Tư tưởng triết lý về kinh doanh của Lương Văn Can trong “Thương học phương châm” và “Kim cổ cách ngôn”

Một phần của tài liệu Tư tưởng duy tân của Lương Văn Can (Trang 81)

b. Tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài truyền vào qua Tân thư, Tân văn

2.2.1 Tư tưởng triết lý về kinh doanh của Lương Văn Can trong “Thương học phương châm” và “Kim cổ cách ngôn”

“Thương học phương châm” và “Kim cổ cách ngôn”

* Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm và khái quát hóa các chủ thể kinh doanh. Một người kinh doanh có nhiều kinh nghiệm, có chí hướng rõ ràng thường có xu hướng đúc kết từ sự hiểu biết công việc và quan

Triết lý kinh doanh của Lương Văn Can là các triết lý được rút ra từ những kinh nghiệm, bài học thành công và thất bại trong quá trình kinh doanh. Nó là hệ thống giá trị gồm lý tưởng, các nguyên tắc chi phối hoạt động và các chuẩn mực giá trị chung của mọi thành viên, nó giúp người ta tự xác định phương hướng, cách thức hành động phù hợp và tự xét đoán về hành vi của bản thân cũng như của các thành viên khác, để nhằm góp phần chấn hưng đất nước. Lương Văn Can trình bày hai vấn đề cơ bản: vai trò, phương tiện, cách thức kinh doanh và những chuẩn mực, giá trị đạo đức trong kinh doanh.

Về phương tiện và cách thức hoạt động kinh doanh bao gồm các yếu tố: con người, vốn và tài sản, kỹ thuật và công nghệ cùng với cách tổ chức, kết hợp và điều hành quản lý các yếu tố này để tạo ra sản phẩm và dịch vụ.

Còn có cách phân loại khác cho rằng: nguồn lực và phương tiện của công ty gồm hai loại: 1. Tài sản và phương tiện hữu hình (vốn, máy móc, thiết bị, số nhân viên...); 2. Tài sản và phương tiện vô hình (danh tiếng của doanh nghiệp, năng lực sáng tạo của công nhân, cách thức quản lý).

Trong “Thương học phương châm”, Lương Văn Can đã trình bày các vấn đề kinh tế học hết sức mới mẻ đối với nhân dân ta những năm đầu thế kỷ XX: Tư bản, Tổ chức sự buôn bán, tính toán, sổ sách, thư từ, mua hàng, thương hiệu, thương tiêu, thương địa, thương điếm, bày hàng, quảng cáo, giao tế tiếp dẫn, điều lệ nhà băng, sự buôn bán nước ta.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy từ các đề mục trên, Lương Văn Can đã có những nhận thức bằng khái niệm rất mới về các phạm trù kinh tế, thương mại để đưa ra giảng dạy các môn mà ngày nay gọi là vốn tư bản, kế toán, sổ sách chứng từ thương mại, khoa mua hàng, khoa bán hàng, khoa tiếp thị, khoa quảng cáo, khoa ngân hàng...

Trước đây, buôn bán trong quan niệm truyền thống, chưa được đánh giá đúng vai trò của nó. Mặc dù một mặt nhân dân ta nhận thấy “phi thương bất phú”, nhưng mặt khác do ảnh hưởng quan niệm Nho giáo: “trọng nghĩa

khinh lợi”, “dĩ nông vi bản”, “trọng sĩ khinh thương” nên hoạt động kinh doanh và tinh thần kinh doanh không được phát triển. Trong quan niệm của dân ta: “Đi buôn nói ngay không bằng anh cày nói dối”, “Mười anh đi buôn không bằng một anh làm ruộng”. Họ còn cho rằng, buôn bán đem lại lợi ích không đáng kể: “Buôn trâu, buôn bè không bằng ăn dè hà tiện”, “Buôn Ngô, buôn Tàu, không giàu bằng hà tiện”.

Ở Lương Văn Can, tư tưởng và hành động có sự thống nhất, đó là coi trọng và phát triển doanh thương. Ông đã xác định đúng vai trò của kinh doanh và thương mại để tự cường dân tộc, giải phóng đất nước. Trong suy nghĩ của ông, chỉ bằng cách đổi mới tư duy kinh tế, thực hành doanh thương, nghề nghiệp mới được mở rộng, dân trí mới phát triển, tạo nên thế nước ta đua tranh với nước khác. “Đương buổi thời thế cạnh tranh này, các nước phú cường không đâu là chẳng đua tài thi sức ở trong trường thương chiến, văn minh càng tiến bộ buôn bán càng thịnh đạt, buôn bán thịnh thời trong nước giàu mạnh không biết đến đâu là cùng, buôn bán suy thời trong nước nghèo yếu không biết đâu mà kể, cứ xem cái trình độ buôn bán một nước nào cao hay thấp, rộng hay hẹp thời sét được dân nước ấy giầu hay nghèo, văn hay dã. Việc buôn bán thịnh suy có quan hệ đến quốc dân thịnh suy như thế, ta nên coi thường xem khinh được sao” [10, 33].

Lương Văn Can cho rằng kinh doanh là một nghề chính đáng làm giàu cho đất nước: “Ôi! Thế giới tiến hóa vô cùng thì người ta tiến thủ cũng phải vô cùng, nếu không gắng sức tiến thủ thời không thành được sự nghiệp lớn, không có người làm được sự nghiệp lớn thì quốc gia xã hội không bao giờ tránh khỏi liên được, có làm được thực nghiệp thời mới có của, của là mẹ đẻ ra muôn việc, thực nghiệp so với mấy nhà chính trị, nhà giáo dục là rất trọng yếu, thế giới bây giờ sở dĩ có vật chất văn minh tức là bởi cái lòng tiến thủ chứa chan ra mà được thế, cho nên cái bụng hăm hở cầu giàu cũng không phải là đê tiện, mà cái người chính đáng làm giàu cũng không nên khinh bỉ”

làm giàu cho bản thân doanh nhân mà còn nhằm mục tiêu cao cả hơn đó là kinh doanh để phụng sự Tổ quốc.

Lương Văn Can nhận thấy vai trò của doanh thương đối với sự phát triển của đất nước. Ở ông có sự kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc, kiến thức uyên thâm và sâu sắc của một nhà Nho, vận dụng, ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế. Kinh doanh trong cách nhìn của ông còn đơn giản, hạn hẹp trong lĩnh vực buôn bán (lưu thông) nhưng trong những năm đầu thế kỷ XX, Lương Văn Can tỏ ra một bản lĩnh khác thường khi ông đưa ra những nhận thức mới mẻ trong kinh tế.

* Phương tiện và cách thức hoạt động kinh doanh

Trước đó, Đông Kinh nghĩa thục đã từng soạn sách “Quốc dân độc bản” bao gồm trong đó hàng chục chuyên mục nói về kinh tế, kinh doanh, Nguyễn Thượng Hiền cũng từng viết “Hợp quần doanh thuyết” (1907) để trình bày chủ trương kinh tế theo hướng duy tân. Nhưng giảng giải một cách chuyên sâu, thấu đáo về những vấn đề tương đối mới ấy thì phải đợi đến khi Lương Văn Can viết hai cuốn sách “Thương học phương châm” và “Kim cổ cách ngôn”. Ông đã đưa ra những khái niệm, phạm trù mới về nguồn lực và phương tiện cơ bản của hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Vấn đề đầu tiên mà Lương Văn Can quan tâm là “vốn tư bản”, ông chỉ rõ: “Muốn buôn thì phải có tư bản, hoặc của một người, hoặc của hợp cổ, tùy nhiều ít mà lập thương điếm buôn bán phải do tiêu chí đại, như có vốn một nghìn thì buôn hàng độ sáu bảy trăm, có vốn một vạn, thì buôn hàng sáu bảy ngàn, còn lưu lại vài phần để phòng khi ế ẩm thua lỗ mà bổ cứu thêm vào, nếu có đồng nào buôn hết đồng ấy hoặc vay lãi nặng mà buôn, thì đến lúc lỗ không lấy đâu mà duy trì, tất đến nỗi phải phá sản khánh tận; nói tóm lại, người sinh ra ở đời tất phải học biết một nghề, đời bây giờ không nên khinh nghề buôn, nghề buôn tất phải có tư bản, tư bản tất phải dự bị làm sao cho chắc chắn, còn như không biết mà làm liều, thời là thằng còng làm cho thằng

ngay ăn, tất là hữu lao nhi vô công, nhà kinh thương không nên làm vậy” [10, 3].

Mặt khác, phát triển kinh tế cần phải tiết kiệm để mở rộng sản xuất, phải biết tận dụng những gì thiên nhiên ưu đãi cho nước ta. Ông nhấn mạnh: “Người muốn lấy của ở người, chi bằng lấy của ở giời đất... đất là quý báu sinh lợi cho người” [9, 89]. Và “Cần thì làm ra của, kiệm thì ít tốn của, cần mấy kiệm là cái đạo trị sinh vậy” [9, 8].

Bên cạnh những yếu tố cơ bản để tiến hành hoạt động kinh doanh, Lương Văn Can còn đề cập đến những khái niệm còn rất xa lạ đối với người dân Việt Nam với thói quen và tâm lý tiểu nông. Đó là cách thức tổ chức buôn bán, tính toán, sổ sách, nghệ thuật mua bán hàng, vai trò của quảng cáo, thương hiệu, thương tiêu... Trong quan niệm của ông, kinh doanh nó không còn chỉ là một hình thức buôn bán nhỏ lẻ, tùy tiện.

Vốn kiến thức sâu rộng và những trải nghiệm trong hoạt động doanh thương của bản thân, Lương Văn Can tổng kết thành những nguyên tắc để kinh doanh phát đạt, thành công.

Lương Văn Can đã nhận thức được một trong những nguyên tắc quan trọng của kinh doanh là thái độ phục vụ khách hàng. Một doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải dựa vào khách hàng. Vì vậy, thái độ bán hàng được Lương Văn Can nhấn mạnh: “Chủ hàng không nên ngại phiền, cứ của thật giá thật mà bán, tha hồ khách mua kén chọn thế nào bới trác thế nào cũng nên nhẫn nại chịu phiền nói hòa nhã, hoặc khách chưa biết nội dung tốt xấu thế nào, cũng nói rõ chỉ bảo cho khách minh bạch rồi sẽ thôi. Nếu khách thấy phiền toái mà sinh oán, lầm rầm nói nọ nói kia thời lần ấy dẫu bán được mà lần sau khách hẳn không muốn đến nữa, cho nên nhan sắc vui vẻ, tiếp đãi ân cần, vô luận mua được hay không, dẫu năm lần bẩy lần vẫn cứ tình nghĩa như cũ, thời dẫu lần trước không mua được mà lần sau hẳn vẫn đến hàng mà mua” [10, 11-12].

“Người buôn bán ai cũng muốn phát đạt mà không tập cách chiêu khách thật là rất ngu, nên biết rằng người ta không phải là mộc thạch, ai cũng ưa tiếp đãi tử tế, nếu bán hàng mà không tiếp khách nhạt nhẽo thì ai còn muốn mua, hẳn phải đối với khách chu toàn thân thiện cho thêm bụng khách vui, khách tin một lần như thế đến sau dẫu xa mấy dặm, khách cũng tìm đến mà không ngại, vả lại vì mình giới thiệu với người khác lại mua nữa, ấy thực là cái tờ cáo bạch vô hình vô hạn, chẳng tốn công mấy mà được ích nhiều, người kinh thương không nên coi lấy làm khinh” [10, 15].

Kinh doanh là thỏa mãn các nhu cầu của con người ở khắp mọi nơi, nắm bắt được nguyện vọng của người tiêu dùng và khách hàng, đáp ứng các nguyện vọng đó một cách sáng tạo và hiệu quả thông qua các dịch vụ và chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng của cuộc sống. Và sự gắn bó sâu sắc của doanh nghiệp với văn hóa và thị trường của từng địa phương là di sản vô giá và là nền tảng cho sự phát triển kinh doanh. Điều này đã được Lương Văn Can phần nào đề cập đến trong những lưu ý của ông để hoạt động kinh doanh phát đạt: “Các thứ hàng buôn có thể sinh hóa như động vật, thực vật, khoáng vật là của giời sinh tự nhiên, lại là nguyên liệu phẩm có thứ thực hóa là của nhân công làm ra gọi là chế tạo phẩm. Người buôn nên chú ý xem xét có bảy điều : 1. Xem phong tục các xứ quen cần dùng những vật gì mà buôn thời người mới chịu mua mà hàng mới bán chạy; 2. Xem chỗ sản xuất ở đâu với ngạch sản xuất được bao nhiêu thời lúc đem buôn mới khỏi thua lỗ. 3. Xem chỗ bán ở đâu và người buôn bán bao nhiêu thời mới biết đường tiêu thụ; 4. Biết chỗ sản xuất với chỗ buôn bán thời mới được lợi mà khỏi lỗ; 5. Biết chỗ sản xuất với chỗ buôn bán vận tải thuế ngạch bao nhiêu thì mới định được giá cao hạ; 6. Biết cách trang trải với giữ gìn thời mới khỏi hư hại; 7. Biết phép chế tạo với phép xem hàng thời mới khỏi người lừa dối, đó là nhà buôn nên lưu ý vậy” [10, 7-8].

Đối với các công ty kinh doanh xuất sắc, có truyền thống thành đạt lâu dài thì con người, toàn bộ đội ngũ công nhân viên của doanh nghiệp cùng

với năng lực sáng tạo của họ – được coi là tài sản, nguồn vốn, nguồn lực phát triển quan trọng nhất. Do đó, doanh nghiệp phải tạo ra môi trường đem lại sự phát triển liên tục cho tất cả mọi người để nhìn nhận đầy đủ tiềm năng của họ. Có thể nói, thành công của doanh nghiệp là đào tạo được đội ngũ nhân viên giỏi có thể đảm nhận được những công việc mà ngành kinh doanh cụ thể đòi hỏi. Người quản lý doanh nghiệp phải biết tuyển chọn, dùng người đúng việc, đúng chỗ, đưa ra chế độ thưởng phạt công minh, biết cách thu phục nhân viên, lắng nghe, tiếp nhận thông tin phản hồi từ nhân viên, biết giải quyết mâu thuẫn, xung đột nội tại có hiệu quả. Khi thực hiện những nguyên tắc này, nhà lãnh đạo sẽ xây dựng được nét văn hóa ứng xử tốt đẹp trong doanh nghiệp. Những nội dung này đã phần nào được Lương Văn Can đề cập trong “Thương học phương châm”.

Về cách thức tuyển dụng nhân viên, Lương Văn Can chỉ dẫn: “Cửa hàng mượn người ta làm việc, cậy người tiến dẫn còn phải nể nang cùng ép, không bằng đăng vào nhật trình chiêu đến, thời tùy ý mình khảo xét kén chọn, thế là tiện hơn, hoặc là hẹn với các trường học, tìm những người học ở trường thương nghiệp hay những người ở trường chức nghiệp, thời trước đã học tập bây giờ thực hành, năm ba tháng quen công quen việc thành người giỏi ngay” [10, 26].

Với quan niệm: “Người ta làm việc hẳn phải có hai cái lòng đặc biệt mới làm được tốt: một là cái lòng biết trách nhiệm, hai là cái lòng biết thú vị, có trách nhiệm thời trong lòng mới biết rằng không làm không được, có thú vị thời trong lòng mới vui mà không chán” [9, 46-47], về cách thức sử dụng nhân viên Lương Văn Can cho rằng: “Cửa hàng mỗi người phải giữ một việc, một là giữ được chuyện bí mật, hai là việc ít thời dễ làm, ba là chuyên chủ từng việc không có chuyện tân công, không có đổ lỗi quanh, bốn là người nọ giữ người kia không có thông đồng tác tệ, năm là người mới đến cũng dễ tập làm, bảy là chuyên giữ một việc thời cải lương cũng dễ, tám là

dùng lâu năm quá thời nội dung không ai xét đến, tất sinh tệ hại, hoặc là món nọ dịch món kia, hoặc là tiêu thất công khoản đến lúc biết thời hại nhiều rồi, vả lại làm mãi một việc thời sinh chán, tinh thần cũng không được khoáng hoạt vả lại không đổi làm việc khác thời tài cán thiên về một nghề, sau không kiêm biện việc nghề gì nữa, nên lập hạn một năm hay ba năm thay dùng người khác, thời người ấy dẫu sinh tệ mà cũng chưa đến hại lắm vả lại ba năm thay người thời người ta biết việc nọ lại biết việc kia, trong hiệu nhiều người lịch luyện, như có việc bất kỳ mà dùng người thời cũng có người thay vào ngay, thế là người làm công có lợi, mà chủ nhà cũng có lợi” [10, 26].

Sự phát triển của doanh nghiệp không chỉ đánh dấu bằng làm vốn, tăng doanh số lãi ròng, lao động mà phải tạo ra môi trường văn hóa doanh nghiệp sống động, có sức thúc đẩy khả năng lao động tích cực của mọi thành viên.

Khi thực hiện công việc quản lý, ông chỉ dẫn cần khuyến khích nhân viên: “Hiệu buôn mượn người tiền công bao nhiêu, mấy năm một lần tăng lương, thế đã đành rồi, nhưng muốn cho người làm công gắng sức lên, có lệ thướng tiền hoa hồng, thướng ít thướng nhiều tùy người mà định, những lúc thướng tiền hoa hồng nên bí mật, cho từng người một, không nên công bố, nếu để ai ai cũng biết cả thời người được nhiều vị tất cám ơn mà người được ít có bụng sinh oán, chủ hiệu cũng nên biết”[10, 27].

Khi khiển trách, nhà lãnh đạo phải dựa trên lợi ích của tập thể, của doanh nghiệp. Khiển trách cũng đòi hỏi phải có nghệ thuật, sao cho nhân viên vui vẻ chấp nhận và phấn đấu làm tốt hơn: “Chủ hiệu trách người làm công có lối nên gọi riêng vào một chỗ mắng trách răn bảo để cho nó khỏi xấu hổ với anh em, thời ngày sau nó biết lỗi mà chừa đi, nếu trách phạt ở chỗ công chúng, ngộ phải đứa cương cường, nhân thẹn thành giận mà cãi lại quá lời, thời thể diện chủ nhà ra thế nào, mà ngày sau uy nghiêm cũng kém mất”

Một phần của tài liệu Tư tưởng duy tân của Lương Văn Can (Trang 81)