Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp chưa cao do nhiều nguyên nhân:
(1) Nguyên nhân có thể kiểm soát
Việc quản lý tiền của Công ty còn chưa được hiệu quả: Công ty chưa có một mô hình quản lý mức dự trữ tiền, do đó hiện nay lượng tiền tại công ty vẫn tiếp tục tăng lên và chưa có dấu hiệu dừng cho thấy Công ty vẫn chưa tìm được điểm dự trữ tiền mặt tối ưu, chưa giúp công ty xác định được khoảng cách giới hạn trên và giới hạn dưới của lượng tiền mặt dự trữ để từ đó có những biện pháp bổ sung cũng như giảm bớt lượng tiền mặt để tránh lãng phí vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh.
Mô hình quản lý khoản phải thu còn bộc lộ nhiều nhược điểm: Mô hình Z- core để đánh giá cho việc cấp tín dụng của Công ty Constrexim có nhược điểm là tốn thời gian, chi phí, công sức tìm kiếm, phân loại và kiểm định thông tin trước khi tiến hành tính toán. Điều đó có thể khiến cho công ty cấp tín dụng nhầm cho những khách hàng có khả năng tài chính thấp. Do đó, để đảm bảo tính chính xác và khách quan hơn nữa tròn công tác đánh giá điểm tín dụng khách hàng, trong thời gian tới, công ty có thể tìm thêm cho mình một cách tính điểm mới.
Công tác quản lý còn thiếu nhạy bén: Trong giai đoạn 2011 - 2013 mặc dù sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên, công ty là đáng ghi nhận nhưng từ những kết quả đạt được cho thấy hiệu quả đem lại trong công tác sử dụng tài sản ngắn hạn nói riêng và công tác quản lý tài chính nói chung chưa thực sự hiệu quả, vẫn còn đâu đó sự thiếu quyết đoán và nhanh nhạy trong việc nắm bắt tình hình đang diễn ra trong nội tại doanh nghiệp.
Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty có chu kỳ sản xuất dài: Các hợp đồng xây lắp của công ty thi công thường có thời gian kéo dài, do đó công ty sẽ có thời gian quay vòng vốn lâu hơn khiến cho vốn kinh doanh thu hồi chậm hơn, tác động không nhỏ đến doanh thu và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty.
Chi phí : Giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng với nhiều lý do nhưng nguyên nhân chủ yếu là do phí vận chuyển tăng gấp đôi đã ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của công ty. Vì vậy để đảm bảo có lãi, công ty cũng cần tiết kiệm chi phí sản xuất ở mức tối ưu giúp giảm giá vốn hàng bán, từ đó tăng lợi nhuận.
Các khoản chi phí phát sinh nhiều, đặc biệt là chi phí tiền lương rất lớn. Công ty đang phải duy trì một bộ máy quản lý và đội ngũ lao động khá cồng kềnh, nhiều bộ phận, vị trí không cần thiết khiến gia tăng chi phí, giảm lợi nhuận đạt được.
Trình độ quản lý và trình độ chuyên môn chưa tốt, chưa phát huy được tính linh hoạt của đơn vị: Trình độ chuyên môn còn hạn chế, đặc biệt là đội ngũ lao động trực tiếp bán hàng và thi công công trình tuy đông đảo nhưng số người thực sự có chuyên môn, nghiệp vụ sâu chưa nhiều. Thêm vào đó lực lượng công nhân cho các công trình được thuê ngoài, phụ thuộc vào lượng công trình. Những sai sót trong công tác tuyển dụng thuê ngoài có thể khiến cho chất lượng công trình bị suy giảm, thời gian thi công lâu, dẫn đến kéo dài thời gian nghiệm thu công trình, giảm doanh thu và lợi nhuận. Hoạt động của các đơn vị cấp dưới, đặc biệt là các đội thi công chưa tốt dẫn đến phát sinh nhiều tiêu cực gây giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.
(2) Nguyên nhân không thể kiểm soát
Tình hình kinh tế trong nước và chính sách thúc đẩy ngành xây dựng của Bộ xây dựng: Kể cuối năm 2011, nền kinh tế bắt đầu bước vào thời kì khủng hoảng, suy thoái triền miên. Năm 2012 là năm đầy khó khăn cho nền kinh tế trong nước, việc lạm phát cao của năm 2011 đã có tác động không nhỏ đến hoạt động phát triển của năm 2012, trong đó rõ nhất nhất là dấu hiệu suy giảm tăng trưởng, nguy cơ lạm phát cao. Ngành Xây dựng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức do chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế trong nước, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, khó khăn của các doanh nghiệp như là thiếu việc làm, tồn kho cao, thị trường bất động sản trầm lắng, đều gây tác động đến hoạt động phát triển của năm 2012. Nhưng với sự cố gắng của Quốc Hội, Chính phủ, Bộ, Ngành và của địa phương, ngành Xây dựng đã từng bước khắc phục, vượt qua khó khăn đưa mức tăng trưởng năm 2012 đạt trên 5%, các nhiệm đối ngoại, an ninh, quốc phòng được tăng cường, đời sống của dân vẫn giữ được ổn định. Năm 2013, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới vẫn có nhiều diễn biến phức tạp, phục hồi chậm hơn dự báo; nền kinh tế trong nước vẫn đang trong giai
56
đoạn khó khăn; thị trường BĐS vẫn còn trầm lắng; sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn trong tình trạng khó khăn; xử lý hàng tồn kho và nợ xấu, duy trì đời sống, việc làm cho người lao động tiếp tục là một thách thức lớn đối với các DN… Trong bối cảnh đó, ngay từ đầu năm Bộ Xây dựng đã ban hành Chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013, Nghị quyết số 02/NQ-CP về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; nghiêm túc triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp của Chính phủ liên quan đến các lĩnh vực của Ngành… Với sự nỗ lực, cố gắng của toàn Ngành, giá trị sản xuất ngành Xây dựng năm 2013 (theo giá hiện hành) đạt 770,41 nghìn tỷ đồng (tăng 7% so với năm 2012), chiếm tỷ trọng 5,94% GDP cả nước và được đánh giá là một trong những yếu tố tích cực trong tăng trưởng kinh tế của năm 2013. Nắm được điều này, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Constrexim đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường năng lực xây lắp để thu hút nhà thầu. (Nguồn: Bộ xây dựng)
Cạnh tranh từ đối thủ: Khi doanh nghiệp tham gia dự thầu cũng có nghĩa là doanh nghiệp phải tham gia vào cuộc cạnh tranh công khai trên thị trường, trong đó các đối thủ cạnh tranh là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến khả năng trúng thầu của doanh nghiệp. Một số đối thủ cạnh tranh với Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Constrexim trong thời điểm hiện nay có thể kể đến như Tổng Công ty Sông Đà, Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị với hàng loạt công ty con trong lĩnh vực xây lắp, hay kể đến những công ty như Công ty CP Đầu tư phát triển Thiên Ấn, Công Cổ phần Đầu tư xây dựng Việt – Hàn cũng trở thành những đối thủ cạnh tranh quyết liệt trong công tác tìm kiếm nhà thầu. Vì vậy, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Constrexim muốn giành chiến thắng thì công ty bắt buộc phải vượt qua được tất cả các đối thủ trong tham dự cuộc đấu thầu, muốn vậy công ty phải đảm bảo có năng lực vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh. Do đó, yêu cầu công ty phải coi trọng công tác thu thập thông tin và tiến hành nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trong quá trình đấu thầu, tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu để có biện pháp đối phó.
Công nghệ xây dựng: Tốc độ phát triển của công nghệ giúp cho hoạt động xây lắp được tiến hành một cách nhanh chóng, chính xác, rút ngắn thời gian thi công và tiêu tốn ít nguồn nhân lực. Các công nghệ trong xây dựng hàng đầu những năm đầu thể kỷ 21 có thể kể đến như công nghệ sàn rỗng Bubbledeck (Đan Mạch và phương pháp gia cố nền đất yếu Top – Base (Hàn Quốc). Hiện nay, hầu hết các doanh ngiệp Việt Nam đang sử dụng công nghệ này, trong đó có Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Constrexim. Năm 2012, công nghệ sàn bóng C-Deck ra đời. Công nghệ sàn rỗng C- Deck của VITEC là một sản phẩm công nghệ trong xây dựng tại Việt Nam đã được
ứng dụng thành công trong nhiều công trình, dự án lớn với ưu điểm thời gian thi công nhanh gấp 2 lần so với phương pháp thông thường, trung bình đạt 1000m2/7 ngày trong điều kiện thi công tốt và được các nhà thầu thi công đánh giá là dễ thi công. Tuy nhiên, việc thay thế một công nghệ xây dựng đồi hỏi Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Constrexim phải bỏ ra một lượng tiền rất lớn. Do đó, đòi hỏi công ty phải có một sự chuẩn bị lâu dài về tiềm lực tài chính trước khi quyết định thay đổi toàn bộ dây chuyền xây lắp.
Kết luận chƣơng 2
Qua chương 2, ta thấy được thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Constrexim trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, cụ thể ta thấy được những kết quả mà công ty đạt được, đồng thời là những hạn chế và nguyên nhân cần phải được khách phục trong công tác sử dụng tài sản ngắn hạn. Trên cơ sở đó, chương 3 sẽ đề cập đến một số giải pháp nhằm góp phần giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong công tác sử dụng tài sản ngắn hạn, tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong công ty.
58