m. Thành phần vật chất chủ yếu là cát nhỏ, cát hạt mịn có màu nâu xám. Hiện tại, bề mặt địa hình đang đƣợc trồng các cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ ngô, đậu, lạc.

23. Bề mặt tích tụ biển – vũng vịnh cao 1-3m, tuổi đầu Holocen muộn (mbQ2

3a )

Trong khu vực nghiên cứu, đơn vị địa mạo này có diện phân bố rất nhỏ, nằm ở khu vực Lộc Hòa.

24. Bề mặt tích tụ đầm lầy ven biển, tuổi cuối Holocen muộn (bQ23b)

Đơn vị địa mạo này phân bố thành dải hẹp nằm ở 2 phía của hệ thống đầm phá Tam Giang-Cầu Hai. Bề mặt này chỉ cao khoảng 0,5-1,0 mét so với mặt nƣớc đầm hiện nay. Bề mặt rất bằng phẳng và gần nhƣ nằm ngang. Chiều rộng của nó

thay đổi từ khoảng 200 đến 400 mét. Nó đƣợc tách biệt một cách rõ rệt với bề mặt tích tụ do sóng tuổi Holocen giữa ở phía đông-bắc và phía tây-nam là bề mặt đầm phá hiện nay. Trầm tích cấu tạo nên bề mặt này là cát mịn nâu xám đến xám đen do nhiễm chất hữu cơ. Với tính chất địa hình và trầm tích nhƣ vậy chứng tỏ nó đƣợc hình thành trong điều kiện môi trƣờng tƣơng đối yên tĩnh-đó là môi trƣờng đầm phá. Tuổi của nó đƣợc xác định là Holocen muộn. Hiện nay, bề mặt này đƣợc cải tạo trồng lúa và trồng màu, đôi nơi đƣợc cải tạo làm đầm nuôi hải sản.

26. Bề mặt tích tụ biển – gió tuổi Holocen muộn (mvQ2 3

)

Đơn vị địa mạo này có sự phân bố khá rộng rãi trong vùng nghiên cứu. Nó tạo thành một dải kéo dài song song với đƣờng bờ biển hiện đại từ Điền Hƣơng đến cửa Thuận An, và từ cửa Thuận An đến cửa Tƣ Hiền. Độ cao của nó thay đổi từ 4-5 mét đến 15-20 mét, thậm chí còn cao hơn. Còn chiều rộng thì bị thu hẹp dần từ tây- bắc xuống đông-nam đến cửa Thuận An, còn chiều rộng của dải cát từ Thuận An đến Tƣ Hiền cũng bị thu hẹp từ phần trung tâm về 2 phía cửa. Thành phần trầm tích cấu tạo nên bề mặt này là cát. Sau khi đƣợc thành tạo và thoát khỏi mực nƣớc biển, bề mặt này đã bị gió làm biến đổi và vun cao thành những cồn cát do gió. Do đó, đơn vị địa mạo này đƣợc cho là có nguồn gốc-biển gió. Nhƣng điều này cũng không làm thay đổi những đặc điểm hình thái ban đầu của nó do biển tạo nên. Chẳng hạn, ở khu vực xã Hải Dƣơng, huyện Hƣơng Trà (phía bắc cửa Thuận An) vẫn còn quan sát đƣợc sự xen kẽ giữa các dải cát nổi cao và các bàu nƣớc. Hoạt động của gió chỉ thể hiện ở phần đỉnh và sƣờn phía lục địa của nó (hình 6).

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, có thể thấy rằng, bề mặt này có thể có cả các yếu tố của thời kỳ cổ hơn (có thể là Pleistocen muộn, phần muộn?). Bởi vì, về mặt hình thái, các dải cát nằm phía ngoài đầm-phá đều có cấu tạo bất đối xứng: Sƣờn phía biển khá dốc, sau đó đạt đến độ cao cực đại, rồi giảm dần về phía đất liền chuyển sang phần địa hình thấp hơn cũng bằng một vách dốc có độ cao thấp hơn, nhƣng độ dốc lớn hơn (hình 6).

Hình 6. Cồn cát cổ đƣợc hình thành bởi gió, có đoạn vẫn đang hoạt động (ảnh Nguyễn Đắc Vệ, 11/2011)

Vách dốc phía tây-nam chính là các vách cát chảy trƣợt trong quá trình di chuyển cát do tác động của gió. Hiện nay, hầu hết các vách cát này không còn di động nữa, vì phía trƣớc nó đã đƣợc ổn định bởi thực vật, chỉ còn lại vài vị trí cát vẫn di chuyển do không có thực vật bảo vệ. Hiện nay, bề mặt này đƣợc sử dụng trồng rừng phòng hộ chắn cát di chuyển và nhiều nơi là đất thổ cƣ, nhƣ ở khu vực xã Hải Dƣơng, xã Quảng Công,...

28. Bề mặt tích tụ đáy đầm phá hiện đại

Đó là các thành tạo địa hình trên đáy các đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có diện tích trên 21.600 ha, đƣợc chia thành 4 đoạn với tên gọi khác nhau, thứ tự từ tây bắc xuống đông nam là: Phá Tam Giang, đầm Sam, đầm Hà Trung-Thủy Tú và kết thức là đầm Cầu Hai. Ở phía tây bắc có sông Ô Lâu đổ vào, ở giữa có sông Hƣơng đổ vào và ở đầm Cầu Hai có một số sông nhỏ đổ vào nhƣ sông Truồi, sông Lợi Nông (đây là con sông nhân tạo).

Địa hình đáy đầm phá hiện đại tƣơng đối bằng phẳng và rất nông. Độ sâu trung bình đạt khoảng 1,5 mét, một vài chỗ đạt độ sâu cực đại tới 2,0 mét. Bộ phận đƣợc mở rộng nhất là đầm Cầu Hai. Trầm tích hầu hết là bùn-sét có màu xám đen do lẫn nhiều vật chất hữu cơ. Trong thành phần trầm tích đáy còn có cả các mảnh vụn vỏ sinh vật. Hàng ngày, đáy biển ở đây vẫn chịu tác động của thủy triều lên

xuống. Vào mùa lũ, chế độ đầm phá còn chịu ảnh hƣởng của nƣớc từ lục địa mang ra do các sông nhƣ: sông Ô Lâu, sông Hƣơng, sông Bồ, sông Truồi, v.v. Hiện nay, phần ven bờ đầm-phá đã đƣợc khai thác để nuôi trồng, đánh bắt (chắn đăng, hoặc các phƣơng tiện khác) và nuôi trồng hải sản (hình 7). Chính sự mở rộng hệ thống đầm nuôi hải sản đã làm chậm sự lƣu thông nƣớc, gây ra tình trạng úng ngập lâu ngày trong thời kỳ mƣa bão.

Hình 7. Hệ thống đầm nuôi hải sản ở khu vực phá Tam Giang (trái, từ Google Earth

năm 2002) và quan sát từ mặt đất ở khu vực cầu Tam Giang (phải, ảnh Nguyễn Đắc Vệ, 11/2011)

29. Bề mặt tích tụ delta do thủy triều lên

Đơn vị địa mạo này chỉ đƣợc phân bố ở phía trong cửa Tƣ Hiền. Nó có dạng quạt mở rộng vào phía trung tâm đầm Cầu Hai. Thực ra, đó là một loạt doi cát nổi cao xen giữa các lạch trũng kéo dài từ cửa vào phía trung tâm đầm (hình 8). Thành tạo địa mạo này đƣợc hình thành do thủy triều. Thông thƣờng, tại các cửa vịnh, hay đầm phá nhƣ thế này sẽ xuất hiện các tích tụ dạng delta ở cả 2 phía và đƣợc gọi là delta thủy triều lên/dâng và delta thủy triều xuống/rút. Tuy nhiên, tại cửa Tƣ Hiền, chỉ có delta thủy triều lên đƣợc hình thành. Điều này có thể đƣợc giải thích bởi 2 nguyên nhân: Thứ nhất, do thủy triều ở khu vực này có độ chênh lệch giữa mực triều cao và mực triếu thấp không lớn, lại mang tính chất bán nhật triều, do đó, tốc độ dòng triều không mạnh; Thứ hai, có thể nguồn vật liệu trong đầm phá không nhiều để đến khi triều xuống có thể đƣợc đƣa ra phía ngoài cửa để tạo nên delta

thủy triều xuống, trong khi đó, nguồn vật liệu do di chuyển dọc bờ, đặc biệt từ phía tây-bắc xuống, khi đến cửa Tƣ Hiền, gặp lúc thủy triều lên, vật liệu này đƣợc đƣa vào phía trong cửa và tích tụ lại tạo ra delta thủy triều lên. Do thành tạo tích tụ này thƣờng xuyên bị thay đổi, nên thƣờng gây khó khăn cho việc đi lại qua cửa Tƣ Hiền. Cũng có thể vì lý do trên, nên cửa Tƣ Hiền đã thay đổi nhiều lần trong lịch sử

Hình 8. Delta thủy triều lên ở phía trong cửa Tƣ Hiền

(ảnh Nguyễn Hữu Quyết, 2010) B. ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN VEN BỜ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý tai biến xói lở bờ biển khu vực từ cửa Thuận An đến mũi Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Hue (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)