Trong thời gian qua, mặc dù công ty đã có nhiều cố gắng trong việc sử dụng tài sản ngắn hạn một cách hiệu quả hơn, công ty có doanh thu và lợi nhuận tăng. Tuy nhiên, kết quả cho thấy việc sử dụng tài sản ngắn hạn có tăng những chưa tương xứng. Mục tiêu hiệu quả đạt được của công ty là hướng tới đạt lợi nhuận cao nhất, đứng trước tình hình như hiện nay, công ty phải tìm cách khắc phục tình trạng đó, đẩy nhanh công tác hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty trong thời gian tới.
Theo những cung cấp từ phía công ty thì khoản phải thu khách hàng thông thường là những khoản thu dễ thu hồi. Thêm vào đó, công tác thu hồi nợ của công ty gần đây được đánh giá khá tốt, kỳ thu tiền bình quân ngày một giảm. Tuy nhiên, ngoài những khoản thu dễ hồi thì công ty vẫn tồn tại những khoản nợ lớn chậm thanh toán. Qua phân tích biến động khoản phải thu tại chương 2 cho thấy giá trị khoản phải thu qua ba năm phân tích tăng khá nhanh, giá trị lớn thứ hai trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Đây là vấn đề cần được công ty chú trọng, thay đổi từ đó mới giúp giảm thiểu rủi ro cho khoản vốn bị chiếm dụng này, phát huy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. Vì vậy, một số giải pháp được đưa ra là:
Đối với công tác thu hồi nợ: Thường xuyên theo dõi khoản phải thu và đôn đốc, ghi nhận thời hạn trả nợ của khách hàng, gửi thư thông báo thời hạn trả nợ hoặc điện thoại với khách hành xác nhận thời hạn trả nợ. Muốn thế, công ty nên chủ động liên hệ với khách hàng sớm, thay vì chờ đến ngày hoá đơn hết hạn thanh toán. Ví dụ, đối với Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Thiên Ấn – áp dụng chính sách 1/10 net 60; qua 10 ngày đầu tiên, Công ty sẽ gửi mail thông báo hết thời gian hưởng chiết khấu thanh toán và trước khi đến hạn thanh toán từ 1-5 ngày Công ty sẽ tiếp tục gửi mail hoặc gọi điện trực tiếp để thông báo xác nhận hạn trả nợ. Nếu quá thời hạn 60 ngày mà Công ty vẫn chưa thu hồi được nợ thì sẽ tiếp tục gửi thông báo khoản nợ của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Thiên Ấn sẽ được tính lãi dựa trên lãi suất của Ngân hàng hiện tại. Điều này không chỉ giúp công ty quản lý tốt các khoản phải thu, mà còn giúp công ty giữ được mối quan hệ tốt với khách hàng. Công ty có thể đầu tư phần mềm quản lý công nợ, giúp việc theo dõi khoản nợ nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và giảm bớt nhân sự trong công tác quản lý công nợ.
Đối với công tác quản lý các khoản phải thu: Công ty cần xác định xác đáng tỷ lệ các khoản phải thu hưởng chiết khấu thanh toán, tỷ lệ các khoản trả đúng hạn của chính sách tín dụng và tỷ lệ khoản phải thu trả chậm so với quy định của chính sách, công ty phải tiến hành đánh giá tuổi nợ của khoản phải thu, từ đó nắm bắt những thông tin tín dụng tổng quát về khách hàng và điều chỉnh các yếu tố của chính sách tín dụng
cho phù hợp. Để làm được điều này, cần phải theo dõi các khoản phải thu sắp tới hạn có chính sách thu tiền thích ứng.
Đánh giá hiệu quả quản lý khoản phải thu: Nhằm xác định xác đáng tỷ lệ các khoản phải thu hưởng chiết khấu thanh toán, tỷ lệ các khoản trả đúng hạn của chính sách tín dụng và tỷ lệ khoản phải thu trả chậm so với qui định của chính sách, công ty phải tiến hành đánh giá tuổi nợ của khoản phải thu, từ đó nắm bắt những thông tin tín dụng tổng quát về khách hàng và điều chỉnh các yếu tố của chính sách tín dụng cho phù hợp. Để làm được điều này, cần phải theo dõi các khoản phải thu sắp tới hạn có chính sách thu tiền thích ứng.
Cho đến thời điểm hiện tại, mô hình Z core vẫn đang được tiếp tục sử dụng, tuy nhiên để đảm bảo tính chính xác và khách quan hơn nữa trong công tác đánh giá điểm tín dụng khách hàng, công ty có sử dụng thêm cho mình một cách tính điểm mới. Một chính sách tín dụng thương mại được xây dựng cẩn thận dựa trên việc so sánh lợi ích tăng thêm từ doanh thu tăng, giá bán cao với các chi phí liên quan đến thực hiện chính sách tín dụng tăng tương ứng, sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Sử dụng mô hình điểm tín dụng cũng là một cách quản trị tốt các khoản phải thu, để doanh nghiệp có cơ hội xoay nhanh đồng vốn hiện có và giảm áp lực vốn vay.
Dựa vào các tiêu chí thu thập và tổng hợp lại trong hệ thống thông tin về tín dụng của khách hàng để Công ty đưa ra quyết định có cấp tín dụng hay chính sách thương mại cho khách hàng hay không. Để thực hiện được điều này, Công ty nên sử dụng phương pháp phân nhóm khách hàng theo mức độ rủi ro.
Theo phương pháp này, khách hàng của Công ty có thể được chia thành các nhóm như sau:
Bảng 3.1. Danh sách các nhóm rủi ro Nhóm rủi ro T lệ doanh thu không thu
hồi đƣợc ƣớc tính T lệ khách hàng thuộc nhóm rủi ro (%) 1 0 – 1 35 2 1 – 2,5 30 3 2,5 – 4 20 4 4 – 6 10 5 >6 5
(Nguyễn Hải Sản (2013), “Quản trị tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội)
Như vậy, các khách hàng thuộc nhóm 1 có thể được mở tín dụng mà không cần phải xem xét nhiều, gần như tự động và vị thế của các khách hàng này có thể được
64
xem xét lại mỗi năm một lần. Các khách hàng thuộc nhóm 2 có thể được cung cấp tín dụng trong một thời hạn nhất định và vị thế của các khách hàng này có thể được xem xét lại mỗi năm hai lần. Và cứ tương tự như vậy, Công ty xem xét đến các nhóm khách hàng 3, 4, 5. Để giảm tiểu tổn thất có thể xảy ra, có thể Công ty sẽ phải yêu cầu khách hàng nhóm 5 thanh toán tiền ngay khi nhận hàng hóa, dịch vụ. Yêu cầu tín dụng khác nhau đối với các khách hàng ở những nhóm rủi ro khác nhau là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, phải làm thế nào đó để việc phân nhóm là chính xác, không bị nhầm lẫn khi phân nhóm.
Để phân nhóm rủi ro, doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình cho điểm tín dụng như sau:
Điểm tín dụng 4 * Khả năng thanh toán lãi + 11 * Khả năng thanh toán nhanh + 1 * Số năm hoạt động
Trong công thức trên, với số năm hoạt động càng lâu thì khả năng quản lý tài chính càng cao và theo đó, công ty cũng có khả năng trả nợ nhanh hơn.
Sau khi tính được điểm tín dụng như trên, ta có thể xếp loại theo các nhóm rủi ro như sau:
Bảng 3.2. Mô hình tính điểm tín dụng
Biến số Trọng số Điểm tín dụng Nhóm rủi ro
Khả năng thanh toán lãi 4 >47 1
Khả năng thanh toán nhanh 11 40-47 2
Số năm hoạt động 1 32-39 3
24-31 4
<24 5
(Nguyễn Hải Sản (2013), “Quản trị tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội)
Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Constrexim có một lực lượng khách hàng trung thành rất lớn như Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Thiên Ấn, Công Cổ phần Đầu tư xây dựng Việt – Hàn, Jain Grani Marmo PVT.,Ltd,... và nhiều doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế khác. Nhưng trên tất cả, công ty hiện có mối quan hệ làm ăn với một đối tác chiến lược đó là Công Cổ phần Đầu tư xây dựng Việt – Hàn, đây là một công ty đa lĩnh vực, trong đó cũng kinh doanh lĩnh vực xây dựng như Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Constrexim, giữa hai công ty thường xuyên có những giao dịch trao đổi, hỗ trợ nguyên vật liệu xây dựng với số lượng lớn, vì thế việc cho nhau chiếm dụng vốn là chuyện hết sức bình thường. Mặc dù vậy, việc kiểm soát lượng tiền cho
vay, cho trả chậm cũng cần phải được xem xét trên khía cạnh tài chính. Dựa trên báo cáo tài chính năm 2013 do Công Cổ phần Đầu tư xây dựng Việt – Hàn cung cấp, áp dụng phương pháp tính điểm tín dụng ta có bảng số liệu sau đây:
Bảng 3.3. Đánh giá điểm tín dụng của Công Cổ phần Đầu tƣ xây dựng Việt – Hàn (đối tác chiến lƣợc của Công ty Cổ phần Đầu tƣ xây dựng Constrexim)
Chỉ tiêu Công thức ĐVT Trọng số Giá trị
Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 270.364
Hàng tồn kho Triệu đồng 12.027
Nợ ngắn hạn Triệu đồng 296.169
EBT Triệu đồng 761
Chi phí lãi vay Triệu đồng 8.626
EBIT Triệu đồng 9.387
Khả năng trả lãi EBIT
Chi phí lãi vay Lần 4 1,09
Khả năng thanh toán nhanh
TSNH - Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn Lần 11 0,87
Số năm hoạt động Năm 1 9
Điểm tín dụng 22,93
(Nguồn: Báo cáo Tài chính Công Cổ phần Đầu tư xây dựng Việt – Hàn năm (2013))
Với số điểm tín dụng đạt 22,93 thì khách hàng này được xếp vào nhóm rủi ro số năm. Tức là mức độ rủi ro cao nhất. Với khách hàng này, công ty nên xem xét việc dừng cấp tín dụng cho đến khi Công Cổ phần Đầu tư xây dựng Việt – Hàn có những dấu hiệu phục hồi về năng lực tài chính. Đối với nhóm khách hàng thuộc nhóm rủi ro thứ năm nên được đánh giá xem xét lại một năm từ ba đến năm lần để mức độ an toàn của việc cung cấp tín dụng được đảm bảo.
Ngoài Công Cổ phần Đầu tư xây dựng Việt – Hàn thì Công ty CP Đầu tư phát triển Thiên Ấn cũng là một đối tác lớn đối với Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Constrexim. Trong chương 2, Công ty CP Đầu tư phát triển Thiên Ấn đã được tính điểm Z – core cho ra kết quả rất tốt. Tuy nhiên, ở chương 3, khóa luận sẽ áp dụng mô hình Điểm tín dụng vào Công ty CP Đầu tư phát triển Thiên Ấn để xem liệu công ty này còn tiếp tục được đánh giá là một doanh nghiệp an toàn nữa hay không. Dưới đây là bảng đánh giá điểm tín dụng của Công ty CP Đầu tư phát triển Thiên Ấn:
66
Bảng 3.4. Đánh giá điểm tín dụng của Công ty CP Đầu tƣ phát triển Thiên Ấn (đối tác chiến lƣợc của Công ty Cổ phần Đầu tƣ xây dựng Constrexim)
Chỉ tiêu Công thức ĐVT Trọng số Giá trị
Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 54.550
Hàng tồn kho Triệu đồng 15.595
Nợ ngắn hạn Triệu đồng 54.127
EBT Triệu đồng 9.239
Chi phí lãi vay Triệu đồng 1.218
EBIT Triệu đồng 10.457
Khả năng trả lãi EBIT
Chi phí lãi vay Lần 4 8,59
Khả năng thanh toán nhanh
TSNH - Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn Lần 11 0,72
Số năm hoạt động Năm 1 8
Điểm tín dụng 50,28
(Nguồn: Báo cáo Tài chính Công ty CP Đầu tư phát triển Thiên Ấn năm 2013)
Như vậy, với số điểm tín dụng đạt 50,28 thì khách hàng này vẫn được xếp vào nhóm rủi ro thấp nhất – nhóm rủi ro số 1. Với khách hàng này, công ty hoàn toàn yên tâm giao dịch và cấp tín dụng. Đối với nhóm khách hàng thuộc nhóm rủi ro thứ nhất có thể được đánh giá xem xét lại một năm một lần để mức độ an toàn của việc cung cấp tín dụng được đảm bảo.