Giải pháp về xây dựng hành vi đạo đức sinh thái

Một phần của tài liệu Xây dựng đạo đức sinh thái ở Việt Nam hiện nay (Trang 82)

Bảo vệ môi trường phải gắn với những hành động thiết thực. Chúng ta không thể hoàn thành sứ mạng này nếu như tồn tại một cá nhân không ý thức bảo vệ môi trường, không tham gia công tác bảo vệ môi trường. Sức mạnh to lớn nhất đó chính là sự đồng lòng, chung tay và quyết tâm vì một hành tinh xanh, ngôi nhà chung của nhân loại. Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ tham gia hành trình này, không phân biệt giai cấp địa vị trong xã hội, trai gái, giàu nghèo, già trẻ, chủng tộc, màu da, từ thành thị đến nông thôn đều bình đẳng trong hành trình cứu lấy ngôi nhà chung.

Thông điệp cứu lấy ngôi nhà chung này phải được nâng cao và truyền bá rộng rãi trên toàn thế giới, với sự kêu gọi toàn nhân loại. Để làm được điều này chúng ta có thể sử dụng các phương tiện đại chúng hỗ trợ. Thay vì chỉ quảng cáo và trình chiếu các loại hình giải trí, các nhà mạng có thể gửi thêm thông điệp xanh, hình ảnh kêu cứu của trái đất và viễn cảnh tương lai sẽ xảy ra. Báo chí và các đài phát thanh cũng nên tuyên truyền không ngừng chiến dịch này, nhanh chóng dựng các áp phích, băng rôn, cũng như bảng hiệu kêu gọi người dân một cách rộng rãi. Các nhà mạng thể hiện vai trò của mình, gửi thông điệp xanh đến mọi người dân, thay vì những tin nhắn quảng cáo khuyến mãi.

Trong học đường, chúng ta nên đưa vào giáo trình những bài học, kiến thức bảo vệ môi trường, giáo dục các em một cách khoa học và thiết thực hơn so với những bài học lý thuyết xa vời với trẻ nhỏ.

Trong tổ chức đoàn thể, theo tôi, bảo vệ môi trường phải được lấy làm một trong những tiêu chí hoạt động và phát triển. Ý thức phải được nâng lên thành hành động cụ thể, và chúng ta cần phải hỗ trợ, động viên, thúc đẩy nhau hướng đến hành trình giải cứu trái đất bằng những hành động thiết thực: chốt đèn xanh đèn đỏ nên lắp thêm bảng hiệu báo người đang điều khiển phương tiện lưu thông nhanh chóng tắt máy. Bảng hiệu đó cũng sẽ có vai trò như một tín hiệu đèn giao thông, nhắc nhở và đôn đốc mọi người nghiêm chỉnh thực hiện việc dừng xe và tắt máy, dần dần hình thành thói quen bảo vệ môi trường.

Rác thải là một vấn đề lớn vì vậy các cụm dân cư, phường xã cần thực hiện nghiêm chỉnh việc phân loại rác tại nhà. Ngoài ra, các cơ quan đoàn thể, doanh nghiệp cũng nên có những chính sách thực hiện và hưởng ứng nghiêm chỉnh, vận động và kêu gọi cán bộ công nhân viên cùng tham gia như tổ chức quyên góp cho quỹ bảo vệ môi trường, tắt các thiết bị không cần thiết và hạn chế trong việc sử dụng máy lạnh hay điều hòa. Chúng ta cũng có thể vận động toàn dân phủ xanh trái đất với việc trồng cây xanh trên mỗi thước đất có thể, kêu gọi ý thức trong việc sử dụng bao nilon và các vật dụng ảnh hưởng đến môi trường…

Trên đây, tác giả mới chỉ nêu lên một số biện pháp xây dựng hành vi đạo đức sinh thái có ý nghĩa thiết thực, dễ áp dụng vào thực tiễn để có thể điều chỉnh hành vi của con người trong quá trình khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

* Kết luận chương 2

Như hầu hết quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức về vấn đề ô nhiễm, khủng hoảng môi trường. Mặt khác xã hội Việt Nam đang nằm trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Nhìn vào tình trạng môi trường sinh thái ở Việt Nam

hiện nay ta dễ dàng nhận thấy việc thực hiện các biện pháp để xây dựng đạo đức sinh thái mới đúng đắn trở nên hết sức cấp thiết. Xây dựng đạo đức sinh thái là một quá trình mang tính trước mắt, cấp thiết, lâu dài và mang tính chiến lược. Mỗi giải pháp đều có vai trò nhất định và chúng có quan hệ hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau nên ta cần phải được tiến hành thực hiện một cách đồng bộ, tích cực, lâu dài để nước ta có thể vừa đảm bảo phát triển về kinh tế xã hội vừa bảo vệ được môi trường sinh thái tức là đảm bảo được yêu cầu phát triển bền vững.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hiện nay, do nhu cầu ngày càng tăng của đời sống vật chất, môi trường sống được mở rộng về mọi phía, thì ngược lại, môi trường tự nhiên ngày càng bị thu hẹp. Những tình trạng như cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, không khí, rừng, biển, khoáng sản…), ô nhiễm môi trường sống đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Việc kiểm soát, phòng ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học của các hệ sinh thái; bảo đảm cuộc sống lành mạnh cho con người đang trở thành những vấn đề cấp bách trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay. Giải quyết những vấn đề này mà cụ thể là xây dựng đạo đức sinh thái để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao chất lượng sống của con người là mục tiêu bền vững và là việc làm cần thiết của mọi tổ chức, cá nhân và xã hội.

Có thể nói, phát triển kinh tế, tăng nguồn của cải vật chất là để thoả mãn nhu cầu tự nhiên của con người nhưng không đồng nghĩa là ra sức bóc lột, tước đoạt tự nhiên và bất chấp sự mất cân bằng sinh thái của giới tự nhiên. Đã đến lúc chúng ta cần phải thay đổi quan niệm trong cách ứng xử với tự nhiên, từ khai thác theo kiểu thống trị tự nhiên sang khai thác vì mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo sự phát triển hài hoà và cùng phát triển của con người, xã hội và giới tự nhiên. Công ước quốc tế đã khẳng định: “Nếu chúng ta có đầy đủ kiến thức hơn và hành động khôn ngoan hơn, chúng ta có thể giành được cho chính bản thân chúng ta và con cháu chúng ta một cuộc sống tốt đẹp hơn trong một môi trường đáp ứng nhiều hơn mọi nhu cầu và hy vọng của con người” [10, 4]. Chúng ta cần phải bình tĩnh, sáng suốt và khách quan nhìn lại các hành vi của mình đối với môi trường tự nhiên, không chỉ bằng khối óc thông minh, mà còn bằng cả trái tim yêu thương. Đồng thời, phải biết đối mặt với những “vật chất” vừa nhìn thấy được, vừa không nhìn thấy được của môi trường tự nhiên để tìm ra biện pháp, cách thức, lối sống thích hợp,

Ở Việt Nam, với tính đặc thù của mình, chiến lược phát triển bền vững cần tính đến nhân tố môi trường sinh thái - nhân văn trên tinh thần cải thiện, cải tạo một cách tích cực có hiệu quả và có giá trị cao. Đẩy mạnh hoạt động công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực thi kinh tế thị trường định hưóng xã hội chủ nghĩa cần chú trọng đến yêu cầu bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên, các hệ động vật, thực vật vốn phong phú và đa dạng, phòng chống mọi hoạt động làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, cần phát huy truyền thống của dân tộc con người sống hài hòa, hòa hợp với thiên nhiên.

Thực chất xây dựng đạo đức sinh thái là thay đổi cách suy nghĩ, nhận thức và hành vi ứng xử của con người với tự nhiên nhằm mục tiêu định hướng cho con người trong hoạt động nhận thức và cải biến tự nhiên. Đạo đức sinh thái bao gồm hệ thống những quan niệm, tư tưởng, tình cảm, chuẩn mực dùng để điều chỉnh hành vi của con người trong quá trình cải tạo biến đổi tự nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người, sự phát triển bền vững của xã hội và của cả tự nhiên. Chúng ta buộc phải xây dựng đạo đức sinh thái bởi con người chính là nguyên nhân chính gây ra các hậu quả sinh thái và con người phải trả giá cho những hành động đi ngược lại với các chuẩn mực đạo đức sinh thái của mình. Chính vì vậy, để giải quyết tốt các vấn đề sinh thái, cá nhân mỗi người cần phải tự xây dựng những quan điểm, tư tưởng, quan niệm và đặc biệt là tạo lập những hành vi ứng xử đúng đắn đối với tự nhiên. Ngoài ra còn cần phải kể đến sự nỗ lực và phối hợp chặt chẽ giữa cá nhân, cộng đồng và xã hội, giữa quốc gia, khu vực và toàn cầu mới có thể giải quyết triệt để, hài hòa mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.

Đạo đức học sinh thái đối với nước ta hiện nay là lĩnh vực còn mới, mặc dù hàng ngày trong hoạt động thực tiễn và trong cuộc sống, con người luôn quan hệ và tiếp xúc với thiên nhiên. Những điều trình bày ở trên có lẽ cần được bổ sung, tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. Điều mà chúng tôi muốn truyền tải ở đây là xây dựng đạo đức sinh thái là một yêu cầu tất yếu của xã hội, là một quá trình lâu dài phức tạp, gặp nhiều khó khăn nhưng con người buộc phải theo đuổi vì tương lai phát triển bền vững của chính chúng ta.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. E.V.Zolotukhina Abolina (2006), Đạo Đức học, Tài liệu phòng tư liệu khoa triết học – trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn.

2. Lê Quý An (1992), “Những quan điểm chủ yếu về môi trường và phát triển tại hội nghị Rio – 92”, Tạp chí Thông tin môi trường, số 3.

3. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2005), “Sự gắn kết giữa kinh tế và văn hóa -chìa khóa cho sự phát triển bền vững của xã hội”, Tạp chí Triết học, số 4. 4. Lê Thị Tuyết Ba (2003), “Chuẩn mực đạo đức trong bối cảnh nền kinh

tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Tạp chí triết học, số 10.

5. Trần Lê Bảo (chủ biên) (2001), Văn hóa sinh thái nhân văn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

6. GS. Nguyễn Đức Bình, GS.TS Lê Hữu Nghĩa, GS.TS Trần Hữu Tiến (2003), Góp phần nhận thức thế giới đương đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Lê Bỉnh (2005), “Giáo dục đạo đức sinh thái đối với cán bộ chủ chốt”,

Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7.

8. Phạm Văn Boong (2001), Xây dựng ý thức sinh thái – yếu tố đảm bảo

cho sự phát triển lâu bền, Luận án tiến sỹ triết học, Viện Triết học.

9. Bộ Tài nguyên và nôi trường (2005), Tuyển tập các báo cáo khoa học

tại hội nghị môi trường toàn quốc 2005, Hà Nội.

10. Các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường (1995), Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

11. Nguyễn Trọng Chuẩn (1992), “Tăng trưởng kinh tế và những đảm bảo cần có nhằm duy trì môi trường cho sự phát triển lâu bền”, Tạp chí Triết học, số 4.

12. Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), “Để phát triển con người một cách bền vững”, Tạp chí Triết học, số 1.

14. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ tướng chính phủ (2001),

Quyết định về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”, số 1363/QĐ-TTg, Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2001.

15. Cục môi trường (2002), Hành trình vì sự phát triển bền vững 1972 - 1992- 2002, Hà Nội.

16. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt

Nam), Hà Nội

17. Vũ Trọng Dung (2005), “Vấn đề đạo đức sinh thái và việc giáo dục đạo đức sinh thái”, Tạp chí Giáo dục lí luận, số 1.

18. Vũ Trọng Dung (2009), Đạo đức sinh thái và giáo dục đạo đức sinh thái (sách chuyên khảo), Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Bùi Văn Dũng (2005), “Cơ sở triết học nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa, chìa khóa cho sự phát triển lâu bền của xã hội”, Tạp

chí Triết học, số 5.

20. Vũ Dũng (2009), “Một số hành vi ứng xử với môi trường không mang tính đạo đức ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Tâm lý học, số 10.

21. Hoàng Đàn (2004), Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt

Nam, Tạp chí Bảo vệ môi trường, số 64.

22. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Gbandeladze (1985), Đạo đức học, tập 1, Nxb Giáo dục.

24. Đặng Thái Giáp (2000), “Đạo đức và pháp luật với an ninh trật tự trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí cộng sản, số 2.

25. James Goldsmith (1997), Cạm bẫy phát triển: Cơ hội và thách thức,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

26. Noriko Hashimoto (2005), “Viễn cảnh mới cho thế kỷ XXI nhìn từ góc độ một nền đạo đức học mới – đạo đức học sinh thái”, Người dịch Nguyễn Thị Lan Hương, Tạp chí Nghiên cứu con người, số 1.

27. Lương Đình Hải (2007), “Phát triển xã hội bền vững và hài hòa. Những vấn đề lí luận và thực tiễn chủ yếu hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 2. 28. Lương Việt Hải (2009), “Quan điểm mới cho phát triển xã hội bền

vững”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt nam, số 6.

29. Lưu Đức Hải – Nguyễn Ngọc Sinh (2008), Quản lý môi trường cho sự

phát triển bền vững, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

30. Nguyễn Đình Hòa (2007), “Phát triển bền vững trên nền tảng tiến hóa giữa con người và tự nhiên”, Tạp chí Triết học, số 3.

31. Mai Xuân Hợi (2001), “Giá trị đạo đức và sự biểu hiện của nó trong đời sống xã hội”, Tạp chí Triết học, số 3.

32. Đỗ Huy (2002), Cơ chế, chuẩn mực đạo đức xã hội và những hành vi đạo đức cá nhân, Tạp chí Triết học, số 2.

33. Đỗ Huy (2007), “Giáo dục đạo đức sinh thái và xây dựng môi trường văn hóa trong lịch sử thế kỷ XXI”, Tạp chí lý luận chính trị, số 2.

34. Daisaku Ikeda (1984), Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỷ XXI, người

dịch Trương Chính, Đông Hà, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Tômnobu Imamichi (2005), “Khái niệm đạo đức học sinh thái và sự phát triển tư tưởng đạo đức”, Người dịch Nguyễn Thị Lan Hương, Tạp

chí Nguyên cứu con người, số 6.

36. Lê Văn Khoa (2009), Môi trường và phát triển bền vững, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

37. Trần Kiên (1999), Sinh thái học và môi trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 38. David C.Korten (1996), Hành động tự nguyện và chương trình nghị sự

toàn cầu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

39. Đỗ Thị Ngọc Lan (1994), Mối quan hệ giữa thích nghi và biến đổi môi

trường tự nhiên của con người trong quá trình hoạt động sống, Luận án

Tiến sỹ Viện Triết học.

40. Nhị Lê (2003), “Phát triển dân chủ trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Tạp chí Triết học, số 11.

41. Nguyễn Văn Lũy, Phan Thành Nghị (2005), Nâng cao ý thức cộng đồng vì mục tiêu phát triển bền vững, Nxb Khoa học - xã hội.

42. Trường Lưu (1998), Văn hóa đạo đức và tiến bộ xã hội, Nxb Văn hóa – thông tin, Hà Nội.

43. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

44. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

47. C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 42, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

48. C.Mác và Ph.Ăngghen (1998), Toàn tập, tập 46, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

49. Rône Duy Mong (1988), Một thế giới không thể chấp nhận được, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

50. Đỗ Duy Minh (2000), “Bước ngoặt tinh thần trong triết học”, Tạp chí

Một phần của tài liệu Xây dựng đạo đức sinh thái ở Việt Nam hiện nay (Trang 82)