Địa hình trong đới sóng vỡ và biến dạng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý tai biến xói lở bờ biển khu vực từ cửa Thuận An đến mũi Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Hue (Trang 61)

32. Bề mặt xói lở-tích tụ nghiêng thoải do tác động của sóng

Đơn vị địa mạo này đƣợc phân bố ở phía ngoài bãi biển xói lở-tích tụ và cũng tạo thành một dải hẹp chạy song song với đƣờng bờ biển hiện nay và nằm trong phạm vi độ sâu từ 5 đến 20 mét. Bề mặt của đơn vị địa mạo này khá bằng phẳng và nghiêng thoải ra phía ngoài khơi (với độ nghiêng đạt giá trị từ 0,008 đến 0,01, gần đạt tới độ nghiêng dốc). Thành phần vật chất cấu tạo nên bề mặt này chủ yếu là cát hạt trung, thậm chí đôi nơi có cả cát thô, chẳng hạn tại trạm khảo sát HB11-T1053, phía ngoài bờ biển xã Vinh Xuân (huyện Phú Vang). Trầm tích tƣơng đối sạch, nhƣng ít khoáng vật nặng. Do đó, có thể sử dụng cát này làm vật liệu xây dựng.

33. Bề mặt tích tụ gần nằm ngang do tác động của sóng-dòng chảy gần đáy

Đơn vị địa mạo này có diện tích phân bố rộng rãi nhất trong phạm vi vùng nghiên cứu. Chiều rộng lớn nhất của nó nằm ở phía bắc cửa Thuận An càng bị thu hẹp dần về phía đông-nam. Bề mặt này nằm trong phạm vi độ sâu từ 20 đến 30 mét nƣớc. Phía ngoài biển của nó đƣợc giới hạn bởi cồn ngầm Điền Hƣơng ở phía đông- bắc và bãi cạn Thuận An ở phía đông-nam. Bề mặt của nó khá bằng phẳng và gần nhƣ nằm ngang. Trầm tích trên mặt của đơn vị địa mạo này chủ yếu là vật liệu hạt mịn gồm bùn-cát, cát-bùn. Ngoài ra, trên bề mặt cũng gặp cả cát và bùn. Với đặc điểm địa hình và trầm tích đáy tần mặt nhƣ vậy, cho thấy điều kiện động lực ở đây không mạnh, có thể có cả tác động của sóng lẫn dòng chảy gần đáy. Do đó, đơn vị địa mạo này đƣợc xếp là bề mặt tích tụ gần nằm ngang do tác động của sống-dòng

chảy gần đáy. Có thể đây là hệ đầm phá cổ đƣợc tạo nên trong quá trình biển tiếp Flandrian, sau đó bị ngập nƣớc và trở thành vùng biển gần bờ.

34. Bề mặt xói lở-tích tụ lượn sóng do tác động của sóng chiếm ưu thế

Ngƣợc lại với đơn vị địa mạo vừa mô tả, đơn vị địa mạo này là một bề mặt nổi cao dƣới dạng các bãi cạn (bãi cạn Thuận An) và cồn ngầm (cồn ngầm Điền Hƣơng). Đơn vị địa mạo này đƣợc phân bố trong phạm vi độ sâu từ 16-18 mét đến 30 mét. Nhƣng, nhìn chung độ sâu của đơn vị địa mạo này nằm trong khoảng 20-30 mét. Trên bề mặt của nó cũng có những gờ cao và rãnh trũng xen lẫn nhau, cho nên đƣợc gọi là có dạng lƣợn sóng. Trầm tích trên bề mặt của đơn vị địa mạo này chủ yếu là các sản phẩm hạt thô, phần lớn là cát, đôi nơi gặp cả cát-sạn. Chẳng hạn, tại trạm khảo sát HB11-T755 ở phía tây-bắc bãi cạn Thuận An, trầm tích tầng mặt thu đƣợc là mảnh vụn vỏ sò-ốc lẫn sạn-sỏi (hình 12). Điều đó cho thấy, địa hình đáy và trầm tích tầng mặt ở đây đang bị tác động của sóng rất mạnh. Các vật liệu hạt mịn đã đƣợc mang đi, còn lại là vật liệu hạt thô. Vì vậy, đáy biển ở đây đƣợc xếp là bề mặt xói lở-tích tụ do tác động của sóng. Đơn vị địa mạo này có thể xem là một đới đƣờng bờ cổ bị tràn ngập.

Hình 11. Trầm tích cát trên bề mặt xói lở- tích tụ do tác động của sóng tại trạm khảo

sát HB11-T1053[24]

Hình 12. Trầm tích hạt thô (vụn vỏ sò ốc lẫn sạn sỏi) tại điểm khảo sát

HB11-T755[24]

Ngoài ra, do tác động của sóng, nên trên bề mặt đáy biển ở đây còn có nhiều sóng cát có hƣớng Đông- Đông Bắc, hoặc á vĩ tuyến. Cấu tạo này quan sát đƣợc khá rõ trên băng sonar quét sƣờn (hình 13).

Hình 13. Đặc điểm bề mặt địa hình đáy biển thể hiện trên ảnh Sonar quét sƣờn theo tuyến HB -TU02 [24]

Trên đây là phân chia chi tiết các đơn vị địa mạo đáy biển vùng biển từ cửa Thuận An đến mũi Chân Mây nằm trong phạm vi độ sâu từ 5 đến 30 mét. Những chi tiết này có thể đƣợc khái quát hóa trên mặt cắt tuyến HB11-TU27 đƣợc trình bày trên hình 14. Bề mặt tích tụ - xói lở nghiêng dốc do tác động của sóng chiếm ưu thế Bề mặt tích tụ gần nằm ngang do tác động của dòngchảy gần đáy Bề mặt xói lở - tích tụ lượn sóng do tác động của sóng Bề mặt tích tụ - xói lở nghiêng thoải do tác động của dòng chảy gần đáy Bề mặt tích tụ gần nằm ngang do tác động của dòngchảy gần đáy

Hình 14. Mặt cắt tổng hợp thể hiện một số đơn vị địa mạo ở độ sâu từ 5 đến 30 mét

vùng biển Thuận An – mũi Chân Mây [24]

35. Bề mặt tích tụ nghiêng thoải do tác động của sóng-dòng chảy

Đơn vị địa mạo này nằm sát ngay phía ngoài đơn vị vừa mô tả ở trên. Bề mặt địa hình này đƣợc phân bố thành một dải kéo dài theo phƣơng tây bắc-đông nam và gần nhƣ song song với đƣờng bờ biển hiện tại. Nó đƣợc phân bố trong phạm vi độ sâu từ 30 mét đến 35 mét. Bề mặt này khá bằng phẳng và nghiêng thoải ra phía ngoài khơi (độ nghiêng trung bình đạt giá trị tgα 0,002). Trầm tích tầng mặt của đơn

vị địa mạo này chủ yếu là cát và cát-bùn, đôi nơi có cả bùn-cát và cát-sạn. Tính không đồng nhất về trầm tích tầng mặt nhƣ vậy cho thấy, điều kiện động lực tác động đến đáy cũng không ổn định. Có thể vào lúc thời tiết xấu, sóng và dòng chảy gần đáy đã tác động đến chúng. Do đó, đơn vị địa mạo này đƣợc xếp là bề mặt tích tụ nghiêng thoải do tác động của sóng-dòng chảy gần đáy.

36. Bề mặt tích tụ-xói lở bằng phẳng do tác động của sóng-dòng chảy gần đáy

Đơn vị địa mạo này cũng tạo thành một dải hẹp nằm phía ngoài đơn vị địa mạo vừa mô tả ở trên và cũng chạy song song với hƣớng của đƣờng bờ biển hiện nay, đƣợc phân bố trong phạm vi độ sâu từ 30-35 mét. Đáy biển tƣơng đối bằng phẳng. Trầm tích cấu tạo nên bề mặt này khá đồng nhất, chủ yếu là cát-bùn và bùn- cát. Tuy nhiên, trên bề mặt cũng gặp một số vị trí có trầm tích hạt thô hơn, thậm chí cả cát-bùn-sạn và cát. Điều đó cho thấy, đáy biển ở đây cũng không phải hoàn toàn không bị tác động của sóng hay dòng chảy gần đáy. Do đó, đáy biển ở đây đƣợc xếp là bề mặt tích tụ -xói lở do tác động của dòng chảy gần đáy-sóng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý tai biến xói lở bờ biển khu vực từ cửa Thuận An đến mũi Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Hue (Trang 61)