Giải pháp về xây dựng quan hệ đạo đức sinh thái

Một phần của tài liệu Xây dựng đạo đức sinh thái ở Việt Nam hiện nay (Trang 79)

Quan hệ đạo đức sinh thái thể hiện trước tiên qua quan hệ lợi ích. Quan hệ lợi ích giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội. Do đó, có thể sử dụng cơ chế lợi ích như một công cụ hữu hiệu để điều chỉnh hành vi đạo đức của con người.

Những hoạt động trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong quá trình sản xuất, tiêu dùng đều nhằm thỏa mãn nhu cầu và để đạt đến lợi ích của con người. Nhu cầu là động lực hết sức quan trọng thúc đẩy con người hành động. Sự thỏa mãn nhu cầu đối với chủ thế hành động là lợi ích. Vì vậy, lợi ích là cái đáp ứng nhu cầu và nó chỉ có nghĩa là lợi ích khi được đặt trong quan hệ với nhu cầu. Xét về bản chất, lợi ích chính là mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài chủ thể với nhu cầu của chủ thế, còn về mặt nội dung, lợi ích là cái thỏa mãn nhu cầu, đáp ứng lại nhu cầu. Trong mối quan hệ giữa nhu cầu và lợi ích, nhu cầu quyết định lợi ích. Do đó, nó là cơ sở của lợi ích, còn lợi ích thì ngược lại, xuất phát từ nhu cầu, dựa trên nhu cầu, là sự thể hiện của nhu cầu.

Như vậy, tính chất động lực của nhu cầu được thực hiện không phải một cách trực tiếp mà gián tiếp thông qua lợi ích, còn lợi ích là khâu trực tiếp hơn cả trong việc tạo nên động cơ tư tưởng thúc đẩy con người hành động

nhằm thảo mãn nhu cầu. Nhu cầu ngày càng lớn thì sự hấp dẫn của lợi ích đối với chủ thể càng lớn và do đó, động cơ tư tưởng nảy sinh trên cơ sở của lợi ích này cũng càng cuốn hút con người, thúc đẩy con người lao vào hành động. Chính C.Mác cũng đã từng nhấn mạnh, tất cả những gì mà con người đấu tranh để giành lấy đều gắn liền với lợi ích của họ. C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng nói rằng, lịch sử chẳng qua chỉ là hoạt động của con người đang theo đuổi những mục đích của mình. Như vậy, tất cả những gì thúc đẩy con người hành động đều gắn liền với nhu cầu và lợi ích của họ. Điểm khác nhau chỉ là ở chỗ có hành vi chịu sự chi phối của lợi ích vật chất, có hành vi bị chi phối bởi lợi ích tinh thần của cá nhân hay của tập thể, xã hội. Không có hành vi nào của con người hoàn toàn thoát khỏi sự thúc đẩy của lợi ích.

Để những hành vi và những hoạt động của từng người cụ thể đang theo đuổi các lợi ích khác nhau không triệt tiêu nhau và làm rồi loạn xã hội, xã hội cần đến những phương thức điều tiết hành vi của con người mang ý nghĩa phổ biến. Đạo đức là một trong những phương thức như vậy và là phương thức đầu tiên mà loài người sử dụng. Vì vậy, C. Mác và Ph. Ăngghen đã từng nói rằng lợi ích được hiểu một cách đúng đắn là toàn bộ cơ sở của đạo đức.

Khác với phương thức điều tiết bằng pháp luật, tức là phương thức điều tiết có tính chất cưỡng chế, đạo đức thuộc lĩnh vực của sự tự nguyện, của hành vi vị tha vì người khác và vì xã hội. Tất nhiên, tính vị tha của đạo đức hoàn toàn không có nghĩa là loại bỏ tất cả những gì thuộc về cá nhân, cá tính của con người. Trái lại, tính vị tha của đạo đức chỉ loại bỏ những gì thuộc về cá nhân và cá nhân đối lập với xã hội, có hại cho xã hội. Những lợi ích của cá nhân nếu không đối lập với lợi ích của xã hội thì luôn là động cơ của những hành vi đạo đức chân chính. Và điều này đồng nghĩa với việc trong phạm vi hợp lý và chính đáng, đạo đức vẫn cho phép con người đạt tới những lợi ích cá nhân. Những hành vi tìm kiếm lợi ích cá nhân với tiền đề đã được xã hội chấp nhận và bảo đảm, đồng thời không làm tổn hại đến đạo đức xã hội, đến tập thể, đến người khác đều không phải là hành vi phi đạo đức. Đó chính là cơ

sở lý luận để xem xét mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội (trong đó có đạo đức sinh thái) trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Trong xã hội, lợi ích được điều chỉnh bằng các biện pháp kinh tế, luật pháp và đạo đức (sự tự ý thức của con người). Các biện pháp này gắn bó chặt chẽ với nhau, đặc biệt là biện pháp kinh tế và luật pháp. Bởi vậy, trước hết cần phải có một “Bộ luật về môi trường và bảo vệ môi trường” một cách hoàn chỉnh, toàn diện, sát thực, các điều luật phải rõ ràng, cụ thể. Bộ luật này cùng với những văn bản dưới luật về môi trường sẽ là hành lang pháp lý cho hoạt động bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phải làm cho bộ luật đó có hiệu lực và thực thi một cách nghiêm minh. Ở đây, phải cần đến các biện pháp kinh tế như một công cụ vừa thúc đẩy các hoạt động tích cực, vừa trừng phạt, ngăn chặn các hoạt động tiêu cực của con người trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Song song với giải pháp về cơ chế lợi ích, còn cần phải sử dụng nhiều biện pháp kinh tế - xã hội khác, như xây dựng các chính sách xã hội về bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên phù hợp với điều kiện ở nước ta hiện nay, đặc biệt là trong việc xóa đói giảm nghèo cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, những vùng có các điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt; xây dựng và thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội nhằm đảm bảo sự công bằng cho người dân trong việc hưởng thụ những lợi ích do việc khai thác, chế biến và sử dụng các nguồn tài nguyên đó mang lại. Cần có những dự án, những chương trình thiết thực giúp người dân khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đặc biệt là nguồn tài nguyên đa dạng sinh học đặc trưng phù hợp với từng vùng, từng miền để họ có thể tự cải thiện cuộc sống mà không phá hoại môi trường. Đồng thời, cần nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng vật chất – kỹ thuật như hệ thống cấp thoát nước đồng bộ, mạng lưới điện, mạng lưới giao thông vận tải; thường xuyên

cây gây rừng, trồng cây xanh ở các thành phố, hệ thống VAC, xây dựng nếp sống văn hóa sinh thái: xanh – sạch – đẹp đó chính là những biểu hiện cụ thể của chiến lược xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. So với các biện pháp kinh tế và luật pháp, sự điều chỉnh lợi ích bằng đạo đức đòi hỏi ở con người một trình độ nhận thức cao hơn – trình độ tự ý thức.

Từ đây, có thể rút ra một số giải pháp sau đây: cần có sự cân nhắc giữa chi phí và lợi ích, cần có sự phối hợp hài hòa giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, cần có sự phối hợp hài hòa giữa lợi ích cục bộ với lợi ích toàn cục. Mục đích của nó là đảm bảo sao cho toàn bộ sự phát triển không dẫn đến sự suy thoái về môi trường và cân bằng sinh thái, đảo bảo đa dạng sinh học và tính lâu bền.

Một phần của tài liệu Xây dựng đạo đức sinh thái ở Việt Nam hiện nay (Trang 79)