Các xu hướng tư tưởn gở Việt Nam đầu thế kỷ

Một phần của tài liệu Tư tưởng duy tân của Lương Văn Can (Trang 26 - 29)

b. Tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài truyền vào qua Tân thư, Tân văn

1.2.2 Các xu hướng tư tưởn gở Việt Nam đầu thế kỷ

Phản ánh sát những biến động đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, từng bước một đời sống tư tưởng cũng có sự biến đổi phân hóa dữ dội, thành các xu hướng tư tưởng khác nhau.

Thực dân Pháp thực hiện chính sách cai trị nô dịch và bóc lột khiến cho Việt Nam trở nên nghèo đói, lạc hậu, mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai càng trở nên gay gắt. Dưới sức mạnh của các chính sách thâm độc và bạo tàn của thực dân Pháp, không ít người đã không còn sức phản kháng, trở thành những kẻ “hủ Tây” – sùng bái phương Tây một cách nô lệ, hoặc trở nên “hủ Nho” – bảo thủ, cố chấp, mất khả năng thích ứng với sự biến đổi thời cuộc. Sau bức màn sắt của thực dân, sự hiểu biết Đông – Tây càng trở thành hố sâu ngăn cách. Trong bối cảnh như vậy, nếu không có một động lực đúng đắn và “một nhãn lực” quang minh chính nghĩa thì “cái nhìn phương Tây” rất dễ lệch lạc. Tư tưởng “trọng vương khinh bá”, “nội Hạ, ngoại Di” là bức tường thành chặn đứng mọi mưu toan cải cách đổi mới”. Hành động đóng cửa giữ thành, cố định về thành kiến đã khiến vua quan phong kiến không còn khả năng nhận thức đúng đắn bản chất

của quân xâm lược Pháp và những xu thế phát triển tiếp theo của tình hình trong nước cũng như của quốc tế.

a. Xu hướng các tư tưởng bảo thủ, muốn giữ nguyên các nguyên lý, mệnh đề đã từng làm cốt lõi của hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu. Đây là những lực cản trở sự phát triển tư tưởng duy tân, ngăn cản tất cả những gì đổi mới, tiến bộ.

Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), thực dân Pháp chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, có thể được coi là mốc mở đầu sự xâm lược thực sự của văn minh phương Tây một cách cưỡng chế (công nghiệp hóa cưỡng bức và áp đặt nô dịch văn minh Pháp ở Việt Nam). Cuối thế kỷ XIX, xuất hiện thế hệ các nhà cải cách như: Nguyễn Trường Tộ, Đặng Đức Tuấn, Nguyễn Lộ Trạch… Lúc đó xã hội Việt Nam chưa có đại thương, tầm mắt vua quan hạn chế như “ếch ngồi đáy giếng” nên làn sóng cải cách đầu tiên đã thất bại ngay trong dự định.

Một bi kịch khác lúc đó là, thực nghịch lý, những sĩ phu chủ chiến, khí phách và lòng yêu nước dư thừa, lại khư khư cái học cũ cửa Khổng sân Trình, phản đối hoặc thờ ơ với những đề nghị canh tân. Một trong những nhân vật tên tuổi như thế, Vũ Phạm Khải (1807 – 1872), trong bài “Biện luận về sự mê lầm” đã thẳng thừng cự tuyệt việc mở mang dân trí theo hướng du nhập kỹ thuật phương Tây: “Chưa có Tây nước ta được gì? Có Tây rồi nước ta được gì? Không khen cái khéo của ta mà lại khen cái xảo của Tây, há chẳng phải là bắt cái hình con cá, đuổi cái bóng con thỏ ư?” [61, 355].

Chủ nghĩa thực dân Pháp mang danh nghĩa truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản nhưng do xuất phát từ quyền lợi ích kỷ của các tập đoàn tư bản, thực dân Pháp đã từ bỏ những lý tưởng tiến bộ để câu kết với thế lực phong kiến lạc hậu, lợi dụng các tín điều, duy trì và phát triển các tôn giáo cũ và mới, nhằm kìm hãm nhân dân trong vòng ngu dốt, làm cho nhân dân mất khả năng đề kháng và nhận thức chân lý. Do vậy, ở nước ta giai đoạn này đã hình

đổi trước thực tế sôi động. Trong số đó, còn có tư tưởng muốn giữ nguyên tư tưởng chuyên chế cũ, duy trì y nguyên tất cả những gì cổ xưa, “trung thành” mù quáng với mọi giáo lý, tín điều của Nho giáo một cách máy móc, dập khuôn, bất chấp hiện thực đang biến đổi.

b.Xu hướng các tư tưởng đòi phủ nhận quá khứ, hướng ngoại một cách cực đoan phi lịch sử, khuất phục cường quyền thực dân phong kiến

Để mau chóng bình định nên thực dân Pháp đã tăng cường đào tạo đội ngũ những trí thức Tây học, công chức trong nhà trường thực dân. Bằng những thủ đoạn thâm độc, trong số họ có những người không đủ sức chống đỡ đã trở thành những người có tư tưởng nô lệ sùng bái Tây phương một cách vô lối, mau chóng quên quá khứ vẻ vang của dân tộc. “Thực chất họ là sản phẩm của tư tưởng nô dịch của thực dân Pháp. Tư tưởng loại này muốn nhân dân bằng lòng với địa vị nô lệ, là thứ “sân sau” chứa đựng đủ thứ lỗi thời của tư tưởng thực dân. Đây cũng là lực lượng ngăn cản tiến bộ của lịch sử tư tưởng dân tộc” [40, 38].

c. Xu hướng duy tân của các sĩ phu phong kiến tiến bộ

Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân và truyền thống khoan dung văn hóa, cởi mở, khi tiếp thu những giá trị mới mẻ do Tân thư, Tân văn đưa lại, các Nho sĩ duy tân Việt Nam đầu thế kỷ XX đã có được cái nhìn phương Tây đúng đắn hơn, họ biết kế thừa và khắc phục được hạn chế của người đi trước, đồng thời bổ sung thêm những nội dung hiện thực sắc sảo mới. Điều này thể hiện trước hết ở chỗ, họ đã nhận thấy cần phải gắn vấn đề học hỏi khoa học, kỹ thuật và những giá trị của văn minh phương Tây với việc khôi phục chủ quyền đất nước. Sở nguyện duy tân để tự cường, đi đến độc lập dân tộc của các nhà Nho giai đoạn này được thể hiện rất rõ trong di thảo thơ văn của họ:

“Phen này cắt tóc đi tu

Tụng kinh độc lập ở chùa Duy tân” [13, 139] “Cùng nhau đốt lửa châm hương

Chấp nhận hiện thực khách quan, các sĩ phu yêu nước đã biết gạn lọc từ trong truyền thống tốt đẹp của dân tộc những sức mạnh tinh thần để đủ sức hướng tới những giá trị dân chủ tư sản do Tân thư, Tân văn đưa lại. Họ không sợ hy sinh, dám đương đầu với những thế lực bảo thủ phản động để đưa tư tưởng mới đến với nhân dân, nâng nhận thức của dân tộc lên trình độ mới. Tuy bị quy định bởi những hạn chế lịch sử không thể tránh khỏi, nhưng họ đã là cầu nối cho lịch sử tư tưởng dân tộc.

Cùng chung mục tiêu cứu nước, cứu dân, họ đã có nhận thức về hai nhiệm vụ lịch sử mà thời đại lúc đó đặt ra là đánh đuổi thực dân, phong kiến giành độc lập dân tộc và canh tân toàn diện để đưa đất nước đi lên. Nhưng do điều kiện lịch sử chưa chín muồi để có thể kết hợp hai nhiệm vụ ấy thành một thế trận liên hoàn, bởi thế trong những sĩ phu yêu nước có hai khuynh hướng: Thứ nhất, đoàn kết nhân dân bạo động đánh đuổi thực dân Pháp rồi tiến hành canh tân xã hội. Phan Bội Châu là người đứng đầu xu hướng này. Thứ hai, xu hướng do Phan Châu Trinh đứng đầu: Đoàn kết nhân dân canh tân, dân chủ hóa xã hội, đánh đổ phong kiến, noi theo phương Tây tự cường dân tộc – giành độc lập.

Một phần của tài liệu Tư tưởng duy tân của Lương Văn Can (Trang 26 - 29)