Đặc điểm địa hình và thành phần vật chất của các phân vị địa mạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý tai biến xói lở bờ biển khu vực từ cửa Thuận An đến mũi Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Hue (Trang 84)

cứu

3.2.1. Nguyên nhân gây xói lở bờ biển

Trên suốt chiều dài bờ biển và thậm chí ở mỗi đoạn không dài, sự biến đổi bờ biển do các nguyên nhân, quá trình đan xen lẫn nhau rất khó phân định. Tuy nhiên, nếu xét một cách tổng quát các tác nhân và quá trình gây xói lở bờ biển chủ yếu, có thể xem xét các yếu tố căn bản liên quan đến đặc điểm địa mạo khu vực dƣới đây.

3.2.1.1. Đặc điểm địa hình và thành phần vật chất của các phân vị địa mạo vùng nghiên cứu nghiên cứu

Mài mòn (Abration), xói lở (Erosion) đều là quá trình xâm thực phá hủy bờ biển của yếu tố sóng biển ở các bờ biển cấu thành bởi các loại đá có tính chất địa chất công trình khác nhau (mài mòn xảy ra ở bờ cấu thành bởi đá cứng, còn xói lở ở bờ cấu thành bởi vật chất bở rời). Ở khu vực nghiên cứu bờ biển cấu thành bởi đá cứng có tỷ lệ chiều dài nhỏ (đoạn bờ biển granit ở chân núi Linh Thái và mũi Chân Mây Đông, Chân Mây Tây) thuộc đơn vị địa mạo số 30. Mặc dù các điều kiện tự nhiên ở khu vực rất tối ƣu cho quá trình xâm thực phá hủy của sóng, nhƣng do đặc tính của đá nên nhìn chung tốc độ mài mòn phá hủy của sóng đối với bờ không đáng kể, bờ biển biến đổi chậm. Trái ngƣợc với diện phân bố hẹp của bờ đá cứng thì bờ cấu thành bởi vật liệu cát bở rời (thành tạo vật chất dễ bị xâm thực phá hủy, vận chuyển và bồi lắng) chiếm hầu hết chiều dài đƣờng bờ và cũng là khu vực bờ dễ bị biến đổi nhất (thuộc các đơn vị địa mạo số 26, 29 và 31). Điểm khác biệt so với các bờ biển của các địa phƣơng khác, quá trình biến đổi bờ biển ƣu thế ở đây thuộc về quá trình xâm thực xói lở với tốc độ nhanh và ngày càng tăng cƣờng. Tốc độ xói lở trung bình năm giao động từ 10 - 15m/năm, cực đại tốc độ có thể đạt đến 150 - 200m/năm (khu vực Hải Dƣơng - Thừa Thiên Huế). Sự biến đổi xảy ra phổ biến và

rất nhanh do quá trình xói lở tại bờ biển ở đây theo tác giả đƣợc quyết định bởi hàng loạt các nguyên nhân: Năng lƣợng của sóng rất lớn (độ cao sóng lớn, hƣớng sóng ƣu thế vuông góc với bờ, có độ dốc tƣơng đối lớn và đáy biển ven bờ sâu) lên bờ có cấu tạo vật chất dễ phá hủy và vận chuyển; Sự thiếu hụt vật chất của đới ven bờ làm tăng cƣờng xâm thực của sóng (mất mát vật chất do dòng di chuyển ngang của sóng đƣa ra sƣờn bờ ngầm vào bão lũ, các hoạt động của con ngƣời ven bờ và trên sông ngòi, đầm phá: thủy lợi, khai thác cát, khoáng sản, ngăn nuôi thủy sản) và các hoạt động kinh tế ven bờ biển làm tăng tính rời rạc của vật chất tạo bờ. Điểm đáng lƣu tâm đối với sự biến đổi bờ biển do xói lở là sự biến đổi bờ biển do xói lở có sự phân hóa giữa các khu vực và các thời kỳ trong năm. Những khu vực xâm thực, xói lở nhanh và mạnh bao gồm: Phú Diên, Hải Dƣơng, Thuận An, Điền Hòa, Vinh Hải. Tại các đoạn bờ biển này tốc độ xói lở trung bình từ 15-20 m/năm, có nhiều nơi đạt trên 100m/năm. Sự vƣợt trội về tốc độ xói lở ở các khu vực này đƣợc quyết định bởi sự hội tụ nhiều điều kiện làm tăng cƣờng xâm thực, phá hủy của tác nhân sóng.

Sự xâm thực xói lở bờ biển ở đây qua nghiên cứu cho thấy chỉ xảy ra chủ yếu và mạnh nhất vào mùa thu đông, cực đại là vào từ tháng X đến tháng XI. Sự vƣợt trội về cƣờng độ và tốc độ xói lở bờ biển vào thời kỳ này đƣợc quyết định bởi độ lớn của sóng (trung bình độ cao sóng vào mùa này là 0,8 - 1,3m còn mùa hè, độ cao trung bình sóng chỉ 0,3- 0,6m), hƣớng sóng Đông Bắc chiếm tần suất rất lớn. Ngoài ra, còn có sự tác động tăng cƣờng của nƣớc dâng do bão lũ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý tai biến xói lở bờ biển khu vực từ cửa Thuận An đến mũi Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Hue (Trang 84)