Địa hình trong đới sóng vỗ bờ (0-5m nước)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý tai biến xói lở bờ biển khu vực từ cửa Thuận An đến mũi Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Hue (Trang 58)

30. Bề mặt mài mòn – tích tụ do tác động của sóng

Đơn vị địa mạo đƣợc phân bố ở phía Bắc núi Linh Thái, mũi Chân Mây Đông và mũi Chân Mây Tây. Đây là thành tạo địa hình duy nhất trong phạm vi nghiên cứu đƣợc phát triển trên đá gắn kết có độ bền vững cao. Bề mặt này có chiều rộng chỉ khoảng vài chục mét. Bãi biển gồ ghề với nhiều tảng đá to đƣợc mài tròn. Tại đây cũng còn quan sát thấy vách dốc đứng phát triển trên sƣờn tích do sự kết hợp của cả quá trình sƣờn lẫn tác động của sóng (hình 9). Còn phần tích tụ chỉ xảy ra dƣới phần chân của bãi mài mòn (đến độ sâu 3-5 mét).

Hình 9. Bãi biển mài mòn-tích tụ dƣới chân núi Linh Thái với vật liệu tích tụ là cuội-tảng (trái) và xói lở vào tận chân vạt sƣờn tích (phải) (ảnh Vũ Văn Phái,

8/2011)

31. Bề mặt xói lở - tích tụ do tác động của sóng

Bãi biển tích tụ-xói lở do tác động của sóng chiếm ƣu thế đƣợc sử dụng để chỉ sự phá huỷ các đoạn bờ cấu tạo bởi trầm tích bở rời (chủ yếu là cát, nên có khi gọi là xói lở bờ cát) hiện nay là hiện tƣợng rất phổ biến dọc bờ biển nƣớc ta. Trong vùng nghiên cứu, thành tạo địa mạo này chiếm một diện tích nhỏ hẹp trong phạm vi độ sâu từ 0 tới 5m nƣớc, trải dài từ bãi biển Hải Dƣơng cho tới mũi Chân Mây Đông (trừ đoạn bờ qua núi Linh Thái và mũi Chân Mây Tây). Bãi biển, nhìn chung tƣơng đối dốc (độ dốc đạt 0,01). Bãi có cấu tạo phân bậc tƣơng đối rõ. Từ trong lục địa ra phía biển, bãi biển bao gồm các bộ phận sau: vách biển từ các cồn cát cao có độ dốc rất lớn với độ cao thay đổi từ 1-2 mét đến 7-10 mét hoặc hơn, tiếp đến phần bãi trên triều có chiều rộng thay đổi từ vài mét đến 5-7 mét và hơi nghiêng về phía chân các cồn cát (một số đoạn không có bãi trên triều), tiếp đến là mặt bãi khá bằng phẳng và tƣơng đối dốc (từ 5-7o

đến 12-15o) (hình 10), tiếp xuống dƣới là bãi dƣới triều khá bằng phẳng và chỉ hơi nghiêng ra phía biển, sau đó chuyền sang bar ngầm chạy song song với bờ. Các bar này có thể quan sát đƣợc khá rõ trên ảnh viễn thám (ảnh vệ tinh và ảnh hàng không). Trƣớc đây, trên bản đồ địa mạo tỷ lệ 1:500.000 thuộc dự án “Điều tra địa chất, tìm kiếm khoáng sản rắn biển ven bờ Việt Nam (0- 30m nước) tỉ lệ 1:500.000”, đơn vị địa mạo này đƣợc xếp là bãi biển tích tụ-xói lở

do tác động của sóng. Bởi vì, lúc bấy giờ quá trình tích tụ bãi biển ở đây xảy ra chiếm ƣu thế hơn quá trình xói lở.

Thành phần vật chất cấu tạo nên bãi biển đều là cát từ hạt mịn đến hạt trung, màu xám sáng, đôi nơi có màu xám đen do lẫn nhiều sa khoáng (Ti, Il). Thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh. Cát có độ mài tròn và chọn lọc khá tốt. Trong thành phần vật chất cấu tạo nên bãi còn có lẫn một ít mảnh vụn vỏ sò ốc màu trắng.

Hình 10. Bãi biến đang bị xói mạnh ở Thuận An (ảnh trên-Nguyễn Đắc Vệ, 2011),

ở Vinh Hải (dƣới, trái) và Vinh Hiền (dƣới, phải) (ảnh Vũ Văn Phái, 8/2011) Hiện nay, hầu hết các bãi biển ở đây đều đang bị xói lở với tốc độ rất khác nhau. Tuy nhiên, qua khảo sát thực địa có thể thấy rằng, càng về phía đông-nam, hoạt động xói lở xảy ra càng mạnh. Các đoạn bờ bị xói lở mạnh là khu vực xã Hải Dƣơng (huyện Hƣơng Trà), đoạn bờ từ xã Vĩnh Mỹ (huyện Phú Vang) đến xã Vinh Hải (huyện Phú Lộc) và đoạn bờ từ phía nam núi Linh Thái đến cửa Tƣ Hiền thuộc xã Vinh Hiền (huyện Phú Lộc). Dấu hiệu để nhận biết xói lở mạnh hay yếu là chiều

rộng của phần bãi trên triều, có hay không có cồn cát phôi thai, dạng đƣờng bờ phẳng hay răng cƣa, v.v. Qua kháo sát cho thấy, chiều rộng của bãi càng bị thu hẹp khi đi từ bờ biển Phong Điền, qua Quảng Điền về đến cửa Thuận An (hình 10). Đồng thời, càng di chuyển về phía đông nam, bờ biển càng cao dần. Nhiều đoạn, xói lở đã lấn vào đến chân các cồn cát cao tới hàng chục mét. Do đó, tại nhiều đoạn bờ ở đây, dƣới chân các vách xói lở có sự tập trung sa khoáng với hàm lƣợng cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý tai biến xói lở bờ biển khu vực từ cửa Thuận An đến mũi Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Hue (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)