Một số kết quả và hạn chế của quá trình xây dựng đạo đức sinh thái ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Xây dựng đạo đức sinh thái ở Việt Nam hiện nay (Trang 52 - 66)

Chương 2: XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC SINH THÁI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

2.1. Thực trạng xây dựng đạo đức sinh thái ở Việt Nam hiện nay

2.1.1. Một số kết quả và hạn chế của quá trình xây dựng đạo đức sinh thái ở Việt Nam hiện nay

Xây dựng ý thức đạo đức sinh thái

Trong những năm gần đây, khi vấn đề ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên hay sự biến đổi khí hậu toàn cầu trở nên bức xúc, Việt Nam đã đẩy mạnh công tác xây dựng, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho mọi công dân, không phân biệt lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp.

Từ năm 2004 đến nay, Ban thường trực Uỷ ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam liên tục mở các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về môi trường và bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền, vận động, giám sát thực hiện bảo vệ môi trường cho cán bộ chủ chốt của Mặt trận các cấp trong cả nước.

Đến nay, đã hoàn thành việc tập huấn về môi trường cho cán bộ chủ chốt của Mặt trận cấp tỉnh trong cả nước.

Thông qua các lớp huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ nói trên, đội ngũ cán bộ của Mặt trận đã được trang bị những kiến thức cơ bản, có hệ thống về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về nhiệm vụ bảo vệ môi trường cũng như các kỹ năng, nghiệp vụ của công tác tuyên truyền, vận động, giám sát bảo vệ môi trường ở cơ sở, địa bàn dân cư.

Để có thể mở rộng tuyên truyền cho người dân, Ban thường trực Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam đã chỉ đạo mở các chuyên mục về bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Chuyên mục “Môi trường quanh ta”, chuyên mục “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường”,

“chương trình 327 về phủ xanh đất trống, đồi núi trọc”, “chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn”...

Vào dịp kỷ niệm ngày Môi trường thế giới (5/6) hàng năm, Uỷ ban mặt trận tổ quốc các tỉnh, thành phố trên toàn quốc tổ chức các hoạt động như mít - tinh hưởng ứng phong trào Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường bằng các hoạt động làm vệ sinh đường làng ngừ xúm, cỏc khu vực cụng cộng; trồng và chăm sóc cây xanh; trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, xây dựng các công trình vệ sinh.

Ngoài ra, Ủy ban mặt trận tổ quốc còn tập trung vào công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho nhân dân ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng có đông đồng bào là tín đồ các tôn giáo. Nổi bật là sự kiện chúng ta hưởng ứng tổ chức sự kiện “Giờ trái đất” hàng năm với khẩu hiệu "Tắt đèn 60 phút, hành động 365 ngày vì biến đổi khí hậu". Đây như điểm nhấn thức tỉnh, kêu gọi người dân tham gia bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Kết quả là có rất đông người dân tham gia đặc biệt là các bạn thanh thiếu niên trẻ. Điều này cho thấy ý thức bảo vệ môi trường của người dân ngày càng nâng cao.

Chúng ta đặc biệt hướng tới việc xây dựng, tạo lập ý thức đạo đức sinh thái cho học sinh, sinh viên – những chủ nhân tương lai của đất nước. Một trong những hoạt động bổ ích, thiết thực được tiến hành trong thời gian qua là chương trình "Đại sứ môi trường". Chương trình này được thực hiện tại 16 trường trung học phổ thông tiêu biểu nhất, có thành tích hoạt động, giảng dạy, và học tập tốt tại Hà Nội. “Đại sứ môi trường” gồm 2 phần: học bổng và thi viết. Dựa trên các tiêu chí thành tích học tập cao, rèn luyện đạo đức tốt, tích cực tham gia hoạt động tập thể, các học sinh tiêu biểu sẽ được xét để trao học bổng. Bên cạnh đó, chương trình còn có cuộc thi viết về môi trường cho các em phổ thông trung học. Học sinh sẽ được cung cấp thông tin tổng quan về hiện trạng ô nhiễm không khí, từ đó, các em có thể viết một bài tối thiểu 300 từ về một trong hai chủ đề sau: nêu cảm nhận về hiện trạng ô nhiễm không khí tại nơi em đang sinh sống và đưa ra cách hiểu của cá nhân về cuộc cách mạng xanh trên đường phố; đưa ra một ý tưởng góp phần làm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí trên đường phố hiện tại.

Trong những năm gần đây nhận thức của cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường tuy đã được nâng cao nhưng vẫn còn một số hạn chế. Bởi vậy, một trong những vấn đề sinh thái nhân văn gay cấn và bức xúc nhất ở nước ta hiện nay là sự nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường của người dân, thậm chí của cả những nhà quản lý xã hội các cấp đều còn thấp, hay nói một cách khác, ý thức sinh thái và lối tư duy sinh thái của người Việt Nam cho đến nay vẫn còn ở trình độ thấp – trình độ của người sản xuất tiểu nông và chưa được phổ biến trong toàn xã hội. Đó là thực trạng và cũng là nguyên nhân quan trọng đưa đến những hậu quả tiêu cực cho môi trường sống. Người dân chưa thực sự có ý thức bảo vệ môi trường, vẫn còn tư tưởng “cha chung không ai khóc”, “sạch mình, bẩn người”, vẫn có thái độ thờ ơ trước những hành động phá hoại môi trường, gây ô nhiễm môi trường…

Vấn đề thiếu hụt những tri thức và thông tin về môi trường và bảo vệ môi trường cũng là điều bức xúc. Điều này đặc biệt nghiêm trọng và liên quan tới phần lớn những người nông dân. Sự thiếu hiểu biết về môi trường cộng với quan niệm thiển cận về các lợi ích cục bộ, trước mắt của những người dân thường dẫn họ đến những hành động vô ý thức, làm tổn hại đến môi trường, như sử dụng không đúng lúc, đúng cách, lạm dụng hóa chất trong sản xuất, bảo quản, chế biến lương thực, thực phẩm, hoặc dùng chất nổ, xung điện để đánh bắt thủy, hải sản; khai thác rừng, đất đai và nhiều loại khoáng sản quý hiếm khác một cách tự do, tùy tiện, làm suy giảm chất lượng cũng như làm biến dạng cảnh quan môi trường.

Thực trạng xây dựng quan hệ đạo đức sinh thái

Đạo đức và lối sống văn hóa sinh thái truyền thống của người Việt Nam được hình thành trên cơ sở của nền văn minh nông nghiệp lúa nước còn ở trình độ phát triển thấp. Có thể gọi là lối sống văn hóa sinh thái tiểu nông với đặc trưng cơ bản tích cực là sống hài hòa với thiên nhiên, thuận theo thiên nhiên, nhưng lại chưa biết khai thác thiên nhiên một cách khoa học, hợp lý để phát triển xã hội. Các thói quen, phong tục, tập quán, lối sống tiểu nông đó,

ngoài mặt tích cực như đã nói, còn chứa đựng những nét chưa đẹp, không phù hợp và bất cập so với sự phát triển của xã hội hiện đại, nhất là trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, như sự tự do, tùy tiện, “được chăng hay chớ”, “lợi bất cập hại”, “tham thúng bỏ nia”, thiển cận… Lối sống văn hóa sinh thái tiểu nông còn không thích ứng với lối sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thị trường hóa, đô thị hóa hiện nay.

Có thể dễ dàng nhận thấy những giá trị đạo đức sinh thái truyền thống tích cực, tốt đẹp của dân tộc có nguy cơ bị bào mòn. Nếu như trước đây dân ta sống hòa thuận với thiên nhiên thì nay dưới những tác động của lợi ích kinh tế, của tính toán cá nhân đã làm mai một đi những quan niệm tốt đẹp truyền thống về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong lịch sử. Nền kinh tế thị trường ít nhiều đã tạo ra những con người chỉ vì lợi nhuận, lợi ích cá nhân của mình mà xâm hại tới lợi ích của cộng đồng xã hội, theo kiểu mạnh ai người nấy sống. Do đó, người ta xem nhẹ các giá trị tự thân và coi nhẹ pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường. Trước đây, con người quý trọng thiên nhiên bởi vẻ đẹp và lợi ích vốn có hay giá trị tự thân của nó thì ngày nay, ngược lại, vì lợi ích của mình con người ta chỉ thấy giá trị thực dụng của tự nhiên, nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp đẽ, mộng mơ như Non nước, chùa Hương, đền Hùng, Hương Sơn…nay bị những kẻ buôn thần, bán thánh lợi dụng kiếm lời. Một khi giá trị kinh tế được đặt lên hàng đầu thì giá trị nội tại của thiên nhiên phải lùi lại phía sau, con người chỉ biết khai thác thiên nhiên để đem lại lợi ích cho mình. Và như vậy, đạo đức sinh thái đã bị con người vi phạm một cách nghiêm trọng.

Một số cá nhân chỉ biết đến lợi ích trước mắt mà không biết đến lợi ích lâu dài, chỉ biết lợi ích cục bộ mà không biết đến lợi ích toàn cục: khai thác rừng không đi đôi với trồng và bảo vệ rừng, làm mất cân bằng sinh thái, xói mòn đất, làm cạn kiệt nguồn nước ngầm, làm sa mạc hóa và hoang mạc hóa đất đai… vẫn còn tình trạng người dân coi nhẹ các giá trị tự nhiên, phá hoại rừng, phá hoại đa dạng sinh học thông qua việc khai thác quá giới hạn các loại

tài nguyên thiên nhiên; thái độ, tinh thần thiếu trách nhiệm của một số cán bộ thuộc lĩnh vực quản lý tài nguyên môi trường thiên nhiên. Pháp luật về bảo vệ môi trường còn xa lạ với người dân, do đó họ coi nhẹ việc thực thi pháp luật trong việc bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên, môi trường.

Thực trạng xây dựng hành vi đạo đức sinh thái

Hành vi đạo đức sinh thái là biểu hiện cao nhất của đạo đức sinh thái.

Hiện nay ở Việt Nam những chuẩn mực đạo đức sinh thái mới cần được xây dựng phải đảm bảo hai vấn đề chính như sau: đối với tự nhiên, phải đảm bảo khả năng tái tạo và phục vụ của các khách thể tự nhiên có khả năng tái tạo và hồi phục được như đất nước, động thực vật; đối với những tài nguyên không tái tạo được, như những nhiên liệu, khoáng sản phải khai thác, sử dụng hợp lý kịp thời, không lãng phí và cố gắng tận dụng triệt để các tính năng của chúng. Mục tiêu cuối cùng của xã hội về mặt sinh thái – môi trường là phải đưa nền sản xuất xã hội – phương thức trao đổi vật chất năng lượng, thông tin giữa xã hội và tự nhiên – trở thành một mắt khâu liên hoàn trong chu trình sinh học của sinh quyển, đảm bảo sự cùng tồn tại và hài hòa giữa xã hội và tự nhiên, giữa lợi ích con người với lợi ích của các khách thể tự nhiên. Chuẩn mực này đòi hỏi ở con người sự hiểu biết rất sâu sắc, toàn diện về tự nhiên, đặc biệt là các quy luật về sự tồn tại và vận động của tự nhiên, nắm vững những nguyên lý cơ bản của mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên.

Về mặt xã hội, các chuẩn mực hành vi đạo đức sinh thái được biểu hiện cụ thể ở chất lượng sinh thái của các sản phẩm sản xuất và tiêu dùng trên thị trường. Hiện nay, bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 1400 đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng trong lĩnh vực quản lý chất lượng môi trường, nhằm đánh giá chất lượng sinh thái của các sản phẩm. Các sản phẩm do con người sản xuất, chế biến nếu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sẽ được dán các nhãn mác sinh thái công nhận sự an toàn với người sử dụng và môi trường. Trong những năm gần đây, đất nước ta đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề này, nhất là đối với những sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề đánh giá chất lượng sinh thái của các

sản phẩm sản xuất và tiêu dùng ở nước ta vẫn còn rất phức tạp, khó khăn, đặc biệt trong lĩnh vực vệ sinh an toàn lương thực, thực phẩm.

Do vậy, việc lấy bộ tiêu chuẩn ISO 1400 để đánh giá chất lượng sinh thái của các sản phẩm cũng như làm căn cứ xây dựng các chuẩn mực của đạo đức sinh thái nhằm điều chỉnh hành vi của con người trong sản xuất và tiêu dùng là rất cần thiết. Vì một khi các sản phẩm đưa ra thị trường tiêu thụ thì chất lượng của chúng không chỉ biểu thị giá trị sinh thái mà còn nói lên phẩm chất đạo đức của người sản xuất, nghĩa là mang giỏ trị đạo đức xó hội rất rừ ràng.

Chuẩn mực của đạo đức sinh thái cũng cần phải căn cứ theo dư luận xã hội, nghĩa là dựa vào sự chấp nhận hay tẩy chay của người tiêu dùng đối với các sản phẩm đã được đưa ra thị trường. Để chuẩn mực này được vận dụng một cách chính xác vào việc điều chỉnh hành vi đạo đức sinh thái của con người, cần phải là nâng cao trình độ nhận thức và ý thức của người sản xuất trong việc đảm bảo chất lượng sinh thái của các sản phẩm; đồng thời phải nâng cao sự hiểu biết của người tiêu dùng để họ có thể chọn lựa những sản phẩm hợp vệ sinh, an toàn.

Cuối cùng, chuẩn mực đạo đức sinh thái phải căn cứ vào những biểu hiện của chất lượng môi trường. Chuẩn mực chất lượng môi trường được thể hiện qua những tiêu chí như sau:

1. Tính đa dạng sinh học cao, chứng tỏ chất lượng môi trường tốt;

2. Sự đảm bảo các trị số tiêu chuẩn cho phép đối với những yếu tố, những hợp chất cơ bản có trong môi trường như các khí CO, NO, CO2, SO2…; trị số nhu cầu ô xy hóa học (COD) cần phải nằm trong ngưỡng cho phép đối với sự sống của tự nhiên và con người;

3. Tình trạng sức khỏe của dân cư sống trong môi trường: tính cả số lượng bệnh tật lẫn số người bị bệnh. Chất lượng của môi trường càng xấu thì bệnh tật càng nhiều, số người ốm đau sẽ tăng lên. Bởi vậy, lấy chất lượng môi trường để điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với tự nhiên là hợp lý và khoa học.

Trên cơ sở xây dựng những chuẩn mực đạo đức sinh thái nêu trên, trong những năm vừa qua, nước ta đã có nhiều công tác thiết thực để bảo vệ môi trường, nổi bật là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Nhiều hội thảo, nhiều chương trình giao lưu hợp tác để kêu gọi ứng dụng công nghệ xanh vào sản xuất nhằm cho ra mắt nhiều sản phẩm với tiêu chí thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn cho cuộc sống và tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh đó, chúng ta khuyến khích những hoạt động nghiên cứu khoa học để có thể ứng dụng vào sản xuất. Ngày Trái đất tổ chức hàng năm vào 22/4 với mục đích nâng cao nhận thức và vận động toàn dân hành động nhằm bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên toàn cầu. Năm 2013, Việt Nam đã kêu gọi mọi người cùng hành động để dừng ngay việc gây ô nhiễm sông hồ, bảo vệ nguồn nước với khẩu hiệu:“Hãy dừng ngay các hoạt động làm ô nhiễm nguồn nước

nhằm hưởng ứng Ngày Trái đất. Bên cạnh đó, người dân còn tích cực tham gia hưởng ứng Giờ Trái đất, sự kiện nhằm kêu gọi tiết kiệm điện và chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hòa mình với xu hướng mới của thế giới, Việt Nam tiến hành phát triển công nghệ xanh trong hoạt động sản xuất công nghiệp tạo ra những bước phát triển mới cho sự cân bằng giữa môi trường và nhu cầu phát triển nhanh tại Việt Nam. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và xây dựng, công nghệ xanh là mối quan tâm hàng đầu. Cụ thể, chúng ta hướng đến việc sản xuất ra nhiều sản phẩm với tiêu chí thân thiện với môi trường, cũng như những giải pháp mang tính hệ thống tối ưu cho việc đảm bảo an toàn cuộc sống và tiết kiệm năng lượng tại thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, bởi xuất phát từ thái độ, ý thức coi trọng lợi ích của cá nhân, lợi ích cục bộ mà con người có những hành vi thiếu tinh thần cộng đồng, khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên: rừng, kim loại quý, than đá…xả nước thải công nghiệp, rác thải công nghiệp, khí C02 vào môi trường không qua xử lý; xây dựng các nhà máy, bệnh viện, khu công nghiệp, khu chế xuất gần cộng đồng dân cư sinh sống, làm cho môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây ra nhiều loại bệnh tật hiểm nghèo…

Nếu chỉ tính sự hủy diệt môi trường sống do xả chất thải không qua xử lý vào nguồn nước, đất và không khí năm 2008 thì chỉ sau một thời gian không lâu nữa, chính nhiều tộc người Viê ̣t Nam đang sống nơi ô nhiễm sẽ bị biến mất khỏi danh sách các dân tộc Viê ̣t Nam . Một trong những căn bệnh quái ác của nhân loại hiện nay là ung thư thì ở Viê ̣t Nam hiện có hẳn “những làng ung thư”, một căn bệnh được công nhận là có nguồn gốc từ sự tác động của môi trường sống.

Trong lĩnh vực sản xuất, nhất là các khu chế xuất, khu công nghiệp và làng nghề truyền thống, tình hình ô nhiễm khá trầm trọng. Theo số liệu đánh giá của Bộ tài nguyên và Môi trường, hiện nay ở nước ta có khoảng 40% khu công nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải, 90% cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Hơn 70%

các khu công nghiệp, hơn 90% các khu đô thị, dân cư không có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hầu hết các làng nghề đang trong tình trạng báo động về ô nhiễm môi trường.

Có một thực tế là khoảng 80% doanh nghiệp hiện nay còn thờ ơ với nhiệm vụ này. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào “cạm bẫy”: trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp “bẩn”. Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng… nguy hại đến môi trường. Trong khi lĩnh vực này lại không mang lại giá trị gia tăng cao, chuyển giao công nghệ hiện đại, môi trường làm việc gây nhiều độc hại cho người lao động. Tương tự như vậy, vừa qua các nhà máy sản xuất xi măng cũng ồ ạt ra đời, dư thừa lớn, sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên đá vôi, trong khi đá vôi là phễu lọc cho nguồn nước ngầm

Ngoài các trường hợp rác thải, chất thải độc hại do các cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp trong nước đổ vào môi trường , còn có lượng rác thải cực độc và cực lớn đang ồ ạt đổ vào Viê ̣t Nam . Chỉ trong vòng chưa đầy hai tuần, từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 năm 2008, một lượng rác thải khổng lồ với số lượng 68 container đã ồ ạt đổ bộ vào cảng Hải Phòng, mặc dù đơn vận chuyển ghi là giấy phế liệu.

Một phần của tài liệu Xây dựng đạo đức sinh thái ở Việt Nam hiện nay (Trang 52 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)