Vai trò tư tưởng duy tân về chính trị, văn hóa giáo dục, kinh tế của Lương Văn Can và các đồng chí qua hoạt động của Đông Kinh

Một phần của tài liệu Tư tưởng duy tân của Lương Văn Can (Trang 76 - 78)

b. Tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài truyền vào qua Tân thư, Tân văn

2.1.5 Vai trò tư tưởng duy tân về chính trị, văn hóa giáo dục, kinh tế của Lương Văn Can và các đồng chí qua hoạt động của Đông Kinh

tế của Lương Văn Can và các đồng chí qua hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục

Đông Kinh nghĩa thục không chỉ là một trường học, một cơ sở giáo dục thuần túy, mà còn là một phong trào, một tổ chức chính trị hoạt động góp phần đắc lực vào cuộc vận động của cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX. Bằng những chủ trương cải cách giáo dục và hoạt động cụ thể, Lương Văn Can và các đồng chí của ông đã làm dấy lên một phong trào duy tân, đổi mới rộng khắp nước ta. Từ những tác động về mặt văn hóa – tư tưởng, tạo nên được những bước chuyển biến về mặt chính trị trong tư tưởng của nhân dân ta, làm nhân dân ta thức tỉnh, dẫn đến cuộc kháng thuế Trung Kỳ 1908. Chính vì vậy, thực dân Pháp đã gọi Đông Kinh nghĩa thục là “lò phiến loạn Bắc Kỳ” và đóng cửa nhà trường vào 12/1907, thẳng tay đàn áp phong trào.

Nội dung tư tưởng duy tân và hoạt động thực tiễn của Lương Văn Can và các nhà Nho Đông Kinh nghĩa thục đã đóng góp to lớn thức tỉnh quần chúng nhân dân. Nó đã tích cực, chủ động đưa ý thức dân tộc hướng tới những giá trị văn hóa chung của nhân loại trên cơ sở tính tới điều kiện thực tế của Việt Nam. Từ những nhận thức đầu tiên về quyền lợi và nghĩa vụ của mình, người dân đã đứng lên và bước đầu tạo lập cho mình những khả năng, sức mạnh trước đó chưa từng có. Sự biến dân biểu tình chống thuế (1908) là

đỉnh cao, nằm ngoài dự tính của các nhà lãnh đạo phong trào duy tân. Tuy rằng, tác dụng của ý thức dân quyền không thể phủ nhận.

Các mặt “khai dân trí”, “chấn dân khí”, thì vấn đề “hậu dân sinh” cũng là một đặc sắc trong tư tưởng và hành động của các nhà Nho Đông Kinh nghĩa thục. Lương Văn Can và các đồng chí của ông luôn mong muốn cuộc sống của nhân dân được cải thiện, thoát khỏi cảnh bần hàn. Hơn ai hết, ông thấu hiểu cách làm ăn của một đất nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế què quặt do thực dân khai thác, bóc lột, còn người khốn khổ nhất là nhân dân lao động. Ông cùng các soạn giả trong Ban Tu thư của Đông Kinh nghĩa thục đã biên soạn và phổ biến các tư tưởng kinh tế mới, phương thức sản xuất mới nhằm mang lại cho nhân dân kiến thức cơ bản để kinh doanh, hoạt động thương mại, kêu gọi người dân biết đoàn kết, cùng nhau làm kinh tế, dân sinh được cải thiện thì sẽ có điều kiện để đấu tranh giành độc lập. Mặc dù tính hiện thực trong tư tưởng và chủ trương của các ông chưa có, nhưng xét dưới góc độ phát triển của tư duy, có thể nói, tư tưởng của Lương Văn Can và các nhà duy tân là một bước tiến bộ về chất so với trí thức Nho học trước đó.

Việc làm của Lương Văn Can và các chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX đã nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh. “Đối với thực dân Pháp và chế độ phong kiến tay sai, khi phong trào cải cách xã hội thâm nhập và lan rộng trong quần chúng kết hợp với yêu cầu kinh tế của họ thì nó sẽ biến thành phong trào có tính chất bạo lực cách mạng. Trên thực tế, các sự kiện hội nông, hội thương, các cuộc diễn thuyết, mở trường học chữ quốc ngữ... chỉ là những phần nhỏ của phong trào chung để đi đến cuộc biểu tình đòi giảm bớt sưu thuế của nhân dân miền Trung năm 1908” [31, 223].

Lựa chọn lối thoát cho dân tộc thông qua con đường giáo dục nhận thức tư tưởng của Lương Văn Can và các sĩ phu Bắc Hà là một khả năng lựa chọn đúng đắn. Điều đó đánh dấu bước chuyển biến cuộc cách mạng tư tưởng trong chính bản thân các nhà Nho duy tân: từ hệ tư tưởng phong kiến hướng

động của Lương Văn Can và phong trào Đông Kinh nghĩa thục đã có vai trò là chiếc cầu nối, chuẩn bị về mặt tư tưởng để nhân dân ta tiếp nhận tư tưởng Mác – Lênin ở giai đoạn sau.

Một phần của tài liệu Tư tưởng duy tân của Lương Văn Can (Trang 76 - 78)