Thầu và uy tín của doanh nhiệp 1.2 Các tiêu chí sử

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần LICOGI 12 (Trang 26)

1.2. Các tiêu chí sử

ng để phân tích năng lực tài chính

Khi phân tích năng lực tài chính của một nhà thầu ta thường phân tích các yếu tố: Sự biến động về quy mô, cơ cấu của tài sản và nguồn vốn; khả năng thanh toán của nhà thầu; hiệu quả sử dụng vốn của của nhà thầu; tình hình rủi ro về tài chính của nhà thầu. Chúng ta sử dụng các số liệu tổng hợp của doanh nghiệp trong Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và Bảng cân đối kế toán hàng năm của doanh nghiệp cùng với hệ thống chỉ tiêu tương ứng với từng yếu tố tài chính dưới đây làm căn cứ để phân tích

ăng lực tài chính của doanh nghiệp. 1.2.1. Sự biến động

quy mô, cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Khi phân tích sự biến động về quy mô, cơ cấu tài sản và

uồn vốn a xem xét các chỉ tiêu sau:

Thứ nhất , quy mô, cơ cấu tài sản: Được phân tích bằng cách so sánh giá trị đầu năm với các giá trị cuối năm của các chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu tài sản của nhà thầu như: tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn, các khoản phải thu…Chỉ tiêu này giúp nhà thầu cũng như chủ đầu tư đánh giá được thực trạng, kết quả tài sản của nhà thầu cũng như dự tính những rủi ro hay tiềm năngtà

chính trng tương lai của nhà thầ u.

Thứ hai , quy mô, cơ cấu nguồn vốn: Sự biến động (tăng hay giảm) của tổng số nguồn vốn cuối năm so với đầu năm và so với các năm trước liền kề là một trong những chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng tổ chức, huy động vốn trong năm

của nhà thầu. Tuy nhiên, do vốn của nhà thầu tăng, giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau nên sự biến động của tổng số nguồn vốn chưa thể hiện đầy đủ tình hình tài chính của nhà thầu, do đó khi phân tích, cần kết hợp với việc xem xét cơ cấu nguồn vốn và sự biến động

ủa nguồn vốn để có nhận xét phù hợp.

Phân tích nguồn vốn giúp cho nhà thầu và chủ đầu tư xem xét, đánh giá khả năng tài trợ cũng như hoạt động vốn cho sản xuất kinh doanh của nhà thầu. Nội du

này có một số chỉ tiêu cần xem xét:

- Tỉ suất tài trợ tổng quát: là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ tỉ lệ giữa n ồn vốn chủ sở hữu với tổng nguồn vốn.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của nhà thầu. Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng số nguồn vốn của nhà thầu, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của nhà thầu càng tăng và ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính của nhà thầu càng thấp, mức độ độc l

về tài chính của nhà thầu càng giảm.

- Tỉ suất tài trợ cho tài sản ngắn hạn: là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ tỉ lệ giữa ngu

vốn chủ sở hữu vơi tài sản ngắn hạn.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng trang trải tài sản ngắn hạn bằng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy nguồn bù đắp bằng vốn chủ sở hữu cho tài sản ngắn hạn của nhà thầu càng lớn, điều này đồng nghĩa với rủi ro về tài chính của nhà thầu càng thấp và khả năng quay vòng vốn để sinh lời nhan

mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.

- Tỉ suất tài trợ cho tài sản dài hạn: là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ tỉ lệ giữa ng

n vốn chủ sở hữu với tài sản dài hạn.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng trang trải tài sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu. Nếu trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, số vốn chủ sở hữu của nhà thầu càng có thừa khả năng để trang trải tài sản dài hạn và do vậy, nhà thầu sẽ ít gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn. Điều này tuy giúp nhà thầu tự

bảo đảm về mặt tài chính nhưng hiệu quả kinh doanh sẽ không cao do vốn đầu tư chủ yếu vào tài sản dài hạn, ít sử d

g vào kinh doanh quay vòng để sinh lợi.

- Tỉ suất tài trợ cho tài sản cố định: chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ tỉ lệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu với tài sản cố định. Tỉ suất này càng lớn thì càng chứng tỏ khả năng trang trải vốn cho việc đầu tư tài sản cố định mở rộng quy mô

ăng lực sản xuất của nhà thầu càng cao

1.2.2. Khả năng thanh toán của nhà thầu

Khả năng thanh toán của nhà thầu là muốn nói đến khả năng chi trả cho các khoản nợ của nhà thầu, nó góp phần phản ánh

ức độ an toàn tài chính của doanh nghiệp. Khi phân tích khả năng thanh to

của nhàthầu ta xem xét các chỉ tiêu sau:

Thứ nhất , tỉ suất nợ phải trả: là chỉ tiêu thể hiện mối quan h tỉ lệ giữa nợ phải trả với tổng nguồn vốn.

Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của nhà thầu là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của nhà thầu. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ nhà thầu vay ít. Điều này có thể hàm ý nhà thầu có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là nhà thầu chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý nhà thầu không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng

àm ý làmức độ rủi ro của nhà thầu cao hơn.

Thứ hai , hệ số khả năng thanh toán tổng hợp: là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ tỉ

ệ giữa tổng tài sản và tổng số nợ phải trả.

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán chung của nhà thầu trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết: với tổng số tài sản hiện có, nhà thầu có bảo đảm trang trải được các khoản nợ phải trả hay không. Nếu trị số chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán tổng quát" của nhà thầu luôn lớn hơn hoặc bằng 1, nhà thầu bảo đảm được khả năng thanh toán tổng quát và ngược lại; trị số này nhỏ hơn 1, nhà thầu

không bảo đảm được khả năng trang trải các khoản nợ. Trị số của “Hệ số khả năng thanh toán tổng hợp” càng n

hơn 1 nh thầu càng mất dần khả năng thanh toán.

Thứ ba , h ệ số khả năng thanh toán nhanh: là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ tỉ lệ giữa số tiền có

ể dựng thanh toán ngay với tổng số tiền cần thanh toán.

Chỉ tiêu này được dựng để đánh giá khả năng thanh toán tức thời (thanh toán ngay) các khoản nợ ngắn hạn của nhà thầu bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và các khoản tương đương tiền. Nếu trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” quá nhỏ, nhà thầu có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ - nhất là nợ đến hạn - vì không đủ tiền và tương đương tiền. Khi trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” lớn hơn hoặc bằng 1, mặc dầu nhà thầu bảo đảm thừa khả năng thanh toán nhanh song do lượng tiền và tương đương tiền quá nhiều nên sẽ phần nào làm giảm

ệu quả sử dụng vốn; từ đó, làm giảm hiệu

uả kinh doanh.

1.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn của nhà thầu

Hiệu quả sử dụng vốn của nhà thầu muốn nói đến khả năng sử dụng nguồn lực tài chính của nhà thầu trong

nh vực hoạt động kinh doanh của mình nhằm thu lợi nhuận. Khi phân tích hiệu

uả sử dụg vốn của nhà thầu ta sử dụng các chỉ tiêu sau:

Thứ nhất , hiệu quả sử dụng vốn tổng hợp: là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ tỉ lệ

iữa kết quả đầu ra với nguồn vốn bình quân của nhà thầu.

Chỉ tiêu này thể hiện hiệu suất sử dụng vốn của nhà thầu, trị số của nó càng cao thì chứng

ỏ hiệu uả sử dụng vốn kinh doanh của nhà thầu càng cao.

Thứ hai , tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ tỉ lệ g

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của nhà thầu tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là nhà thầu làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là nhà thầu làm ăn thua lỗ. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn của nhà thầu càng cao, đặc biệt nếu vốn chủ sở hữu càn

lớn thì tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càng nhỏ.

Thứ ba, tỉ lệ lợi nhuận trên vốn vay: là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ lệ giữa tổng lợi nhuận sau thuế với tổng nguồn vốn vay.

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn nhà thầu đi vay để dựng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này cà

cao thì hiệu quả s dụng vốn vay của nhà thầu càn

lớn.

1.2.4. Tình hình rủ i ro về tài chính của nhà thầu

Nói đến tình hình rủi ro về tài chính của nhà thầu là ta xem xét tổng hợp các yếu tố về khả năng thanh toán, quy mô nguồn vốn – tà

sản của nhà thầu và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để phân tích tình hình rủ

ro về tà chính của doanh nghiệp ta sử dụng các chỉ tiêu:

Thứ nhất , hệ số nợ trên tổng tài sản: là chỉ tiêu t

hiện mối quan hệ tỉ lệ giữa tổng số nợ với tổng tài sản.

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ rủi ro về tài chính của nhà thầu vì nó cho thấy tài sản của nhà thầu có đủ bù đắp nợ hay không. Trị s

của nócàn lớn thì mức độ rủi ro về tài chính càng cao.

Thứ hai , h ệ số thanh toán lãi vay: là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ tỉ lệ ữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với chi phí lãi vay.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng trả lãi của nhà thầu. Trị số của chỉ tiêu này nếu lớn hơn 1 thì nhà thầu hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ nhà thầu đã vay quá khả năng của mình hoặc hoạt động kinh doanh

ém hiệu quả nên lợi nhuận thu đợ không đủ để trả lãi vay.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần LICOGI 12 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w