Địa hình bóc mòn tổng hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý tai biến xói lở bờ biển khu vực từ cửa Thuận An đến mũi Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Hue (Trang 43)

Quá trình bóc mòn tổng hợp đồng thời tạo nên các bề mặt san bằng và bề mặt sƣờn. Sự nâng lên liên tục của miền núi trong Neogen - Đệ Tứ đã dẫn tới sự hình thành hàng loạt bề mặt san bằng và các sƣờn bóc mòn tƣơng ứng. Trong phạm vi khu vực nghiên cứu đã phân loại đƣợc ba bề mặt san bằng và hai bề mặt sƣờn, cụ thể:

2.2.2.1.1. Bề mặt san bằng

Để nghiên cứu các bề mặt san bằng trong khu vực ven biển Huế, chúng tôi đã sử dụng nhiều các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau: các phƣơng pháp phân tích ảnh, bản đồ ảnh, bản đồ địa hình, các phƣơng pháp phân tích bản đồ địa chất, mặt cắt địa chất. Các phƣơng pháp phân tích bề dày và tƣớng trầm tích ở trũng Huế đƣợc kết hợp với phƣơng pháp thành lập các mặt cắt trùng hợp để xác định số lƣợng các bậc địa hình và giả định tuổi cho chúng.

1. Bề mặt san bằng (pediplen) tuổi Pliocen sớm (N21)

Bề mặt có sự phân bố nhỏ hẹp trong khu vực nghiên cứu, phát triển trên loại đá gốc granit. Độ cao của bề mặt có sự phân dị đáng kể từ tây sang đông. Ở phía tây khu vực, bề mặt tồn tại trên đỉnh các dãy núi với độ cao 400- 600m ở thƣợng nguồn sông Bù Lu. Diện phân bố chủ yếu của bề mặt là dạng bậc thang trên sƣờn núi, hai bên là các sƣờn bóc mòn dốc 35-450. Vỏ phong hóa phát triển trên bề mặt này thuộc kiểu ferosialit, bề dày đạt trên 10m. Sự biến dạng của bề mặt san bằng Pliocen sớm cũng có hƣớng trùng với biến dạng của bề mặt Miocen muộn.

2. Bề mặt san bằng tuổi Pliocen muộn (N2 2

)

Bề mặt san bằng tuổi Pliocen muộn chủ yếu tồn tại dạng bậc thang trên sƣờn các khối núi với độ cao từ 200-300m, một số nơi đến 400m. Bề mặt thƣờng phân bố dọc các thung lũng và trũng giữa núi, phát triển trên các đá gốc khác nhau. Dọc các thung lũng giữa núi và ở phần chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng, bề mặt bị phân cắt bởi quá trình xâm thực của khe suối và rửa trôi, tạo gò đồi thoải. Trên bản đồ địa mạo, chúng đƣợc xếp vào bề mặt sƣờn xâm thực và rửa trôi bề mặt. Trên bề mặt này, vỏ phong hóa ferosialit phát triển mạnh, tạo vỏ dày trên 10m. Trong phạm vi nghiên cứu bề mặt san bằng này đƣợc phân bố ở núi Bạch Mã, núi Lƣu Hƣơng,…

3. Bề mặt san bằng tuổi Pleistocen sớm (Q1 1

)

Bề mặt san bằng tuổi Pleistocen sớm có độ cao tƣơng đối 60-120m, phân bố khá rộng rãi trong khu vực nghiên cứu, chúng nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sƣờn các khối núi và đáy thung lũng hoặc đồng bằng mài mòn ven biển. Bề mặt có diện phân bố rộng và đƣợc bảo tồn tốt dọc chân núi Bạch Mã, khu vực Thị trấn Phú Bài, khu vực thuộc xã Thủy Đƣờng,...

Các bề mặt san bằng tuổi Pleistocen sớm có bề mặt nghiêng thoải từ chân sƣờn dốc về phía đáy thung lũng. Trên bề mặt này còn gặp nhiều khối núi sót do bóc mòn với kích thƣớc khác nhau. Bề mặt san bằng cắt và tạo vách bóc mòn vào bề mặt san bằng tuổi Pliocen muộn, chúng lại bị các khe suối phân cắt xâm thực tạo

địa hình gò đồi thoải. Trên các pedimen, đá gốc bị phong hóa mạnh, tạo vỏ ferosialit với bề dày trên 10m.

Bề mặt pedimen phát triển dạng bậc thang bóc mòn dƣới chân của các bề mặt tuổi Pliocen sớm. Chúng thƣờng phân bố ở phần rìa của các trũng giữa núi hoặc ở rìa phía đông các đới núi. Các bề mặt có dạng lƣợn sóng thoải kéo dài dọc theo các thung lũng. Bề mặt thƣờng bị phân cắt mạnh, tạo nên địa hình đồi bóc mòn thoải dọc các thung lũng này.

2.2.2.1.2. Địa hình sƣờn

4. Sườn bóc mòn - đổ lở, dốc > 300

Sƣờn có độ dốc trên 300, phát triển chủ yếu trên các đá granit. Kiểu sƣờn bóc mòn – đổ lở đặc trƣng đƣợc quan sát thấy ở núi Giòn, núi Phú Gia, núi Vĩnh Phong,... Các sƣờn có dạng phân bậc hoặc hơi lõm, phần cao của sƣờn là các vách dốc đứng, lộ trơ đá gốc.

5. Sườn bóc mòn – xâm thực, dốc 20 - 300

Sƣờn có độ dốc dao động từ 20 – 300, phát triển chủ yếu trên các đá granit và đá trầm tích. Kiểu sƣờn này đƣợc quan sát thấy ở khu vực Lộc Tiến, Lộc Trì. Bề mặt sƣờn phát triển dọc theo các thung lũng sông suối. Bề mặt sƣờn có diện phân bố hẹp, chủ yếu phát triển trên các khối núi sót có độ cao dƣới 300m. Ở phần rìa đồng bằng, các sƣờn chuyển tiếp giữa pediment tuổi Pleistocen sớm với pediplen tuổi Pliocen. Sƣờn thƣờng có dạng thẳng, đá gốc trên sƣờn bị phong hóa mạnh, phần chân sƣờn thƣờng gặp dải vạt gấu sƣờn tích rộng từ vài chục đến trên l00m.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý tai biến xói lở bờ biển khu vực từ cửa Thuận An đến mũi Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Hue (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)