Tƣ tƣởng duy tân về kinh tế của Lƣơng Văn Can sau Đông Kinh nghĩa thục (1922-1927)

Một phần của tài liệu Tư tưởng duy tân của Lương Văn Can (Trang 78)

b. Tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài truyền vào qua Tân thư, Tân văn

2.2 Tƣ tƣởng duy tân về kinh tế của Lƣơng Văn Can sau Đông Kinh nghĩa thục (1922-1927)

Kinh nghĩa thục (1922-1927)

Ngay sau vụ ném bom của Việt Nam Quang Phục hội năm 1912, thực dân Pháp khủng bố điên cuồng, Lương Văn Can bị bắt và kết án 10 năm lưu đày ở Nam Vang (Phnômpênh, Campuchia). Theo quy định của bản án thì tại nơi lưu đày, Lương Văn Can phải tự lo sinh kế. Nhưng khác với thường tình, trong hoàn cảnh ấy kiếm đủ miếng ăn cho qua ngày đoạn tháng đã lấy làm mừng, Lương Văn Can đã nhìn thấy thị trường rộng mở của Nam Vang và Campuchia rất thích hợp cho hàng hóa Việt Nam. Đây là giai đoạn thể nghiệm nhận thức của ông trong kinh doanh. Lương Văn Can cùng với gia đình thiết lập con đường thương mại bí mật xuyên biên giới. Từ đó, công việc làm ăn phát đạt, ông có điều kiện để tiếp tục ủng hộ tài chính cho các chí sĩ cách mạng Việt Nam. Điều này chứng tỏ bản thân ông đã có sự vượt lên hoàn cảnh lưu đày để tiếp thu những giá trị tư tưởng kinh tế mới và thể nghiệm nó trong thực tế.

Năm 1921, sau 8 năm lưu đày, Lương Văn Can đã 67 tuổi, chọn hướng quay về Hà Nội với nghề dạy học và viết sách. Chỉ trong vòng 6 năm cuối đời, Lương Văn Can đã biên dịch, biên soạn được hơn một chục cuốn sách thuộc nhiều lĩnh vực, từ truyền thụ Hán tự – Hán học, giáo dục nhân cách, giáo dục gia đình, cho đến các kiến thức về địa lý, lịch sử và kinh doanh, thương mại. Đáng chú ý trong đó, có những cuốn đã được Lương Văn Can phác thảo trong những năm tháng lưu đày ở Nam Vang, đặc sắc nhất là “Kim cổ cách ngôn” và “Thương học phương châm”, nội dung chủ yếu bàn về kinh doanh và đạo đức kinh doanh.

Lương Văn Can bằng việc mở trường Ôn Như để vừa dạy học và viết sách, trên thực tế là sự kế tục sự nghiệp “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” của Đông Kinh nghĩa thục trong hoàn cảnh mới.

Vì sao Lương Văn Can vẫn kiên trì theo đuổi tinh thần Đông Kinh nghĩa thục trong kinh tế, kinh doanh khi lửa phong trào đã tắt? Không phải vì ông đã già rồi nên không thể tự đổi mới tư tưởng và đường lối. Trong cuộc đời mình, Lương Văn Can đã hơn một lần làm được việc phi thường đối với một nhà Nho tuổi ngoại ngũ tuần, là tự vượt mình, tự đổi mới quan điểm và kiến thức của mình để có thể đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong hoàn cảnh khó khăn mới.

Còn nếu trả lời vì ông hành động theo quán tính, thì nên hiểu đó là quán tính của một người đã trải qua công việc lập tôn chỉ của Đông Kinh nghĩa thục hướng đạo, chỉ đạo về chiến lược này, trước tác tổng kết chiến thuật, chiến lược kinh doanh, tức là một việc làm ưu thế mà không mấy người cùng thời với ông có được. Ngay từ khi lập gia đình với bà Lê Thị Lễ, một phụ nữ giỏi giang, cần kiệm và thạo nghề buôn bán, Lương Văn Can đã bắt đầu gắn kết với kinh doanh và thương mại – một lĩnh vực, một cái nghề mà xã hội Việt Nam xưa vốn coi khinh. Thế nhưng đối với Lương Văn Can – một người vừa là chủ gia đình, vừa là một trí thức khoa bảng nặng lòng với dân, với nước thì có thể có những suy nghĩ khác với thường tình. Trong khi việc dạy học của ông có mục đích là lập thuyết, lập trí, lập ngôn chứ không chỉ mưu sinh đơn thuần, thì việc kinh doanh của vợ con ông có ý nghĩa thiết thực hơn, trực tiếp hơn: nó quyết định ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống của gia đình. Còn xung quanh đó thì cảnh buôn bán náo nhiệt của Hà Nội ba mươi sáu phố phường khiến ông phải lưu tâm, quan sát. “Rất có thể từ những điều quan sát được, từ thực tế kinh doanh của gia đình và hàng phố xung quanh, Lương Văn Can đã đi tới chiêm nghiệm, tổng kết để tìm ra trong cái thực tiễn sinh động đó một sợi dây kết nối giữa doanh thương như một phương tiện để mưu sinh và làm giàu cho bản thân với doanh thương như một con đường để hồi sinh, để làm mạnh nội lực quốc gia” [71, 336].

thục (1907 – 1908). Với chủ trương kêu gọi quốc dân chấn hưng thực nghiệp, mở mang công nghệ, nông nghiệp và khai mỏ,... Lương Văn Can và các nhà Nho Đông Kinh nghĩa thục soạn sách “Quốc dân độc bản” với những quan niệm mới mẻ về kinh tế học, phổ biến bài thơ “Hợp quần doanh thuyết” của Nguyễn Thượng Hiền... nhằm canh tân não trạng của cả một dân tộc, một thế hệ đối với vấn đề kinh tế. Thực hành chấn hưng thực nghiệp, các hiệu buôn Đồng Lợi Tế, Hồng Tân Hưng, Đông Thành Xương được thành lập ở Hà Nội để làm việc nghĩa, tạo nguồn tài chính cho phong trào Duy tân – Đông Du. Tuy chỉ tồn tại cho tới năm 1908 nhưng các cơ sở kinh doanh này đã mang lại cho Lương Văn Can rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Là một hiệu trưởng phụ trách việc chi xuất, kiêm thành viên Ban tu thư của Đông Kinh nghĩa thục, ông có điều kiện để chiêm nghiệm về doanh thương một cách sâu xa. Với tầm nhìn mới này, Lương Văn Can cũng như các nhà duy tân khác vượt qua quan niệm cũ là coi doanh thương như một phương tiện lợi mình hại người của “bọn lái buôn” để nâng doanh thương lên tầm một phương thức tự tồn, tự cường mới của dân tộc Việt Nam, kết hợp trong nó truyền thống văn hóa của dân tộc với kỹ thuật kinh doanh tân tiến của thế giới.

Cơ hội thứ ba đưa Lương Văn Can đến với doanh thương là khi ông bị đày sang Nam Vang (1913–1921), phải tự mưu sinh nhưng lại không thể dạy học mưu sinh như trước nữa. Những năm tháng chiêm nghiệm hoạt động kinh doanh của gia đình và Đông Kinh nghĩa thục đã đem lại cho ông nhãn quan nhạy bén của một nhà kinh doanh và tầm nhìn chiến lược của một nhà khai phá. Thấy rằng mảnh đất Nam Vang và Cao Miên là một thị trường trống trải (những Việt kiều ở Cao Miên thời ấy sống chủ yếu nhờ vào ngư nghiệp biển Hồ và dịch vụ nhỏ, riêng buôn bán thì nằm trong tay Hoa kiều), ông cùng con gái, con dâu tổ chức luôn hai rồi ba cửa hiệu, phối hợp với bà Lê Thị Lễ ở Hà Nội và một số thương gia ở Sài Gòn thiết lập con đường buôn bán xuyên biên giới Việt – Miên.

Nói tóm lại, trong cả ba lần cơ duyên đưa Lương Văn Can đến với doanh thương thì cả ba lần, ông đều đóng vai trò của người hướng đạo, chỉ đạo về chiến lược, chiến thuật kinh doanh. Thực tiễn kinh doanh ấy, đã đem lại cho ông nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý. Đặc biệt, lần thứ ba, khi tuổi tác và sự trải nghiệm đã đúc kết lại cho ông sự thâm trầm, sâu sắc trong kiến thức và trong các triết lý của ông đối với kinh doanh. “Kim cổ cách ngôn” và “Thương học phương châm”, hai tác phẩm được xuất bản sau khi Lương Văn Can trở về Hà Nội năm 1921, ra đời trong điều kiện đó. Nó không xuất phát từ một ý tưởng thiên tài đột xuất, cũng không phải là biên dịch lại một tác phẩm dạy làm doanh thương của nước ngoài, mà được đúc kết những kiến thức và trải nghiệm của cả một đời người. Hai cuốn sách của Lương Văn Can “giống như “cánh én báo hiệu mùa xuân”, đánh dấu sự ra đời của một tầm nhìn mới, một kiến thức mới, một phương pháp mới đối với lĩnh vực kinh doanh, thương mại của doanh nhân và trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX” [71, 339]. Nó cho phép chúng ta xem Lương Văn Can là một cột mốc khởi nguồn trong lịch sử tư duy đổi mới kinh doanh hiện đại của Việt Nam. Vì mặc dù trước đó đã có một vài tài liệu học tập tuyên truyền có nội dung kêu gọi chấn hưng thực nghiệp do các chí sĩ duy tân biên soạn, nhưng chưa có ai đi xa hơn Lương Văn Can trong việc phân tích đến tận cùng cội nguồn hạn hẹp của nền kinh tế và của giới doanh nhân trong nước, đưa ra các phương thức nhằm hiện đại hóa việc kinh doanh và lành mạnh hóa thương giới nước nhà đạt đến các triết lý về kinh doanh.

Một phần của tài liệu Tư tưởng duy tân của Lương Văn Can (Trang 78)