Một số giải pháp quản lý khắc phục giảm nhẹ thiệt hại do xói lở gây ra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý tai biến xói lở bờ biển khu vực từ cửa Thuận An đến mũi Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Hue (Trang 88)

Qua phân tích các tài liệu đã có, các bản đồ địa hình xuất bản qua các thời kỳ và ảnh viễn thám cho thấy rằng, bờ biển vùng nghiên cứu đang bị biến động khá mạnh dƣới tác động của cả các nhân tố tự nhiên cũng nhƣ do hoạt động của con ngƣời, đặc biệt là xói lở. Xu thế chung là đƣờng bờ đang bị lùi dẫn vè phía lục địa. Một số khu vực đang bị xói lở mạnh nhƣ cửa Thuận An, cửa Hòa Duân, cửa Tƣ Hiền. Trong đó xói lở diễn ra mạnh nhất ở đoạn bờ phía tây-bắc cửa Thuận An, thuộc xã Hải Dƣơng, huyện Hƣơng Trà.

Do đó, nghiên cứu để cảnh báo mất đất và đề ra giải pháp quản lý xói lở bờ cần ƣu tiên hàng đầu. Mặc dù xói lở bờ và bãi biển đã, đang và sẽ xảy ra nghiêm trọng nhƣ đã nói ở trên, nhƣng hiện nay, địa phƣơng cũng chƣa thể đƣa ra đƣợc giải pháp nào có hiệu quả cả ngắn hạn, cũng nhƣ lâu dài.

3.3.1. Giải pháp công trình

Vào năm 2007, tỉnh Thừa Thiên Huế đã sử dụng công nghệ kè mềm stabiplage của Pháp (bằng các bao vải địa kỹ thuật dài 50 mét đƣợc nhồi đầy cát) đặt vuông góc với bờ để chống lại xói lở ở bờ biển Hòa Duân, xã Phú Thuận, huyện Phú Vang. Nhƣng, chỉ chƣa đầy 1 năm, toàn bộ số kè này đã bị phá hủy hoàn toàn. Sang năm 2010, tỉnh lại tiếp tục cho thử nghiệm phƣơng pháp này với 6 túi stabiplage nhồi đầy cát và đặt vuông góc với đƣờng bờ. Qua khảo sát vào tháng 8/2011 cho thấy, vẫn còn cả 6 túi, nhƣng hiện tƣợng xói lở vẫn đang tiếp tục xảy ra ở phía trƣớc túi số 1 đặt ở phía tây-bắc (hình 24). Tuy nhiên, sau trận bão xảy ra vào cuối tháng 10 năm 2011 và cho đến nay, bờ biển ở đây đã bị xói lở mạnh hơn. Khảo sát ngày 29/9/2012 cho thấy, chỉ còn 2 túi stabiplage đặt ở phía đông-nam, còn 4 túi khác đã bị phá hủy hoàn toàn, đồng thời các bức tƣờng cũng đã bị sụp đổ (hình 25).

Hình 24. Dấu tích còn lại của kè mềm stabiplage đầu tiên (trái) và chỉ còn lại 2 kè ở phía đông-nam (phải) (ảnh Vũ Văn Phái, 9/2012)

Hình 25. Hệ thống 6 kè bằng công nghệ mềm stabiplage để bảo vệ bờ ở khu vực Hòa Duân, xã Phú Thuận (trái), nhƣng xói lở vẫn xảy ra ở phía trƣớc kè

thứ nhất đặt ở phía tây-bắc (phải) (ảnh Vũ Văn Phái, 2011)

Từ những thử nghiệm dùng kè mềm chống xói lở ở trên, tác giả thấy rằng giải pháp dùng kè mềm có vẻ không đƣợc hiệu quả hoặc do số lƣợng kè mềm còn ít nên chƣa đủ để làm giảm năng lƣợng sóng đánh vào bờ. Một số công nghệ kè cứng đã đƣợc sử dụng dọc bờ biển Việt Nam nhƣ:

Công nghệ kè lát mái: Đây là giải pháp công nghệ dùng các loại vật liệu bền vững làm lớp áo phủ phía ngoài, giữ cho đất bờ không bị xói trôi, bảo vệ trực tiếp mái lở. Giải pháp này hiện đƣợc dùng phổ biến và rộng rãi ở hầu hết các công trình bảo vệ bờ nƣớc ta. Tuy nhiên, giải pháp này khó áp dụng đối với khu vực nghiên cứu, nguyên nhân là bờ biển ở đây chịu tác động của sóng rất mạnh và bờ biển biến đổi theo mùa rõ rệt.

Công trình giảm vận tốc ven bờ: Đây là một giải pháp quan trọng đƣợc dùng phổ biến trong thời gian qua, nhất là đối với những trƣờng hợp vận tốc ven bờ lớn, mái bờ dốc lớn. Giải pháp này thƣờng kết hợp với kè lát mái tạo nên hệ thống công trình liên hoàn có hiệu quả chống sạt lở bảo vệ bờ tốt, đƣợc áp dụng ở nhiều nơi nhƣ công trình kè Quang Lãng, Hàm Tử, Hà Xá... Các công trình này đã phát huy hiệu quả và tỏ ra thích hợp với điều kiện Việt Nam.

Công trình chuyển hướng dòng chảy (kè mỏ hàn): Đây là giải pháp khả thi nhất nếu áp dụng vào khu vực nghiên cứu. Bởi vì, khu vực nghiên cứu có vùng bờ bị xói lở quá dài, phƣơng pháp bảo vệ trực tiếp có khối lƣợng công việc quá lớn

hoặc do các điều kiện khác khó thực hiện, ta dùng giải pháp công trình chuyển hƣớng chảy. Giải pháp này thƣờng dùng hệ thống mỏ hàn hƣớng dòng hoặc đào luồng, cắt dòng hay đập ngăn, gây bồi lấp góc. Hơn nữa, kè mỏ hàn cũng làm thay đổi vận tốc cũng nhƣ hƣớng của dòng chảy dọc bờ.

Trong 3 giải pháp dùng kè cứng đã nêu trên thì tùy thuộc vào từng khu vực cụ thể để áp dụng. Ở khu vực cửa Thuận An đang dùng kè mỏ hàn ở phía Bắc cửa để xây dựng âu tàu tránh bão và 01 kè mỏ hàn ở phía Nam cửa vuông góc với bờ và hiệu quả của các công trình này đang phát huy khá tốt. Nên chăng, dùng thêm một số kè mỏ hàn ở phía Nam cửa Thuận An để chống xói lở bờ biển ở khu vực bãi tắm và khu resort mới đƣợc xây dựng ở đây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý tai biến xói lở bờ biển khu vực từ cửa Thuận An đến mũi Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Hue (Trang 88)