Vai trò giá trị tư tưởng duy tân, đổi mới của Lương Văn Can

Một phần của tài liệu Tư tưởng duy tân của Lương Văn Can (Trang 99)

b. Tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài truyền vào qua Tân thư, Tân văn

2.3.1 Vai trò giá trị tư tưởng duy tân, đổi mới của Lương Văn Can

Lương Văn Can là một chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX, ông và các đồng chí trong Đông Kinh nghĩa thục đã tìm lối thoát cho con đường giải phóng đầu thế kỷ XX theo khuynh hướng duy tân. Thông qua các cải cách giáo dục – văn hóa – tư tưởng để “khai dân chí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Những hoạt động của các ông đã tạo nên được một phong trào vận động cải cách văn hóa rộng lớn trong nhân dân. Công cuộc duy tân của các ông là điều kiện, tiền đề cho lịch sử tư tưởng Việt Nam tiếp tục tiếp biến, đạt thành quả. Các ông giữ vai trò gạch nối thế hệ trí thức Nho sĩ yêu nước và thế hệ trí thức yêu nước cách mạng sau này.

Trong những năm đầu thế kỷ XX, người ta ghi nhận những nỗ lực đáng kể của những trí thức Nho học cấp tiến trong đó có Lương Văn Can khi dấy lên phong trào duy tân rộng khắp trong cả nước. Họ đã cụ thể hóa những nội dung duy tân vào thực tiễn đời sống xã hội. Họ đi sâu vào từng khía cạnh tiếp biến văn hóa, khai thác và chắt lọc tinh túy của văn hóa Đông – Tây để xây dựng một nền văn hóa mới ở Việt Nam dựa trên những yếu tố truyền thống và hiện đại.

Cuộc vận động duy tân xã hội của Đông Kinh nghĩa thục do Lương Văn Can làm hiệu trưởng gắn liền với phong trào giải phóng dân tộc. Duy tân là một biểu hiện quan trọng của chủ nghĩa yêu nước, là một trong những điều kiện tiên quyết để đổi mới phong trào giải phóng dân tộc. Sự nghiệp duy tân chỉ có thể thành công trọn vẹn nếu có được một nền độc lập thực sự. Những nỗ lực vận động duy tân và giải phóng dân tộc của trí thức Hà Nội đã có ảnh hưởng và sức lan tỏa cả nước.

Tư tưởng duy tân, đổi mới của Lương Văn Can và các đồng chí của ông trong quá trình hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục trở thành những bài học kinh nghiệm quý báu cho công cuộc cải cách văn hóa – giáo dục ở nước ta hiện nay, cả về mục tiêu, nội dung, biện pháp, tài liệu, phương pháp giáo dục… Việc học gắn với lợi ích thiết thân của mỗi cá nhân rồi từ đó mở rộng lợi ích toàn xã hội. Các nhà yêu nước đã cụ thể hóa nội dung thực học theo phương Tây thành chương trình đào tạo áp dụng thử nghiệm tại Đông Kinh nghĩa thục. Các môn học được giảng dạy là ngôn ngữ, địa lý, lịch sử Việt Nam và thế giới, thiên văn, toán học, vệ sinh học, thổ nhưỡng, kinh tế. Nội dung giảng dạy trong nhà trường trải trên hầu khắp các lĩnh vực từ khoa học cơ bản đến các ngành đào tạo thực nghiệp. Các môn học trong nhà trường Đông Kinh nghĩa thục phản ánh nhu cầu xã hội, có mối quan hệ khăng khít với nhau, hỗ trợ phát triển con người trên nhiều mặt.

Đáng chú ý tư tưởng đổi mới tư duy về kinh tế của Lương Văn Can có một ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế thị trường và xây dựng đạo đức doanh nhân ở nước ta hiện nay. Đó là nhận thức đúng đắn vai trò của kinh doanh đối với sự phát triển của đất nước. Làm giàu phải giữ được đạo nghĩa, chữ Tâm, chữ Tín. Có như vậy, kinh doanh mới bền vững được.

2.3.2 Hạn chế trong tư tưởng của Lương Văn Can

Hạn chế trong tư tưởng Lương Văn Can cũng không là ngoại lệ mà thuộc vào hạn chế chung của các sĩ phu cấp tiến đầu thế kỷ XX. Trước hết, ông chưa nhận thức, đánh giá bản chất của thực dân, đế quốc, chính sách thuộc địa của thực dân. Ông không thể thực hiện khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh khi còn tồn tại cùng một lúc hai thể chế chính trị phản động phong kiến và thực dân. Hơn nữa, ông và các trí thức Nho học thời kỳ này tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây chủ yếu qua Tân thư, Tân văn từ Trung Quốc nên kiến thức của các ông về văn minh phương Tây, về nền dân chủ, nền kinh tế phương Tây hay gần hơn là về Nhật Bản không đầy đủ, chưa bản chất, chưa đặc trưng, chưa sát thực tiễn.

Lương Văn Can cũng đã tự lược bỏ, thay đổi thế giới quan phong kiến nhưng thế giới quan hướng theo dân chủ tư sản của ông chưa có đủ điều kiện để hoàn thiện, do vậy hạn chế trong chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Thực ra, hạn chế này trong tư tưởng của Lương Văn Can có nguyên nhân khách quan và chủ quan, song nguyên nhân khách quan thuộc về thời đại là chủ yếu. Bản thân ông là tấm gương nỗ lực phi thường, tấm gương hy sinh vì độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc, của nhân dân, hướng tới điều tiến bộ, mới mẻ.

Các nhà Nho duy tân đều có vốn tri thức nho giáo uyên bác, nên khi tiếp thu văn minh phương Tây đã không tránh khỏi nhận thức bằng nhãn quan Nho giáo. Các khái niệm mà các ông sử dụng để trình bày tư tưởng, quan điểm của mình vẫn là những phạm trù quen thuộc của Nho giáo: trung, hiếu, nghĩa, lợi... Tuy có bổ sung, sửa đổi nhưng về căn bản vẫn là ảnh hưởng của Nho gia.

Xét về mặt nội dung, hạn chế căn bản của dòng tư tưởng duy tân này của các nhà Nho như Lương Văn Can là tính không tưởng và mâu thuẫn bên trong các tư tưởng đó. “Tính không tưởng trước hiện thực lịch sử trong các tư tưởng duy tân là do hạn chế trong nhận thức của cá nhân các nhà cải cách, mà suy cho cùng, bị quy định bởi các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa khách quan của dân tộc thời kỳ đó. Các nhà Nho yêu nước muốn cải cách đất nước, nhưng lại không thấy được bản chất phản động của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, lại “choáng ngợp” trước sự hấp dẫn của văn minh tư bản, nên muốn dựa vào đó làm cuộc cách mạng xã hội. Mặt khác, tính mâu thuẫn bên trong của tư tưởng cải cách bị quy định chủ yếu bởi hoàn cảnh cụ thể quá trình giao thoa văn hóa của dân tộc và thế giới bên ngoài khi đó. Các nhà Nho yêu nước vừa muốn tiếp thu những giá trị văn hóa của nước ngoài để cải tạo văn hóa dân tộc, lại vừa muốn giữ gìn những giá trị của tư tưởng Nho giáo phong kiến” [12, 211]. Ngay cả tính thiên về ảnh hưởng bên ngoài mà thiếu cơ sở tiếp nhận từ bên trong của các nhà tư tưởng duy tân cũng là bị quy

“Nhà Nho vốn là một nhân vật nông thôn, chỉ thích hợp với chế độ phong kiến phương Đông. Ra vận động duy tân, dân chủ hóa, tư sản hóa đối với họ là chuyện lạ lùng, mới mẻ. Sự phát triển xa lạ với quy luật đòi hỏi ở họ một cố gắng vượt bậc mà cũng đưa họ đến những khó khăn không thể vượt qua” [45, 334].

Với lập trường là lập trường tư sản, nói chung, tư tưởng cứu nước của Lương Văn Can và các sĩ phu Việt Nam “cũng đã soi rọi khá nhiều ánh sáng vào các vấn đề lớn của cuộc đấu tranh giữa cũ và mới trong thời kỳ đầu thế kỷ XX” [26, 61]; “cũng đã khai trương một giai đoạn lịch sử tư tưởng chính trị mới ở nước ta” [26, 69] thúc đẩy cuộc vận động giải phóng quốc gia – dân tộc Việt Nam bước sang một phạm trù mới, phạm trù dân chủ tư sản. Nhưng sự chuyển hướng tư tưởng đó đã không đem lại những thay đổi mong đợi; lịch sử đã sang trang; nhưng những vấn đề ám ảnh “những người thật sự tha thiết với việc cải cách xã hội, cải cách học thuật, tha thiết với tự do tư tưởng, với độc lập của dân tộc” [68, 90] trước đây, hiện nay vẫn còn đang được đặt ra cho chúng ta, gần như nguyên vẹn. Đó là: Sự cập nhật hóa nền văn minh cổ truyền với thời đại, vai trò của dân trí đối với tiến bộ xã hội và phát triển quốc gia, sự phát triển quốc gia, sự phát huy những di sản văn hóa dân tộc đồng thời với việc thu nhận giá trị của thế giới, trong đó “dân chủ” và “khoa học” là những yếu tố có sức năng động cao.

Kết luận chương 2:

Toàn bộ quá trình phát triển của tư tưởng Lương Văn Can từ khi ông làm Thục trưởng Đông Kinh nghĩa thục đến cuối đời chia làm hai giai đoạn. Những đặc điểm cơ bản, những biểu hiện, những hành động yêu nước của ông ở hai giai đoạn đó có những điểm tương đồng, nhưng cũng có điểm khác biệt. Điểm chung nhất, xuyên suốt và chi phối toàn bộ tư tưởng yêu nước của Lương Văn Can là tư tưởng duy tân, đổi mới về chính trị, văn hóa, giáo dục, kinh tế; thời kỳ sau có sự phát triển nhiều tư tưởng đổi mới về kinh tế. Chính đặc điểm này đã thôi thúc Lương Văn Can tiếp thu và hành động lãnh đạo

phong trào Đông Kinh nghĩa thục theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Từ đó, ông và các nhà yêu nước khác cùng chí hướng đưa ra các chủ trương, tiến hành các hoạt động nhằm “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” hy vọng “hóa quốc, cường dân”, đưa đất nước thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu. Quá trình hình thành, phát triển tư tưởng và hoạt động thực tiễn của Lương Văn Can đã thể hiện sự chuyển biến hợp logic trong tư tưởng của ông, đồng thời, cũng thấy rõ sự chuyển biến nhanh của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX. Lương Văn Can tiêu biểu cho thế hệ trí thức Nho học nhiệt thành yêu nước Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, đã thử nghiệm nhưng chưa tìm ra một phương thức phù hợp để giải quyết vấn đề của lịch sử dân tộc. Sự bế tắc trong tư tưởng và hành động của Lương Văn Can, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... minh chứng cho sự bế tắc, khủng hoảng, bất lực của hệ tư tưởng Việt Nam đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, những cố gắng của các ông đã tạo ra một trình độ mới trong sinh hoạt tư tưởng, vượt qua định kiến Á Đông và mặc cảm của người dân mất nước để hướng đến nền văn hóa mới của phương Tây nhằm nâng cao nhận thức về đường lối cứu nước mới.

Nội dung tư tưởng duy tân đổi mới của Lương Văn Can đóng vai trò quan trọng, là cầu nối giữa tư tưởng truyền thống và hiện đại được thể hiện trong các trước tác cũng như thể nghiệm thực tiễn của ông. Nó cho thấy tấm lòng kiên tâm và nhiệt thành của một cuộc đời cống hiến trọn vẹn cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Tuy nhiên, tư tưởng của Lương Văn Can vẫn chưa vượt khỏi những hạn chế khách quan và chủ quan.

KẾT LUẬN

Có thể nói những chuyển biến của bối cảnh trong và ngoài nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chính là cơ sở để hình thành bước chuyển biến trong tư tưởng Lương Văn Can. Phản ánh sát các yêu cầu thực tiễn ấy, nội dung tư tưởng Lương Văn Can biểu hiện qua những giai đoạn quan trọng của lịch sử dân tộc và cuộc đời hoạt động của ông. Nhìn lại cuộc đời Lương Văn Can chúng ta thấy cả một chặng đường lịch sử khó khăn mà hào hùng của dân tộc Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Sự hình thành, biến đổi, phát triển và những đặc điểm nội dung tư tưởng của Lương Văn Can nói riêng và của dân tộc ta nói chung đều theo một trình tự logic khách quan của quá trình tiếp biến tư tưởng mang tính quy luật.

Chúng ta có thể hệ thống hóa tư tưởng duy tân của Lương Văn Can với những hoạt động của ông qua hai giai đoạn: Làm hiệu trưởng Đông Kinh nghĩa thục (1907–1908) và sau Đông Kinh nghĩa thục.

Lương Văn Can sinh ra và lớn lên khi chủ quyền đất nước dần dần lọt vào tay thực dân Pháp. Đọc sách Thánh hiền, tiếp nối truyền thống yêu nước, căm thù giặc của cha ông, trước thực tiễn mới, Lương Văn Can có bước chuyển biến trong tư tưởng riêng của mình. Nhận thức sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong việc tìm đường giải phóng đất nước, Lương Văn Can không ra làm quan mà trăn trở tìm hướng đi lên cho dân tộc, đó kết hợp tư tưởng dân chủ tư sản với chủ nghĩa yêu nước truyền thống. Sự chuyển biến tư tưởng Lương Văn Can cũng là xu thế của các sĩ phu yêu nước Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX trên cơ sở những chuyển biến kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng ở trong và ngoài nước, đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đi theo con đường nào để cứu nước, cứu dân phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

Tiếp biến các giá trị từ các trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản thông qua Tân thư, Tân văn, nghiên cứu những tư tưởng canh tân cải cách của các nhà tư tưởng Việt Nam đi trước đã tích cực chuyển hướng tư tưởng của mình

theo con đường mới. Lương Văn Can cùng một số chí sĩ yêu nước lập trường và phát động phong trào Đông Kinh nghĩa thục với nội dung và phương pháp mới, ra sức tuyên truyền tinh thần yêu nước, chống lối học cũ, kêu gọi nhân dân thực hiện lối sống mới nhằm “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” tạo tiềm lực để tự cường dân tộc và giải phóng đất nước. Đấu tranh theo con đường công khai, duy tân đổi mới thông qua giáo dục văn hóa là một đặc sắc trong sự lựa chọn con đường cứu nước của Lương Văn Can và các đồng chí của ông trong Đông Kinh nghĩa thục. Tư tưởng duy tân và quá trình hoạt động thực tiễn của Lương Văn Can và các nhà Nho Đông Kinh nghĩa thục cho thấy sự chuyển biến tư tưởng mang tính đặc thù của thế hệ trí thức yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX là vừa canh tân, vừa bạo động. Các ông không phản đối chủ trương bạo động (một trong các mục tiêu của nhà trường là đào tạo người và gây kinh phí ủng hộ Đông Du của Phan Bội Châu) nhưng chủ yếu vẫn là đấu tranh công khai trên lĩnh vực văn hóa – giáo dục theo tư tưởng Phan Châu Trinh.

Tư tưởng cải cách, duy tân tuy mang khuynh hướng dân chủ tư sản của Lương Văn Can vẫn duy trì và tiếp tục tư tưởng truyền thống của ông cha ta đồng thời cũng là một trong quan niệm nhân sinh của Nho giáo: “dĩ dân vi bản”. Trên cơ sở đó Lương Văn Can và các đồng chí tiến hành công cuộc duy tân rộng rãi, thức tỉnh nhân dân, kêu gọi đổi mới tư duy chính trị, văn hóa – giáo dục, kinh tế. Những hoạt động này của các ông đã bị chính quyền thực dân Pháp coi là nguy hiểm, đóng cửa Đông Kinh nghĩa thục vào 12/1907 và thẳng tay đàn áp phong trào.

Sau Đông Kinh nghĩa thục, năm 1913, Lương Văn Can bị bắt và kết án 10 năm lưu đày ở Nam Vang (Phnompenh, Campuchia). Hoàn cảnh khó khăn nơi đất khách không làm Lương Văn Can nản trí, ông vẫn kiên trì với sự nghiệp “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, thể nghiệm những nhận thức mới về kinh tế của ông trong kinh doanh. Với con mắt nhạy bén của

Kinh nghĩa thục, Lương Văn Can đã nhìn thấy một thị trường rộng mở ở Nam Vang rất thích hợp với hàng hóa Việt Nam. Ông cùng với gia đình thiết lập một con đường thương mại bí mật Việt – Miên. Hoạt động kinh doanh phát đạt, Lương Văn Can có điều kiện trợ giúp các chí sĩ cách mạng Việt Nam.

Năm 1921, sau 8 năm lưu đày, Lương Văn Can được giảm án và quay về Hà Nội. Ông tái lập một ngôi trường Ôn Như, vừa dạy học, vừa viết sách, trong đó có hai cuốn quan trọng nhất là: “Kim cổ cách ngôn” và “Thương học phương châm”. Khi tuổi tác và sự thâm trầm, sâu sắc trong kiến thức và kinh nghiệm của ông đối với kinh doanh, Lương Văn Can tổng kết thành tư

Một phần của tài liệu Tư tưởng duy tân của Lương Văn Can (Trang 99)