Lương Văn Can bàn về nguyên nhân khiến doanh nghiệp Việt Nam không phát triển

Một phần của tài liệu Tư tưởng duy tân của Lương Văn Can (Trang 94 - 99)

b. Tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài truyền vào qua Tân thư, Tân văn

2.2.2 Lương Văn Can bàn về nguyên nhân khiến doanh nghiệp Việt Nam không phát triển

Nam không phát triển

Trước hết, Lương Văn Can đã phân tích những nguyên nhân nhận thức giá trị sai lầm khiến doanh nghiệp nước ta không phát triển được, một phần do những quan niệm truyền thống nay đã trở nên cổ hủ: “Cổ nhân thường khinh sự buôn bán là mạt nghệ vì người đời xưa trọng đạo đức mà khinh công lợi, thấy người buôn tham lợi vô yếm, ít có nói thực, sợ mất cái lòng đạo đức đi”; “Vì ngày trước nước ta học Nho chỉ chí tại thi đỗ để ra làm quan, ngày nay học Tây chỉ chí tại tốt nghiệp để ra làm việc, ít người chí làm thực nghiệp, hoặc có một bọn muốn làm nghề buôn, mà tư bản đã ít, học thức cũng kém, chỉ độ được mấy năm thì thất bại khánh tận ngay, ấy chỉ bởi tại không có thương học mà đến thế” [10, 1].

Ý tứ sâu sắc trong khuyến cáo của Lương Văn Can diễn tả theo ngôn ngữ hiện đại thì giới doanh nhân chính là những người đi tiên phong góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, doanh nhân là ích nước, lợi nhà. Đó là nền tảng cốt lõi của đạo đức doanh nhân – là tinh thần yêu nước của doanh nhân. Doanh nhân chân chính, dù ở bất cứ thời đại nào, luôn là những người biết đặt chữ Tâm, chữ Tín lên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của

mình. Vô lương tâm và bội tín bị coi là độc dược bóp chết doanh nhân. Sau những năm 20 đầu thế kỷ XX, ở Hà Nội đã xuất hiện những nhà kinh doanh nổi tiếng như “vua vận tải Bắc Việt” Bạch Thái Bưởi, doanh nhân Trịnh Văn Bô với thương hiệu Phúc Lợi, doanh nhân Nguyễn Đình Khánh, người đi đầu kinh doanh nghề ảnh Việt Nam... đều là những người trọng tín, trọng tâm và ít nhiều nổi tiếng, thành đạt là những gương mặt kế tục, đưa triết lý kinh doanh của Lương Văn Can đi vào đời sống Việt Nam.

Với tác phong tự phán xét, qua so sánh, đối chiếu với nền kinh tế phương Tây giàu mạnh, dũng cảm nhìn vào sự thật, một đóng góp đặc sắc rất riêng của Lương Văn Can là ông đã phân tích mười nguyên nhân làm cho doanh nghiệp nước ta không phát triển:

Không có thương phẩm: “Các tài liệu của nhà buôn bán cốt tại có công nghệ, công nghệ của người mình xưởng thợ không dựng, máy móc không có, sách vở, nghề làm thợ cũng không ai làm, các thợ thuyền chỉ biết chuyên theo nghề cũ, không mấy ai suy nghĩ kiểu mới kiểu lạ, làm nghề gì cũng chế tạo bằng thủ công, cho nên đồ gì cũng khổ dũ bạc nhược, khí dụng vật liệu tức là cái tài liệu của nghề buôn bán, tài liệu đã kém thời buôn bán còn mạnh sao được” [10, 34].

Không có thương hội: “Người các nước văn minh buôn bán đều có thương hội, thương hội càng đông thời buôn bán càng to, nên mới gây dựng được cửa hàng vốn liếng đến hàng ức hàng triệu; còn các nhà thương mại ta buổi này cũng có số ít người muốn sốt sắng lập thương hội, nhưng cách thức lập hội chưa thạo, công việc xếp đặt trong hội chưa sành, kẻ gian quyệt mượn tiếng lập hội làm kế vơ vét, người ngay thật vì việc và hội hóa phải thiệt riêng, thành ra thương hội chưa lập đã vỡ, cổ phần chưa hợp đã tan, có khi sinh ra thù oán kiện tụng lôi thôi nữa, như thế còn gọi là thương hội sao được” [10, 34].

một phần được lợi, muôn phần chịu thiệt, cái ám muội của các nhà buôn ta không thể nào tả được hết, chỉ xem ngạn ngữ ta rằng “Thực thà cũng kể lái buôn” thời đủ biết đức tính nhà buôn ta vậy” [10, 34-35].

Không có kiên tâm

Không có nghị lực: “Người các nước buôn bán thường vượt bể nọ sang bể kia, từ nước này qua nước khác, người nước mình buôn bán tự mình xuôi lên miền ngược, đã lo những nước độc ma thiêng, từ miền bắc xuống miền nam đã gọi là chân giời góc bể, chí khí đã nhút nhát, tư tưởng lại hẹp hòi, nên buôn bán dẫu có gập vận gập thời, mà kết quả cũng chỉ đủ thân kế gia kế mà thôi, không phát đạt bằng nhà buôn các nước được” [10, 35].

Không biết trọng nghề: “Sách Tây có câu rằng: “không có nghề gì là nghề không quý”, sách Nho có câu rằng “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, suy thế thì ai làm nghề gì phải lấy nghề ấy làm quý mới khá, nhưng cái thông bệnh của người mình thời ai cũng lấy làm quan lớn làm vinh mà ít ai biết buôn làm trọng...” [10, 36].

Không có thương học: “Các nước văn minh đều có tràng thương học, có khoa thi thương mãi, để đào tạo cho các học sinh có đủ tư cách làm nghề buôn, bởi thế nên người buôn bán có kiến thức, cách buôn bán được khôn ngoan, nước ta ngày nay, dẫu nhà nước có đặt trường dậy buôn, nhưng nói cho phải thời học sinh vào đó học mà cố ý sau này ra buôn bán thời ít, mà những người vào đó học để lấy chân vào làm việc các sở thời nhiều, còn những nhà buôn cũ thời nào có ai đã từng vào tràng thương học xem sách dạy buôn đâu...” [10, 36].

Kém đường giao thiệp: “Các nhà buôn cần phải biết cách giao thiệp là cái mô giới của đường buôn bán, giao thiệp rộng rãi, quen biết nhiều nơi thời buôn bán mới mạnh, xem như người buôn các nước đều có học tiếng Anh là tiếng nói vạn quốc thông dụng để đi đến nước nào nói năng cũng được tiện lợi và in những sách chiêu hàng phân phát cho nhiều người yêu dùng, khôn ngoan biết chừng nào. Nhà buôn mình thời phần nhiều là kiến văn không

rộng, ý tứ không sành, giao thiệp vụng về, nói năng kém cỏi, làm gì biết được cách giao thiệp ấy. Giao thiệp đã vụng thời buôn bán được sao” [10, 36-37].

Không biết tiết kiệm: “Nguyên vì các nhà buôn ta đại đa số là tư bản bạc nhược đã bó buộc vào trong lệ tục, ăn mặc không xa hoa lấy làm hổ thẹn, nhà cửa không lộng lẫy không dễ mượn vay, làm ít tiêu nhiều, dư dật được ít nào đều bị cái phong trào xa xỉ nó cuốn cuộn đi cả, bởi thế nên nhiều người, tháng sau cáo cùng mà tháng trước vẫn diện ô tô song mã, lắm nhà ngày mai tịch ký mà ngày nay vẫn bầy châu báu ngọc ngà, thật là chỉ choáng bề ngoài mà xấu bề trong, tốt bộ vỏ mà không có ruột, trách nào vốn liếng mỗi ngày một kém đi, sinh kế ngày càng quẫn bách” [10, 37].

Khinh nội hóa: “Người các nước trọng dùng của thổ sản, đồ gì cũng làm lấy mà dùng, lại thi nhau mua đồ mới đồ lạ để cho mua bán tiêu thụ càng ngày càng rộng. Người nước ta chỉ quý ngoại hóa khinh nội hóa thấy người ngoài có đồ mới đồ lạ, không biết bảo nhau chế tạo hơn lên để mà chấn hưng thương nghiệp cũng có thứ nguyên là của mình làm ra mà người ngoài thêu mấy chữ kiệu của họ vào thời mình đua nhau mà buôn đua nhau mà mua, dẫu bao nhiêu tiền cũng không tiếc, khiến cho lợi quyền mất cả ra ngoài, trách nào nghề buôn mình chả kém các nước” [10, 37].

Những tư tưởng trên của Lương Văn Can thể hiện sự đổi mới tư duy kinh tế của một nhà Nho yêu nước. Tiếp biến tư tưởng kinh tế tư bản chủ nghĩa qua Tân thư, Tân văn trên nền tảng tinh thần yêu nước truyền thống, tư tưởng nhân văn, nhân bản của dân tộc, Lương Văn Can thể hiện bước biến chuyển sâu sắc từ hệ tư tưởng phong kiến hướng sang hệ tư tưởng dân chủ tư sản nhằm mục tiêu tự cường dân tộc và giải phóng đất nước. Chỉ ra những nguyên nhân làm cho doanh thương nước ta không phát triển được, Lương Văn Can cũng đề cập tới những biện pháp khắc phục, thể hiện cái nhìn sắc sảo của ông trong kinh doanh. Đó là vấn đề “dân khí” trong kinh doanh, nêu cao tinh thần cộng đồng dân tộc của các nhà kinh doanh nước ta theo triết lý

của các hiệp hội thương mại là rất quan trọng. Truyền bá các triết lý cao cả “Làm giàu hợp đạo lý”, “Kinh doanh để phục vụ Tổ quốc” tới toàn thể nhân dân. Kinh doanh là một nghề nghiệp quan trọng của xã hội, là môi trường đầy thách thức và cơ hội cho người có tài – đức. Đồng thời cần từng bước loại bỏ tâm lý truyền thống, coi thường thương mại, đố kỵ và hạ thấp tầng lớp thương nhân, doanh nhân.

Về nhân cách nhà buôn, Lương Văn Can cho rằng: “Đã buôn thời phải trau dồi tư cách nhà buôn cho trọn vẹn, dẫu rằng tràng thương mại trước kia chưa lập cho nên lế lối, chưa được hoàn toàn, song nếu ta biết giữ lòng thành thực, để làm cái cốt tử vững vàng cho sự buôn, có kiên tâm nghị lực để gây lấy sức mạnh cho sự buôn, lại biết trông gương người các nước trong sự buôn mà chuyên tâm về nghề buôn lại khôn ngoan giao thiệp, cần kiệm ăn tiêu, đừng theo thói đời xa xỉ chỉ quý của người, chả thoát khỏi cái hại bóc ngắn cắn dài, số tiền thu vào không bù được số tiền tiêu phí, thời dẫu nhà buôn ta chưa thi sức đua lị với các nước phú cường được, nhưng cũng có thể bởi đó mà khởi sắc dần dần, không đến nỗi càng ngày càng thua kém thái quá” [10, 39].

Dạy và học triết lý kinh doanh là một phương tiện và biện pháp thiết thực để nâng cao dân trí và dân khí của nước ta trong mặt trận kinh tế hiện nay.

Trong lĩnh vực kinh doanh, Lương Văn Can là một trong những người tiên phong phát động phong trào chấn hưng thực nghiệp, và ngay trong những năm tháng lưu đày, ông đã tự mình trải nghiệm công việc doanh thương và đem những kinh nghiệm đó, kết hợp với những giá trị văn hóa, nhân văn truyền thống Việt Nam để biên soạn hai tác phẩm “Thương học phương châm” và “Kim cổ cách ngôn”. Nội dung của hai cuốn sách bàn về vai trò của kinh doanh, thương mại đối với sự phát triển kinh tế nước nhà, về những nguyên nhân và hướng khắc phục tình trạng thương mại yếu kém ở nước ta. Đồng thời, Lương Văn Can cũng đề cập đến những giá trị đạo đức kinh doanh, xây dựng một “Đạo làm giàu” cho người Việt Nam trong buổi

giao thời đầy biến động. Đây là một đóng góp đặc sắc rất riêng của Lương Văn Can đối với sự phát triển tư duy dân tộc.

2.3 Vai trò giá trị, hạn chế tƣ tƣởng duy tân của Lƣơng Văn Can

trong lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam

Một phần của tài liệu Tư tưởng duy tân của Lương Văn Can (Trang 94 - 99)