Giải pháp về xây dựng ý thức đạo đức sinh thái

Một phần của tài liệu Xây dựng đạo đức sinh thái ở Việt Nam hiện nay (Trang 70)

Ý thức đạo đức, quan niệm đạo đức sinh thái mới phải được xây dựng trên nền tảng triết lý sống hài hòa giữa con người và thiên nhiên và trên cơ sở lý tưởng đạo đức “Thiên – Nhân hòa đồng” hiện đại, đó chính là ý thức đạo đức sinh thái mới. Có thể hiểu ý thức đạo đức sinh thái mới là sự nhận thức một cách tự giác của con người về tự nhiên, về vị trí, vai trò của con người trong mối quan hệ với tự nhiên và về trách nhiệm, nghĩa vụ của con người trong việc điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ đó. Các giải pháp xây dựng ý thức đạo đức sinh thái có thể chia thành ba nhóm cơ bản.

Nhóm giải pháp thứ nhất: Đổi mới nhận thức của người dân và hoàn thiện cơ chế tổ chức quản lý của Đảng và Nhà nước hình thành và xây dựng ý thức đạo đức sinh thái mới một cách rộng rãi.

Chỉ thị 36 – CT/TW “ Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” nêu rõ: “Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển lâu bền, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Để trển khai nhóm giải pháp thứ nhất, trước hết phải thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

Thứ nhất, cần phải nhận thức được rằng: con người và xã hội là bộ phận đặc thù của thự nhiên, sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội không thể tách rời giới tự nhiên. Do đó, trong mọi hoạt động của con

người phải biết tính toán đến các yếu tố tự nhiên. Trước hết, cần phải điều tra thẩm định và đánh giá đúng mức độ ô nhiễm môi trường (ô nhiễm không khí, nhiễm bẩn nước, tiếng ồn, bụi, các chất thải công nghiệp, các chất độc hại) các khu công nghiệp, đô thị. Đồng thời phải có biện pháp xử lý chất thải là giảm tối đa tiếng ồn, chất độc hại, chất thải; thay thế máy móc, thiết bị công nghệ cũ bằng máy móc thiết bị công nghệ hiện đại; sử dụng các nguyên nhiên liệu sạch để sản xuất; phải tính cả chi phí bảo vệ môi trường vào giá thành sản phẩm.

Bằng biện pháp kinh tế có chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với các địa phương, các ngành, các đơn vị sản xuất để nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của họ. Việc làm cho mọi người dân, từ người sản xuất đến người tiêu dùng nhận thức được bảo vệ môi trường không chỉ là bảo vệ thiên nhiên, mà quan trọng hơn, thiết thực hơn là để bảo vệ và phát triển sản xuất, để bảo vệ cuộc sống trong sạch, lanh mạnh của con người và xã hội loài người là việc làm đầu tiên để hình thành ý thức sinh thái.

Thứ hai, tất cả các dự án, các chương trình kinh tế - xã hội, các nhà máy, khu công nghiệp khi xây dựng, phải được luận chứng đầy đủ và chính xác về mặt môi trường sống. Nếu trong quá khứ khi xây dựng chương trình kế

yếu tố môi trường bị bỏ qua hoặc mang tính mờ nhạt, thì nay, mục tiêu bảo vệ môi trường phải được gắn chặt với mục tiêu kinh tế và giải pháp kỹ thuật. Để nhiệm vụ này được thực thi đầy đủ và có hiệu quả cần phải có cơ quan khoa học có đủ uy tín và quyền hạn để thẩm định về mặt này.

Thứ ba, Nhà nước cần tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh tế - xã hội – môi trường. Xây dựng luật về khai thác và sử dụng tài nguyên thiên

nhiên một cách có kế hoạch trên cơ sở đảm bảo về môi trường và cân bằng sinh thái. Phải tạo ra hành lang pháp lý đủ mạnh để hướng dẫn hành động con người, làm nền tảng cho việc giáo dục ý thức sinh thái và nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của mọi tổ chức và các thành viên trong xã hội. Công tác giáo dục ý thức sinh thái phải thực hiện thường xuyên, liên tục, cần phải xây dựng về mặt nội dung, quỹ thời gian và hình thức giáo dục thích hợp đối với từng loại đối tượng trong xã hội.

Thứ tư, cần đưa “trình độ hiểu biết về môi trường sống và trách nhiệm

bảo vệ nó” vào làm một trong những tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất đạo đức của cán bộ.

Thứ năm, cần xây dựng các chương trình hợp tác trong lĩnh vực nghiên

cứu, bảo vệ môi trường giữa các công ty, xí nghiệp, các ngành, các địa phương trong nước, giữa nước ta với quốc tế.

Nhóm giải pháp thứ hai: Xây dựng ý thức đạo đức sinh thái theo các hình thức biểu hiện của nó như khía cạnh chính trị, khía cạnh pháp luật, khía cạnh đạo đức, khía cạnh thẩm mỹ, khía cạnh văn hóa.

Muốn hiện thực hóa ý thức đạo đức sinh thái trong cuộc sống, thì mỗi người và các tổ chức xã hội cần phải tiến hành xây dựng ý thức đạo đức sinh thái theo các khía cạnh sau:

Một là, xây dựng ý thức sinh thái về phương diện chính trị. Ngày nay, việc bảo vệ môi trường sống không chỉ là vần đề của kinh tế, của đạo đức, pháp luật mà thực chất nó đã mang tính chất chính trị, gắn liền với lợi ích của từng quốc gia, dân tộc, cá nhân. Trong điều kiện cụ thể ở nước ta, xóa bỏ sự

phân hóa giàu nghèo trong xã hội cũng phải được coi là một trong những nhiệm vụ đặt ra khi xây dựng ý thức sinh thái chính trị. Xây dựng ý thức sinh thái về sự phát triển lâu bền phải tính đến sự công bằng xã hội trong việc hưởng thụ các lợi ích từ nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn nhu cầu của những người đang sống hôm nay, cũng như các thế hệ mai sau. Xây dựng ý thức sinh thái về phương diện chính trị phải đáp ứng nhu cầu hoạt động thực tiễn xã hội chứ không được phép lạc hậu so với tồn tại xã hội. Cần có ý thức kết hợp chặt

chẽ mục tiêu kinh tế - xã hội và mục tiêu sinh thái trong tổng thể mục tiêu và mô hình phát triển của xã hội.

Hai là: xây dựng ý thức sinh thái về phương diện pháp luật. Đảng cộng

sản Việt Nam và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn rất coi trọng ý thức pháp luật sinh thái, nhằm phát huy sức mạnh của các quy phạm pháp luật về môi trường và nâng cao ý thức sinh thái của con người và xã hội. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về môi trường ở Việt Nam vẫn còn nhiều mặt hạn chế như chưa bao quát đầy đủ các mối quan hệ về môi trường, chưa đáp ứng kịp thời sự biến đổi của hoạt động thực tiễn xã hội. Trước mắt cần tập trung nghiên cứu xây dựng các quy trình khoa học để đánh giá đúng đắn sự tác động của môi trường, trên cơ sở đó hình thành các quy phạm pháp luật về môi trường một cách thật sự khoa học, đáp ứng kịp thời yêu cầu hoạt động thực tiễn của xã hội. Chú ý công tác tuyên truyền phổ biến luật môi trường trong toàn xã hội, thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện để bổ sung hoàn thiện luật môi trường làm cho nó có tác dụng định hướng giáo dục và hoàn thiện ý thức sinh thái của con người và xã hội. Trong việc giáo dục cho người dân việc “sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”, cần phải chú trọng đến việc giáo dục ý thức sinh thái, làm cho mọi người dân đều phải quan tâm và có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường.

Ba là: xây dựng ý thức sinh thái về phương diện đạo đức. Đạo đức sinh

thái phải hướng tới mục tiêu tạo ra mối quan hệ hài hòa giữa con người, xã hội và tự nhiên. Xây dựng ý thức sinh thái, lối tư duy sinh thái cho cộng đồng

– một trong những giải pháp quyết định việc nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Cụ thể, cần trang bị cho con người những quan niệm đúng đắn về các yếu tố môi trường và sinh thái, về mối tương tác giữa chúng, cũng như về mối tác động qua lại giữa con người với môi trường tự nhiên, về sự thích nghi của con người và những giới hạn biến đổi của tự nhiên nhằm đảm bảo sự toàn vẹn của hệ thống tự nhiên – con người – xã hội. Đồng thời, xây dựng cho con người những tình cảm, thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm, cách ứng xử phù hợp, có văn hóa đối với môi trường tự nhiên, các định hướng hành động nhằm khắc phục những sai lầm và thiết lập mối quan hệ hài hòa giữa con người với tự nhiên.

Con người cần phải ý thức trách nhiệm một cách đầy đủ rằng: khủng hoảng sinh thái, môi trường sống là do chính con người tạo ra và chỉ có con người mới có khả năng phục hồi sự hòa hợp đó. Ý thức đạo đức sinh thái đòi hỏi con người phải tự giác nhận trách nhiệm của mình, để từ đó có những hành vi ứng xử hợp đạo lý đối với tự nhiên. Với đạo đức sinh thái, con người không thể chỉ vì lợi ích trước mắt, khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, mà quên đi những giá trị sinh thái lâu dài của môi trường sống. Những hành vi phản đạo đức đối với tự nhiên cũng đồng thời là những hành vi vô nhân đạo. Chẳng hạn việc lạm dụng các chất hóa học trong sản xuất nông nghiệp, trước hết làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, làm giảm chất lượng cây trồng vật nuôi (mang nhiều độc tố có hại) – đều là những hành vi phản sinh thái, và khi các sản phẩm đó được con người sử dụng, đã gây nên tình trạng ngộ độc, ốm đau, suy giảm sức khỏe, thậm chí là chết người thì rõ ràng đó là những hành động vô nhân đạo, phi nhân tính. Do vậy, xây dựng ý thức đạo đức sinh thái cũng chính là xây dựng đạo lý làm người, đạo lý sống hòa hợp với thiên nhiên.

Bốn là: xây dựng ý thức sinh thái về phương diện thẩm mỹ. Nâng cao thị

hiếu thẩm mỹ sinh thái, trên cơ sở nhận chân giá trị của môi trường tự nhiên đối với con người và xã hội. Con người và xã hội không chỉ là đối tượng thưởng

thức giá trị thẩm mỹ của tự nhiên, mà hơn thế nữa còn phải có trách nhiệm duy trì và phát triển các giá trị tốt đẹp đó. Con người yêu thiên nhiên không chỉ vì thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích cho con người, đặc biệt là lợi ích kinh tế, mà thiên nhiên còn là nguồn cảm hứng về cái đẹp vô tận của con người. Song, ngày nay những điều nay đang bị áp đảo bởi nhiều người chỉ chú trọng “cái lợi” trước mặt. Do vậy, giáo dục ý thức thẩm mỹ sinh thái là một nội dung quan trọng, không thể thiếu được trong giáo dục ý thức sinh thái. Chỉ khi nào con người thấu hiểu cái đẹp của tự nhiên, thì mới thực sự yêu quý, trân trọng và có trách nhiệm bảo vệ nó.

Năm là: xây dựng ý thức sinh thái về phương diện văn hóa. Theo nghĩa

rộng, có thể hiểu văn hóa sinh thái là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình tác động và biến đổi giới tự nhiên nhằm tạo ra một môi trường sống phù hợp hơn, đáp ứng đầy đủ hơn những nhu cầu sống ngày càng tăng của con người, sự tồn tại và phát triển không ngừng của xã hội.

Các giá trị văn hóa sinh thái được thể hiện trong mọi lĩnh vực, từ tư tưởng, quan niệm, biểu tượng, đạo đức, thẩm mỹ, ý thức sinh thái và lối sống sinh thái đến những tác phẩm văn hóa sinh thái mang tính vật chất như nghệ thuật, kiến trúc, hội họa… Những giá trị này được hình thành và khẳng định một cách trực tiếp từ mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau giữa con người Việt Nam truyền thống với những điều kiện thiên nhiên vốn có. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Văn hóa sinh thái ngày nay có tác dụng to lớn trong việc hình thành ý thức sinh thái. Bởi lẽ, nó là thái độ ứng xử, cầu nối tạo ra sự tác động lẫn nhau giữa con người – xã hội và tự nhiên. Trong nền kinh tế thị trường, mở rộng hợp tác quốc tế hiện nay ở nước ta, chúng ta phải chấp nhận việc tồn tại đan xen nhiều yếu tố của các nền văn hóa khác nhau. Cho nên xây dựng văn hóa sinh thái cần phải tránh cả khuynh hướng cực đoan, bài ngoại lẫn phục cổ, phải biết khai thác những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với văn hóa hiện đại, quốc tế phù hợp với nhiệm vụ xây dựng ý thức sinh thái hiện nay.

Đạo đức sinh thái phải được coi như một phẩm chất cần thiết, một tiêu chuẩn đạo đức của con người hiện đại ngày nay. Đồng thời chú ý sử dụng các yếu tố tâm lý như một công cụ đắc lực trong việc bảo vệ môi trường, như tạo dư luận xã hội - ủng hộ, khuyến khích những hành động tích cực và phản đối, lên án những hành động tiêu cực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, phát huy tập quán bảo vệ môi trường của dân tộc.

Nhóm giải pháp thứ ba: Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo góp phần xây dựng ý thức sinh thái.

Có rất nhiều nguyên nhân để giải thích vì sao con người và xã hội chưa ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng ý thức đạo đức sinh thái. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là sự hạn chế về nhận thức. Chính sự hạn chế nhận thức đã dẫn tới việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách lãng phí, hơn nữa đã dẫn tới thái độ và hành vi ứng xử của con người không phù hợp với quy luật vận động và phát triển của hệ sinh thái. Chính vì vậy, để thay đổi quan niệm về giá trị của tự nhiên, giáo dục sẽ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.

Giáo dục, đào tạo trong lĩnh vực sinh thái là cơ sở, nền tảng xây dựng ý thức sinh thái. Mục đích của hoạt động này góp phần xây dựng nhân cách con người một cách toàn diện, đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội. Vì vậy, giáo dục, đào tạo về sinh thái và ý thức sinh thái là nhiệm vụ lâu dài và thường xuyên của xã hội và của mọi người.

Những năm gần đây, nước ta đã thành lập một số khoa khoa học công nghệ môi trường ở một số trường đại học. Đồng thời, nội dung giáo dục con người về môi trường đã được giảng dạy ở các trường phổ thông và đại học. Tuy nhiên, nội dung đào tạo cũng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Thiết nghĩ, giáo dục ý thức sinh thái phải trở thành một trong các môn khoa học quan trọng của khoa học xã hội nhân văn. Cần phải giáo dục một cách có hệ thống và đưa vào chương trình chính thống trong các trường học từ nhà trẻ, mẫu giáo đến bậc đại học và trên đại học. Mục tiêu giáo dục phải làm cho mọi

người nhận thức được vị trí, vai trò của từng yếu tố tự nhiên, con người và xã hội cũng như sự tương tác giữa các yếu tố đó trong hệ thống “con người, xã hội và tự nhiên” – hệ sinh thái. Trên cơ sở đó, con người phải chủ động, tự giác điều chỉnh hành vi và hoạt động của mình tuân theo quy luật hoạt động của hệ sinh thái, hướng tới mục tiêu phát triển lâu bền của xã hội.

Cùng với giáo dục ở nhà trường, thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái đối với toàn xã hội cũng rất cần thiết. Cần phải có kế hoạch, nội

Một phần của tài liệu Xây dựng đạo đức sinh thái ở Việt Nam hiện nay (Trang 70)