Cuộc đời và sự nghiệp của Lƣơng Văn Can (1854-1927)

Một phần của tài liệu Tư tưởng duy tân của Lương Văn Can (Trang 29 - 38)

b. Tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài truyền vào qua Tân thư, Tân văn

1.3 Cuộc đời và sự nghiệp của Lƣơng Văn Can (1854-1927)

Lương Văn Can hiệu là Ôn Như, sinh năm Giáp Dần 1854, mất năm Đinh Mão 1927; quê ở xã Nhị Khê, huyện Thường Phúc, phủ Thường Tín, Hà Nội. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo, sinh sống bằng nghề nông và nghề tiện gỗ – một nghề thủ công nổi tiếng của Nhị Khê. Nhưng vì quý trọng sự học, thân phụ của ông cầm cố cả ruộng đất cho các con theo đuổi nghiệp bút nghiên.

Năm Giáp Tuất (1874), tròn 20 tuổi, Lương Văn Can đỗ cử nhân trường thi Hương Hà Nội. Năm sau, ông thi Hội (khoa Ất Hợi, 1875) vào đến nhị trường nên được triều đình nhà Nguyễn bổ làm Giáo thụ phủ Hoài Đức (Hà Nội) nhưng ông đã khước từ.

Năm 1891, Lương Văn Can có một động thái khác thường là ghi tên vào Hội đồng thị chính thành phố Hà Nội nhằm lợi dụng định chế này như một diễn đàn để yêu cầu Pháp thi hành những việc ích quốc, lợi dân. Nhưng Lương Văn Can nhanh chóng nhận ra Hội đồng này chỉ là một công cụ của thực dân. Trong “Hành trạng”, ông kể rõ: “Ta vốn tính điềm đạm, pháp trực, không ưa chỗ náo nhiệt, thấy vận nước gian nan, tài chính thô sơ, vẫn chịu thủ tuyết ở nhà dạy học, dẫu từng ứng cử làm nghị viên tỉnh, nghị viên thành phố, nhưng nghĩ mình làm nghị viên mà không có quyền phát nghị đương lúc hội đồng, bất quá chỉ vâng vâng giạ giạ, chỉ như con trùng ứng thanh, không làm ích gì cho Tổ quốc xã hội được, bèn từ về” [36, 203]. Kể từ lúc ấy, ông lấy việc dạy học làm vui, đồng thời chú tâm theo dõi tình hình thời cuộc để liệu đường cứu nước, ích dân.

Vào đầu thế kỷ XX, Lương Văn Can cũng như nhiều nhà Nho Việt Nam được đọc các Tân thư, Tân văn và Tân báo từ Trung Quốc, Nhật Bản tràn tới và đã thức tỉnh, làm thay đổi đáng kể nhận thức về nhiều vấn đề lớn của dân tộc. Xu hướng tư tưởng này cũng đã ảnh hưởng đến đông đảo Nho sĩ nước ta. Họ trở thành những nhân vật cấp tiến trong xã hội.

Khác với các nhà Nho duy tân trong thế kỷ trước đó, những năm đầu thế kỷ XX, họ đã nhận thức sự cần thiết liên kết chặt chẽ giữa nhiều nhà Nho duy tân trong cả nước, nhất là trên địa bàn thành thị. Sự liên kết đó đã xóa bỏ dần tính chất cục bộ địa phương để tăng cường hơn nữa sự cố kết dân tộc, nhằm tạo ra thế và lực mới cho họ triển khai những biện pháp duy tân vào thực tiễn xã hội. “Khai dân trí” trên nền tảng đổi mới nền giáo dục học thuật cũ được các nhà Nho duy tân chọn lựa là bước đi tiên phong cho cuộc vận động duy tân đất nước. Họ không thể trông cậy, bấu víu mãi vào nền Nho học được, bởi họ đã hiểu sau quá trình suy thoái, khủng hoảng, nó đang trở thành lực cản cho sự phát triển xã hội. Họ luận giải nguyên nhân mất nước là bởi dân trí ta ngu hèn, chỉ có mạnh dạn cải cách giáo dục mới có thể tạo ra sự bứt phá cho dân tộc phát triển.

Năm 1906, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đến thăm trường Khánh Ứng nghĩa thục (Keio Gijuku) ở Nhật Bản. Trường ra đời trong thời cải cách Minh Trị và do Phúc Trạch Dụ Cát (Fukuzawa Yukichi) thành lập. Trường Khánh Ứng nghĩa thục được xây dựng theo mô hình nền giáo dục Âu – Mỹ và được coi là bản sao của trường Đại học Havard ở Mỹ. Mục tiêu của trường là phát triển một nền giáo dục cộng đồng xã hội hóa dựa trên tinh thần tự cường của người Nhật Bản và tạo bệ đỡ cho tầng lớp tư sản đang lớn mạnh ở Nhật Bản. Trải qua nhiều năm phát triển, đến thời kỳ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh tới Nhật Bản, trường đã trở thành một cơ sở giáo dục hoàn bị với một hệ thống đa cấp học và đa ngành. Bị cuốn hút bởi một mô hình giáo dục mới, hai ông đều cho rằng ở Việt Nam rất cần có những trường như Khánh Ứng nghĩa thục.

Nhận thức được vai trò của Hà Nội là trung tâm học thuật của cả nước, nên ngay sau khi từ Nhật Bản về, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã ra Hà Nội gặp gỡ một số trí thức ở đây, trong đó có Lương Văn Can để bàn luận về vấn đề “khai dân trí”. Cuối cùng, họ đã quyết định thành lập ở Hà Nội trường Đông Kinh nghĩa thục theo mô hình Khánh Ứng nghĩa thục ở Nhật Bản. Cuộc họp bàn thành lập trường diễn ra tại căn gác nhà Lương Văn Can, số 4 Hàng Đào, Hà Nội. Với uy tín của mình, Lương Văn Can được bầu làm Thục trưởng, Nguyễn Quyền làm Giám học. Địa điểm mở trường chính là căn nhà số 4 Hàng Đào của Lương Văn Can, khi có đông học sinh thì mượn thêm căn nhà bên cạnh, ở số 10 Hàng Đào.

Tháng 5 năm 1907, trường đã được Pháp cấp giấy phép hoạt động. Lương Văn Can với vai trò hiệu trưởng cùng các đồng chí tổ chức, quản lý và tiến hành các hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục. Ông cùng các soạn giả trong Ban Tu Thư biên soạn và biên dịch sách giáo khoa với mục tiêu thực hiện cải cách văn hóa – giáo dục, xã hội, “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Mục tiêu cuối cùng là cứu quốc.

Hoạt động của trường đã lan tỏa tạo nên phong trào Đông Kinh nghĩa thục rộng rãi có tác dụng mở màn cuộc cách mạng văn hóa – tư tưởng trong quần chúng nhân dân. Thực dân Pháp lo sợ, tháng 12/1907 nhà trường bị đóng cửa và các sĩ phu bị kết án. Lương Văn Can được thả vì không có chứng cứ. Song ông bị nghi ngờ, theo dõi.

Năm 1912, Lương Văn Can tiếp tục gửi tiền cho các nhà cách mạng Đông Du mở một hiệu buôn ở Long Châu, Quảng Tây, Trung Quốc. Những hoạt động chi viện của Lương Văn Can trong thời điểm này có thể dẫn đến những nguy hiểm kể cả về tính mạng đối với ông vì 7/2/1910, Phan Bội Châu và bốn đồng chí bị tòa án Nam triều tỉnh Nghệ An kết án tử hình vắng mặt.

Ngay sau vụ ném bom của Việt Nam Quang Phục hội (1912), thực dân Pháp khủng bố điên cuồng, Lương Văn Can bị bắt và kết án 10 năm lưu đày ở Nam Vang (Phnômpênh, Campuchia). Theo quy định của bản án thì tại nơi lưu đày, Lương Văn Can phải tự lo sinh kế. Nhưng khác với thường tình, trong hoàn cảnh ấy kiếm đủ miếng ăn cho qua ngày đoạn tháng đã lấy làm mừng, Lương Văn Can đã nhạy bén nhìn thấy thị trường rộng mở của Nam Vang và Campuchia rất thích hợp cho hàng hóa Việt Nam. “Ông thuê nhà trên đường An Dương, thành phố Nam Vang, mở hiệu buôn Đại Thanh giao cho Lương Thị Trí và Lương Ngọc Môn quản lý. Và thuê nhà trên đường Quai Piquet cách đó không xa, mở hiệu buôn Hưng Thạnh cho Nguyễn Thị Hồng Đính trông nom. Theo kế hoạch của ông, mọi người chia nhau đi nghiên cứu thị trường, rồi kín đáo liên hệ với bà cử Can ở Hà Nội và các thương gia trong nước, thiết lập một con đường thương mại bí mật xuyên biên giới, dùng tiếng lóng đánh điện tín về Hà Nội và Sài Gòn để đặt hàng đưa sang Nam Vang” [36, 119]. Việc buôn bán từ đó phát đạt, Lương Văn Can có nguồn tài chính để tiếp tục trợ giúp các nhà cách mạng Việt Nam.

Đối với tất cả những hoạt động kinh doanh sôi động ấy, trong “Hành trạng”, Lương Văn Can chỉ ghi vắn tắt: “Năm Bính Thìn con gái thứ bẩy

cũng sang buôn bán, lại có nàng dâu thứ ba từ Tầu về cùng ở, mở hai cửa hàng, nhụ nhân lại từ Hà Nội gởi hàng vào bán thêm, buôn bán cũng hơi phát đạt” [36, 204-205]. Công cuộc kinh doanh “mở đường” của Lương Văn Can đã gây một ấn tượng mạnh mẽ đối với giới thương gia Việt Nam đương thời, khiến họ quan tâm đến thị trường Campuchia và theo gương ông sang Campuchia buôn bán. Sau này, khi Lương Văn Can mất, một người yêu nước ký tên là Trần Chi Cổ, buôn bán tại đường D’ Espagne, Sài Gòn, đã viết bài “Thương giới Việt Nam đối với lễ truy điệu Lương chí sĩ” đăng trên tờ “Đông Pháp thời báo” ngày 24/6/1927 để ca ngợi công khai phá của ông: “... Ấy đương trong vòng đầy ải đó, không còn cách sanh kế gì nữa, cụ mới lập nhà buôn, ở Côn-nôn buôn đồi mồi các đồ vặt, về Cao-man lại buôn lụa, buôn các vật dụng, làm thuốc, thế là cụ đã mở đường cho nhiều người Việt Nam trước kia sợ Cao-man “ma thiêng nước độc” bây giờ cũng bắt chước sang buôn bán, sau này trở nên rất giàu có. Coi đó thì biết công của cụ không riêng gì ở phần gốc mà có cả ở phần ngọn, không riêng ở chánh giới, mà có ở thương giới nữa. Vậy trong nhà buôn ta, đối với Lương Tiên sanh, không những kính mến cụ về lòng yêu nước thương nòi của cụ, mà phải biết ơn cụ đã chỉ đường cho ta đi buôn bán tại xứ xa xôi” [36, 272].

Trong thời gian 8 năm lưu đày, Lương Văn Can cũng tập trung soạn sách tổng kết thực tiễn kinh doanh với “lòng trách nhiệm” và “lòng hứng vị”. Trong “Hành trạng”, ông viết: “Ta nghĩ người ta làm việc hẳn phải có hai lòng đặc biệt, một là: lòng trách nhiệm, hai là: lòng hứng vị, có trách nhiệm thì trong lòng mấy phải lo mà làm, có hứng vị thì mấy biết vui mà làm, nếu có trách nhiệm mà không có hứng vị thì dẫu làm cũng không bền lâu được, ta vẫn có ý trước thuật mà chưa rồi, nay nhân cơ lưu ở Nam Vang mà làm nên được mấy bộ sách, ấy chính là giời để ngọc thành cho ta, ta thường vui mà quên mỏi, cũng là cầu hết thiên chức của mình, và gọi là lưu di tích một chút về sau” [36, 205]. Thời gian này, ông đã soạn được một số tác phẩm:

là sách “Hạnh đàn loại ngữ”, “Châu thư loại ngữ” để tiện cho người mới học chữ Hán và răn dạy con cháu.

Trong những năm tháng lưu đày, Lương Văn Can đã không uổng phí chút thời gian nào. Sau này, khi trở về Hà Nội, ông đã cảm tác làm một bài thơ, nhắc lại bốn công việc chính mà ông đã làm trong thời kỳ lưu đày: buôn bán, soạn sách, tìm thêm bạn đồng tâm, và mở mang kiến thức:

“Chín năm xa nước với xa nhà, Lần lữa ngày qua lại tháng qua. Buôn tính hơn thua toan mặc trẻ, Sách vui soạn thuật tự quên già. Đồng tâm thêm rộng tri giao nữa, Quá nhãn càng nhiều kiến thức ra. Tổ quốc trở về lòng luống những Ta nay nào đã khác ta xưa...” [36, 181]

Ngày 23/12/1921, sau 8 năm lưu đày, Lương Văn Can mới được giảm án và được phép trở về Hà Nội. Lúc này, ông đã 67 tuổi. Bối cảnh lúc đó không thuận lợi vì nghĩa đảng đã tan, phong trào yêu nước đã thoái trào. Tuy vậy, Lương Văn Can tiếp tục tranh đấu trong hoàn cảnh khó khăn mới.

Tại ngôi nhà số 4 Hàng Đào, Lương Văn Can tái lập một ngôi trường với tên gọi Ôn Như, vừa dạy học, vừa biên soạn và biên dịch sách, trong đó có hai cuốn sách quan trọng nhất là “Thương học phương châm” và “Kim cổ cách ngôn” bàn về kinh doanh và đạo đức kinh doanh, mà cho đến nay nội dung sâu sắc của nó làm cho các doanh nhân và các nhà nghiên cứu khâm phục. Ông kiên trì sự nghiệp “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” của Đông Kinh nghĩa thục trong hoàn cảnh mới.

Ngày 12/6/1927, tức 13/5 năm Đinh Mão, Lương Văn Can đột ngột từ trần tại nhà riêng, thọ 73 tuổi. Đám tang của ông thu hút rất nhiều người tham dự mặc dù bị thực dân Pháp ra sức ngăn cản.

Cuộc đời Lương Văn Can là cuộc đời cống hiến trọn vẹn cho nước nhà với một tấm lòng yêu nước kiên định và nhiệt huyết.

* Các tác phẩm chính:

- Sách biên soạn và biên dịch: “Đại Việt địa dư” (1907), Nghiêm Hàm Ấn quán, Hà Nội, 1925; Từ 1913 – 1921: “Gia Huấn”, “Hán học tiệp kính”, Ấn quán, Hà Nội, 1925; Từ 1913 – 1921: “Gia Huấn”, “Hán học tiệp kính”, “Hán tự quốc âm”, “Hạnh đàn loại ngữ”, “Châu thư loại ngữ”. Từ 1922 – 1927: “Hiếu kinh”, “Ấu tùng học đàm”, “Kim cổ cách ngôn”, “Thương học phương châm”, “Luận ngữ loại ngữ” (ba tập), “Luận ngữ cách ngôn diễn giả”, “Quốc sự phạm lịch sử”, “Lương gia thế phả – Lương gia thứ chi phả”, “Phan Tây Hồ di thảo” (ba tập, cùng viết với Ngô Đức Kế).

- Thơ ca: Theo Hoài Anh, Lương Văn Can biên soạn cho Đông Kinh nghĩa thục một số bài giảng như: “Nam quốc địa ca” và “Bố y thư”. Theo Vũ Ngọc Khánh và “Từ điển bách khoa Việt Nam”, Lương Văn Can có hai bài thơ “Khuyến trung” và “Cảm tác”.

Với khối lượng trước tác như vậy, có thể nói Lương Văn Can là một trong những tác giả quan trọng của giai đoạn giao thời 1900 – 1930. Sách của ông bao gồm nhiều lĩnh vực và thể loại. Tuy nhiên, do bị thất thoát nên hiện nay, tên tuổi Lương Văn Can vẫn chưa có một vị trí xứng đáng trong các công trình lịch sử tư tưởng Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Những cống hiến của Lương Văn Can cho đất nước không chỉ đóng khung trong 9 tháng hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục như sách báo trước đây thường nói mà còn trải dài suốt hơn 20 năm đầu thế kỷ XX. Hơn nữa, ông không chỉ là một nhà Nho yêu nước có tư tưởng duy tân về giáo dục, văn hóa mà cả về tư duy đổi mới kinh tế, ông có những đóng góp đáng quý.

Lương Văn Can là một chí sĩ nhiệt tâm yêu nước, thiết tha với sự nghiệp cứu nước. Có thể nói, tư tưởng và hoạt động cứu nước của ông đại diện cho bước chuyển mới về tư tưởng và hành động của lớp trí thức Nho

để lại không nhiều, nhưng thể hiện tư tưởng yêu nước, hy sinh vì dân, vì nước của ông, thể hiện quá trình chuyển biến tư tưởng của ông và thế hệ ông. Lương Văn Can xuất thân là một Nho sĩ, theo con đường khoa cử Nho học. Kinh sách thánh hiền đã trang bị cho ông những kiến thức cơ bản và sâu sắc về nhiều lĩnh vực như rất nhiều Nho sĩ Việt Nam trong lịch sử và ở cùng thời kỳ với ông. Ông trưởng thành trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt. Đó là khi chủ quyền dân tộc không còn, đất nước chìm đắm trong vòng kìm kẹp, bóc lột của thực dân, phong kiến. Lương Văn Can thấu hiểu tình cảnh đó của dân, của nước. Tiếp nối truyền thống yêu nước tốt đẹp của cha ông, cùng với vốn kiến thức Nho học uyên thâm, tiếp biến tư tưởng cải cách duy tân từ Trung Quốc, Nhật Bản, Lương Văn Can đã thể hiện bước chuyển dứt khoát tư tưởng yêu nước theo khuynh hướng duy tân. Tư tưởng của ông cùng với các sĩ phu cấp tiến đầu XX thể hiện bước chuyển biến mạnh mẽ từ tư tưởng Nho giáo sang khuynh hướng tư tưởng dân chủ tư sản. Tư tưởng mới của Lương Văn Can và đồng chí được lan truyền rộng rãi bằng phong trào Đông Kinh nghĩa thục, từng bước thực hiện khát vọng đưa xã hội Việt Nam thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu, hướng tới giá trị văn minh, tiến bộ. Tư tưởng và hành động vì dân, vì nước của ông tiêu biểu cho tư tưởng và hành động yêu nước của trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX tự chuyển biến để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn dân tộc, khởi đầu giai đoạn tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây, góp phần phát triển tư tưởng Việt Nam trong hoàn cảnh mới.

Quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Lương Văn Can không tách rời các điều kiện khách quan và chủ quan, nhất là gắn liền với sự biến đổi của điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội trong xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Những điều kiện lịch sử ấy có ảnh hưởng rất lớn đối

Một phần của tài liệu Tư tưởng duy tân của Lương Văn Can (Trang 29 - 38)