Cơ sở phương pháp luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý tai biến xói lở bờ biển khu vực từ cửa Thuận An đến mũi Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Hue (Trang 25)

Tiếp cận hệ thống đã đƣợc sử dụng từ lâu trong nhiều ngành kinh tế và ngày nay đƣợc áp dụng trong cả các lĩnh vực khoa học. Trong khoa học về Trái đất, tiếp cận hệ thống dựa trên tính thống nhất và hoàn chỉnh của tự nhiên. Bất kỳ một hệ thống nào cũng gồm các dấu hiệu: Gồm nhiều hợp phần cấu tạo, giữa các hợp phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Một hệ thống có mối quan hệ với bên ngoài và bản thân hệ thống lại là một hợp phần của một hệ thống cấp cao hơn và các hợp phần của hệ thống là những hệ thống cấp thấp hơn.

Nhƣ vậy, tiếp cận hệ thống chính là cơ sở phƣơng pháp luận để hình thành và phát triển một hệ thống quản lý và sử dụng bền vững hệ thống đới bờ biển. Với cách tiếp cận này, cho phép nhìn nhận các vấn đề ở đới bờ biển trong một tổng thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau từ hệ thống cấp cao (có thể là toàn bộ đới bờ biển) đến hệ thống thành phần cấp thấp hơn (là các vùng địa lý theo quan điểm địa

hệ thống và các hệ sinh thái theo quan điểm sinh thái học). Muốn giải quyết các vấn đề của hệ thống cấp cao thì phải giải quyết các vấn đề của hệ thống thành phần và ngƣợc lại. Các hệ thống hƣớng tới bền vững thì phải thay đổi các hành vi tƣơng tác từ ít (kém) bền vững sang trạng thái có tính bền vững cao hơn. Tƣơng tác giữa các hệ thống thuộc một hệ thống cấp cao hơn quyết định tính bền vững của hệ thống theo quan điểm phát triển bền vững.

Theo cách tiếp cận hệ thống khu vực nghiên cứu là một hệ thống mở có sự tƣơng tác của môi trƣờng biển, môi trƣờng lục địa và môi trƣờng xã hội. Muốn giải quyết các vấn đề của hệ thống này, cần phải quan tâm giải quyết thoả đáng các vấn đề của cả ba môi trƣờng đó. Hay nói cách khác là giải quyết tổng thể các mối quan hệ trong một hệ thống sinh thái nhân văn vốn bao gồm cả ba môi trƣờng trên. Với cách tiếp cân hệ thống, các hệ thống cấp thấp cũng sẽ đƣợc phân tích để tìm hiểu rõ các đặc trƣng của chúng, trên cơ sở đó có những chiến lƣợc, chính sách và kế hoạch đúng đắn để điều chỉnh hệ thống nhằm đạt đến mục tiêu quy hoạch phát triển bền vững.

Cơ sở lý thuyết của địa mạo học nói chung và địa mạo bờ biển nói riêng là mối tƣơng tác giữa các quá trình nội sinh và ngoại sinh. Riêng đối với địa mạo bờ biển, thì sóng biển và các loại dòng chảy sinh ra do nó là nhân tố quyết định tạo nên các thành tạo địa hình bờ biển trong mối quan hệ rất chặt chẽ với điều kiện khí hậu và địa chất kiến tạo khu vực. Với quan niệm sóng là nhân tố chủ đạo trong quá trình tạo ra và tiến hoá các thành tạo địa hình ở đây, ngƣời ta đã chia ra 3 đới động lực ở khu bờ hiện đại là: 1) đới sóng vỗ bờ; 2) đới sóng vỡ và biến dạng và 3) đới sóng lan truyền. Việc phân chia nhƣ vậy là tuỳ thuộc vào khả năng tác động của sóng đến đáy và ngƣợc lại, đáy biển ảnh hƣởng đến sự biến dạng của sóng. Các kết quả nghiên cứu từ trƣớc đến nay đều xác nhận rằng, khi giá trị h/H = 0,14 là lúc giữa sóng và đáy có tác động lẫn nhau và khi h/H = 0,78 là lúc sóng bị phá huỷ mạnh nhất và tác động đến đáy lớn nhất để tạo ra địa hình đặc trƣng- đó là các bar cát ngập nƣớc (ở đây h là độ cao của sóng, còn H là độ sâu đáy biển). Trên cơ sở lý thuyết nhƣ vậy, thì khu vực nghiên cứu cũng đƣợc chia thành 3 đới động lực là: đới

sóng vỗ bờ, đới sóng vỡ và biến dạng; đới sóng lan truyền. Các đới hình thái tƣơng ứng với chúng là đới bãi, đới val ngầm-sƣờn bờ ngầm và đới thềm lục địa phía trong [24].

Từ những điều trình bày trên, cho thấy để đạt đƣợc hiệu quả tốt trong nghiên cứu các hợp phần của tự nhiên, trong đó có địa hình, cần phải đi theo hƣớng tiếp cận hệ thống. Theo cách tiếp cận này, toàn bộ khu vực nghiên cứu đƣợc xem là một hệ thống địa mạo mở. Sự phát triển và tiến hoá của nó phụ thuộc vào mối tác động tƣơng hỗ giữa nhiều nhân tố cả bên trong của hệ (các nhân tố chủ quan) với các nhân tố khác từ bên ngoài hệ (tức là các hệ khác, nhân tố khách quan) cả của biển lẫn của lục địa. Trong hệ thống này, con ngƣời vừa là chủ thể vừa là khách thể. Trong thời kỳ hiện đại, ngoài những biến động khách quan từ tự nhiên, các hoạt động của con ngƣời đều có ảnh hƣởng hoặc là trực tiếp hoặc là gián tiếp đến sự biến đổi địa hình mặt đất nói chung và địa hình bờ biển nói riêng. Đây là một phƣơng pháp mang lại hiệu quả cao không chỉ trong nghiên cứu địa mạo đáy biển ven bờ mà còn cho cả các khu vực khác. Sử dụng phƣơng pháp này giúp ta đánh giá sự tham gia của các nhân tố vào quá trình hình thành và tiến hoá địa hình cũng nhƣ vai trò của chúng một cách đúng đắn hơn. Trên cơ sở phƣơng pháp này có thể xác định một cách tƣơng đối nguồn năng lượng và vật chất thâm nhập vào vùng biển nghiên cứu. Từ đó cho phép phân tích một cách tƣơng đối về hoạt động bồi tụ và xói lở trong khu vực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý tai biến xói lở bờ biển khu vực từ cửa Thuận An đến mũi Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Hue (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)