Ảnh hƣởng của tƣ tƣởng duy tân về giáo dục của Fukuzawa Yukichi đối với xã hội Nhật Bản

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tư tưởng Duy Tân về giáo dục của Furukawa Yukichi (Trang 84)

Có thể nói, những tư tưởng duy tân về giáo dục của Fukuzawa Yukichi hết sức sâu sắc, thiết thực, đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn lịch sử Nhật Bản thời Minh Trị.

Trong bối cảnh của nước Nhật thế kỷ XIX, các cải cách mà Fukuzawa Yukichi đưa ra đã đóng vai trò quan trọng, tạo tiền đề tư tưởng cho công cuộc Minh Trị duy tân. “Những ảnh hưởng của phương Tây trong cách nghĩ, cách làm đã khiến cho nước Nhật thay đổi một cách nhanh chóng và toàn diện mà người Nhật gọi đó là Bunmei Kaika (văn minh khai hóa). Đường phố trở nên hiện đại hơn với những ngọn đèn thắp bằng khí đốt, những ngôi nhà xây bằng gạch, trang phục, phương tiện đi lại v.v đều được Âu hóa. Như vậy là, trong một thời gian rất ngắn, nước Nhật từ chỗ lạc hậu so với phương Tây hàng thế kỷ đã đi tới khúc quanh của sự phát triển: đuổi kịp phương Tây” [36, tr.193- 194].

Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc rất hiếm khi người Nhật Bản “dạy” văn hóa của mình cho ai. Lịch sử Nhật Bản là quá trình tiếp thu, học hỏi tinh hoa văn hóa bên ngoài. Ban đầu, người Nhật học chữ Hán và làm lịch của người Triều Tiên, sau đó là các học thuyết triết học của Trung Quốc, đến thời kỳ Tokugawa thì học các nước châu Âu, Mỹ. Nhằm phục vụ cho nhu cầu hiện đại hóa đất nước, Nhật Bản đã nhập khẩu nhiều yếu tố phương Tây, song có một thực tế là, văn hóa ngoại lai chỉ là yếu tố mang tính bộ phận, là hệ thống không chính thức trong dòng văn hóa dân tộc.

Sự nghiệp giáo dục của Nhật Bản cùng với truyền thống văn hóa đã đem lại vinh quang cho nhân dân trong công cuộc xây dựng kinh tế đất nước. Công cuộc hiện đại hóa nền giáo dục Nhật đã đem lại nhưng thành tựu to lớn về mọi mặt cho xã hội Nhật. Năm 1869, Chính phủ Nhật tuyên bố “Từ nay giáo dục gia đình sẽ được phổ cập đến mức mỗi làng xóm sẽ không còn một gia đình nào mù chữ và mỗi gia đình đều phải gồm những người biết chữ” [34,

tr.44]. Từ giữa thế kỷ XVI, có tới 50% dân số Nhật Bản thoát khỏi nạn mù chữ, trong khi ở châu Âu tình trạng mù chữ vẫn phổ biến ở nhiều nước. Chế độ giáo dục đã đáp ứng được nhu cầu đi học của nhân dân, quần chúng đã xây dựng được rất nhiều trường tư thục (14.000 trường). Đặc biệt, trong xã hội không có sự phân biệt trong việc cho con cái đến trường học tại các trường, điều kiện duy nhất là vượt qua được các kỳ thi tuyển chọn. Đó cũng là nguyên nhân giải thích tại sao ở Nhật Bản lại có thể lựa chọn được nhân tài ở tất cả các tầng lớp xã hội khác nhau. Một điểu khá đặc biệt trong nền giáo dục ở đất nước này là khi có một đội ngũ giáo viên được đào tạo tốt ở ngoài nước và được chọn lọc lại khi về nước Nhật chủ trương tự đào tạo lấy nhân tài. Các giáo viên thường xuyên được tiếp thu thêm những kiến thức hiện đại của thế giới trong thời gian học tập ở nước ngoài. Đây là nền tảng vững chắc để chính quyền Minh Trị có thể thực hiện thành công công cuộc cải cách. Đó cũng là điều kiện không thể thiếu đã giúp Nhật mau chóng tiếp thu được nền văn hóa giáo dục và khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc mình.

Fukuzawa Yukichi lớn lên trong bối cảnh phong trào Tây học ít nhiều đã trở nên phổ biến. Hơn nữa, ông đề ra tư tưởng duy tân về giáo dục khi Nhật Bản đã mở cửa và bắt đầu sự nghiệp duy tân. Chủ trương học tập phương Tây, cận đại hóa nền giáo dục của ông được hình thành chủ yếu nhờ những chuyến đi nước ngoài, khảo sát Âu - Mỹ, tiếp nhận những kiến thức về văn minh, khoa học kỹ thuật, về giáo dục phương Tây. Điều này đã là nguyên nhân đem đến đặc điểm nổi trội về tư tưởng giáo dục của ông là tính hệ thống,

tính toàn diện của nó. Tư tưởng duy tân về giáo dục của Fukuzawa Yukichi

hình thành thuận chiều với trào lưu cơ bản của xã hội nên lúc đó nó được cả chính quyền và dân chúng đón nhận, thực thi một cách tích cực, mang lại hiệu quả to lớn.

Điều đáng nói là, chính quyền Minh Trị hầu như đã thực thi tất cả những tư tưởng duy tân về giáo dục của Fukuzawa Yukichi, nhờ vậy, tư tưởng của ông đã đi vào thực tiễn, đóng góp to lớn trong sự nghiệp cải cách giáo dục, đưa Nhật Bản tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa đất nước. Tư tưởng về giáo dục, đặc biệt là giáo dục “thực học” là cơ sở lý luận cho nền giáo dục thực tế đào tạo ra những con người xây dựng nước Nhật Bản mới.

Nền giáo dục thực tế được áp dụng ở tất cả các bậc học. Trong các trường tiểu học, các thầy cô giáo không những giảng dạy những kiến thức cơ bản còn giúp các học sinh định hình nhân cách. Các cháu học sinh được học gần như thuộc lòng rằng “Nước Nhật đất hẹp, người đông, không có tài nguyên như các nước khác nên mọi việc phải trông cậy vào khối óc và đôi bàn tay, công lao học tập của các cháu nhỏ sẽ là đóng góp lớn về sau này cho tương lai đất nước” [34, tr.70]. Các cháu học sinh cũng được học tập nhiều về luân lý, được rèn luyện về tác phong sống trong tập thể, được nuôi dưỡng theo tinh thần “võ sĩ đạo” chân chính, dám xả thân vì nghĩa lớn, không chịu quỳ gối trước cường quyền v.v. Môi trường học tập nghiêm ngặt, rèn luyện ý thức tôn trọng tập thể và ý chí phấn đấu vươn lên, có sự ganh đua thực sự trong học tập đã hình thành nên tính cách con người Nhật Bản với những nét đặc thù mà cho đến nay vẫn là mẫu hình để các dân tộc khác học hỏi.

Có thể khẳng định rằng, những tư tưởng duy tân về giáo dục của Fukuzawa Yukichi là một trong những cơ sở cần thiết để chính quyền Minh Trị có thể đề ra “chiến lược giáo dục lập quốc7”. Để thực hiện chiến lược này, từ năm 1872 toàn bộ lãnh thổ Nhật được chia thành 8 khu, mỗi khu có một trường đại học tổng hợp, 32 tiểu khu, mỗi tiểu khu có một trường trung học và một trường tiểu học. Giáo dục được chia thành hai hệ: Hệ phổ thông là 17

7

Chiến lược này không chỉ là nội dung của một trong ba cải cách lớn (cải cách giáo dục, cải cách điền địa và cải cách nghĩa vụ quân sự) mà còn là hướng đi chiến lược của Nhật Bản mà Minh Trị Thiên hoàng đã chọn. Nội dung lớn nhất của nó là “mở rộng cửa ra thế giới sau 200 năm đóng cửa để hòa nhập với văn minh

năm và hệ kỹ thuật là 14 năm. Tinh thần hiếu học được khơi dậy trong nhân dân, họ chấp nhận mọi hy sinh để có thể cho con đi học. Tới năm 1902, số người đến tuổi đi học đến trường đã đạt 100%. Đây là con số kỷ lục, phản ánh sự cố gắng, nỗ lực từ hai phía chính phủ và nhân dân.

Ngoài việc cử học sinh đi học nước ngoài trong suốt 50 năm chính phủ Nhật còn thuê chuyên gia nước ngoài với chế độ đãi ngộ đặc biệt. Họ trả “lương trung bình cho các giáo sư Anh, Pháp cao gấp 16 lần các giáo sư Nhật Bản”[34, tr.57]. Như Fukuzawa Yukichi từng nói, tiếp thu văn minh phương Tây phải mang tính chọn lọc cao. Nhật Bản học Mỹ, Anh về chế độ giáo dục nhưng khi áp dụng lại có sự khác biệt cơ bản tùy thuộc vào điều kiện của đất nước. Ở Anh người ta coi giáo dục hướng nghiệp là trình độ thấp nên không cho học ở đại học. Tầng lớp thượng lưu Anh không thích học kỹ thuật. Hai trường đại học danh tiếng ở Anh là Oxford và Cambridge trước đây chỉ dạy cách đào tạo các quan chức cao cấp trong bộ máy chính quyền là chính. Còn ở Nhật Bản giáo dục thực tiễn rất được coi trọng, học với hành kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn. Giáo dục về cơ sở lý luận và việc ứng dụng ngoài thực tế những lý luận đó là nét nổi bật trong giáo dục của Nhật Bản. Trong thời gian này mặt thực tiễn được coi trọng hơn học vấn.

Đặc điểm dễ nhận thấy trong thời đại Minh Trị là người Nhật rất coi trọng các ngành học như kinh tế, luật pháp, kỹ thuật, đa số học sinh du học nước ngoài theo những ngành trên. Sau khi học xong về nước, lưu học sinh phải trải qua kỳ kiểm tra nghiêm ngặt để đánh giá kết quả học tập, cả về lý luận cũng như thực hành, rồi sau đó mới được nhận việc. Có thể nói, thành công của “Chiến dịch giáo dục lập quốc” trong đó công cuộc cải cách giáo dục được bắt đầu từ năm 1872 đóng vai trò then chốt, đã tạo ra ở Nhật Bản một thế hệ có trình độ văn hóa, tiếp thu được khoa học kỹ thuật đương thời,

xây dựng được cơ sở cho nền văn hóa và kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi cho nước Nhật vươn lên mạnh mẽ trong những giai đoạn sau.

Thực tiễn nền giáo dục Nhật Bản đã chứng tỏ những tư tưởng mà Fukuzawa Yukichi đưa ra là đúng đắn. Vào những năm cuối của chính quyền Minh Trị, hệ thống giáo dục mang tính hiện đại đã được thiết lập ở Nhật Bản. Đó là sự nỗ lực phi thường của toàn dân tộc Nhật Bản để góp phần vào việc thực hiện hoài bão “Học tập phương Tây, đuổi kịp phương Tây, đi vượt phương Tây”. Đặc biệt, nền giáo dục phổ cập đã khiến cho Nhật Bản trở thành nước đầu tiên tại Châu Á có số lượng đông đảo dân số biết đọc, biết viết. Thêm vào đó, chương trình học, nội dung giảng dạy cũng được hiện đại hóa đã đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng. Một trình độ giáo dục phổ thông cao, cũng như sức mạnh quân sự và khả năng kỹ nghệ là lý do lý giải tại sao Nhật Bản lại chiếm ưu thế tại vùng Đông Nam Á vào nửa đầu thế kỷ XX. Hơn nữa, bắt đầu từ đây, quá trình đổi mới, cải cách giáo dục theo hướng hiện đại bắt đầu diễn ra ở Nhật Bản. Một trong những nét đặc thù về giáo dục ở Nhật Bản với các nước khác trên thế giới là phong trào học tập suốt đời. Ở Nhật Bản, “phong trào học tập suốt đời trong thực tế có thể được coi là một chiến lược đảm bảo để người ta đạt đến sự thỏa mãn cao độ về tinh thần trong cuộc sống thường nhật, còn ở các nước khác nó chỉ là một chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhằm đóng góp cho sự phát triển kinh tế” [8, tr.530]. Rõ ràng, với những tư tưởng về giáo dục của Fukuzawa Yukichi đã gợi mở hướng đi, con đường phát triển cho nền giáo dục Nhật Bản đương thời.

Tư tưởng của Fukuzawa Yukichi về giáo dục đã cung cấp những tư tưởng quý báu cho chính quyền trong việc đề ra chiến lược giáo dục mới. Tháng 8 năm 1872 Bộ Giáo dục ban hành Học chế, tức luật giáo dục hướng tới mục tiêu xây dựng một nền giáo dục cho mọi người và xây dựng xã hội học tập, làm nền tảng cho việc xây dựng Nhật Bản thành quốc gia “phú quốc

cường binh”. Nguyên tắc cơ bản trong Học chế gồm 4 điểm “Một là, xây dựng một xã hội học tập cho toàn dân dựa trên cơ sở tứ dân bình đẳng” với khẩu hiệu “không người nào không được học, không làng nào không được học”; Hai là, khuyến khích toàn dân học tập, coi học vấn là tài sản cơ bản nhất để lập thân; Ba là, giáo dục “thực học” có ích cho đời sống hàng ngày từ khoa học tự nhiên, công nghệ đến pháp luật, chính trị, y học… ; Bốn là, xây dựng nguyên tắc nghĩa vụ giáo dục, nhà nước sẽ đảm nhiệm từ học phí đến ăn mặc ở hệ thống trường công” [27, tr.90]. Có thể thấy những tư tưởng trong Học chế chịu ảnh hưởng rất nhiều trong quan niệm về giáo dục của Fukuzawa Yukichi.

Những tư tưởng của Fukuzawa Yukichi cũng góp phần làm biến chuyển mạnh mẽ xã hội Nhật Bản. Trường học đã trở thành một phương tiện vừa thúc đẩy sự phát triển xã hội vừa tái lập các tầng lớp xã hội. Theo mục tiêu của chính quyền Minh Trị thì trường học có chức năng trang bị kiến thức cho tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, địa vị xã hội. Học đại học không còn là độc quyền của tầng lớp trên mà nó đã mở ra cơ hội thành công cho cả những người có tài, ham cầu tiến thuộc tầng lớp dưới. Một xã hội lấy học thức làm tiêu chuẩn dần dần đã thay thế xã hội theo kiểu cha truyền con nối. Đặc biệt, những trí thức Tây học đóng vai trò quan trọng trong việc đả phá các quan niệm, tập quán, hủ tục và truyền bá những tư tưởng tiến bộ, bình đẳng, bác ái. Nói khác đi, đổi mới giáo dục đã mang lại những biến đổi trong tư tưởng, nhận thức cũng như trong mối quan hệ xã hội nói chung.

Với mục tiêu giáo dục cho tất cả mọi người, Chính phủ Minh Trị đã thành lập Bộ Giáo dục vào năm 1871. Tháng 08 năm 1872, Bộ Giáo dục đã ban hành chính sách giáo dục và hệ thống giáo dục quốc gia đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản. Cải cách giáo dục là một trong ba nội dung quan trọng của công cuộc hiện đại hóa, bởi lẽ giáo dục là“ một bộ phận then chốt trong việc

hình thành hình thái ý thức, sẽ cho phép Nhật Bản trở thành một quốc gia độc lập giàu có và hùng mạnh và giáo dục tạo điều kiện thuận lợi tiếp thu tri thức kỹ thuật hiện đại làm phương tiện thực hiện mục đích đó”[43, tr.39]. Những nội dung chính trong cải cách giáo dục thời kỳ này là: 1. Từ bỏ hệ thống phong kiến và hệ thống giáo dục phân tầng của nó. Cơ hội học tập phải được mở ra cho mọi công dân. 2. Mục đích của giáo dục nhà trường là học khoa học thực tiễn bổ ích cho con người. 3. Chi phí giáo dục do người dân đóng góp. Tư tưởng này đã loại bỏ được quan niệm phong kiến vốn đề cao đến địa vị xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới hệ thống giáo dục và là cơ sở cho việc xây dựng nền giáo dục hiện đại.

Điều đáng chú ý là, trước năm 1868, nền giáo dục Nhật Bản mang nặng tư tưởng phân biệt giai cấp, đồng thời cũng không có bất kỳ một sự công nhận chính thức nào về phía nhà nước đối với việc đi học của phụ nữ. Nhưng từ khi chính quyền Minh Trị tiến hành cải cách giáo dục, thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục đến mọi giới thì phụ nữ được hoàn toàn bình đẳng với nam giới về quyền đi học. Sự thay đổi về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũng đã được ghi trong hiến pháp (điều 14, hiến pháp năm 1946): “Theo luật định, mọi người đều bình đẳng và sẽ không có bất cứ sự khác biệt nào về chính trị, kinh tế hay quan hệ xã hội trên cơ sở chủng tộc, tín ngưỡng, giới tính, địa vị xã hội, nguồn gốc xuất thân” [13, tr.142]. Đây là một trong những đổi mới quan trọng nhất trong tư tưởng giáo dục thời Minh Trị - giáo dục toàn dân.

Từ đây, bức tranh của xã hội mới được mở ra “Tất cả mọi người, ai nấy đều cảm thấy những cơ hội mà thời đại mang đến cho mình, một thời đại mà ngoài những hạn chế bí hiểm của lý thuyết về hiến pháp, đã mở rộng một cách thực dụng và kiên trì đón lấy những tư tưởng và những ảnh hưởng của nước ngoài,… nền giáo dục mạnh mẽ đã bỏ xa nhiệm vụ truyền thống bảo thủ, chật hẹp để đảm nhiệm lấy một vai trò mới, làm phương tiện truyền bá chủ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tư tưởng Duy Tân về giáo dục của Furukawa Yukichi (Trang 84)