Phân tích cơ cấu tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Constrexim

Một phần của tài liệu g cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Constrexim (Trang 37)

Constrexim

Cơ cấu tài sản ngắn hạn là quan hệ tỷ lệ giữa các khoản mục trong tài sản ngắn hạn, thể hiện mức độ đầu tư, phân bổ tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp. Qua đó, ta có thể nhận định được loại hình doanh nghiệp và các chính sách đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thông qua sự biến đổi trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, ta có thể nhìn thấy sự thay đổi tích cực hay không của công tác sử dụng tài sản ngắn hạn tại một doanh nghiệp.

38

Bảng 2.5. Cơ cấu vốn theo tốc độ luân chuyển tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ xây dựng Constrexim Đơn vị tính: % Chỉ tiêu T trọng (%) Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 A. Tài sản ngắn hạn 100 100 100 0,00 0,00

I. Tiền và các khoản tương đương

tiền 0,53 1,01 2,44 0,48 1,43

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 2,21 2,16 1,32 -0,05 -0,84 III. Các khoản phải thu 29,64 24,90 32,86 -4,74 7,97 1. Phải thu khách hàng 19,22 14,48 14,07 -4,75 -0,41 2. Trả trước cho người bán 8,24 9,38 13,22 1,14 3,84 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 0,09 0,09 0,08 0,00 -0,02 4. Các khoản phải thu khác 2,08 0,95 5,50 -1,14 4,55

IV. Hàng tồn kho 53,08 66,92 58,06 13,84 -8,86

V. Tài sản ngắn hạn khác 14,55 5,01 5,31 -9,53 0,30 1. Thuế và các khoản phải thu

Nhà nước 0,00 0,00 0,01 0,00 0,01

2. Thuế GTGT được khấu trừ 0,00 0,00 0,03 0,00 0,03 3. Tài sản ngắn hạn khác 12,37 5,01 5,27 -7,36 0,26 4. Chi phí trả trước ngắn hạn 2,17 0,00 0,00 -2,17 0,00

(Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính)

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền: Năm 2011, khoản mục này chiếm tỷ

trọng 0,53% trong tổng tài sản ngắn hạn và có xu hướng tăng về những năm tiếp theo. Năm 2012, tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền tăng lê mức 1,01% trong tổng tài sản ngắn hạn, năm 2013 là 2,44% trong tổng tài sản ngắn hạn. Việc Công ty điều chỉnh tăng lượng dự trữ tiền trong ngắn hạn biện pháp tích cực để đảm bảo hoạt động thanh toán, nhưng trong dài hạn có thể khiến công ty mất đi các cơ hội dùng tiền vào các hoạt động đầu tư sinh lời khác.

Tuy nhiên hiện nay, công ty đang quản lý tiền dựa trên kinh nghiệm và xác định mức dự trữ tiền mang tính ước lượng, công ty chưa xác định được lượng tiền cần dự trữ làm khiến cho công ty chưa thể chủ động hoàn toàn trong kinh doanh, các vấn đề về mất khả năng thanh toán hoàn toàn có thể xảy ra. Do vậy, trong thời gian tới công ty cần xác định mức dự trữ tiền tối ưu để vừa đảm bảo khả năng thanh toán, sử dụng tiền đúng mục đích và nâng cao khả năng sinh lời của tiền.

Đầu tƣ tài chính ngắn hạn: Trong cả 3 năm phân tích, tỷ trọng đầu tư tài

chính ngắn hạn liên tục giảm do công ty hoàn toàn không có thêm bất cứ một hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn nào khác do nắm bắt được thị trường bất động sản đang có dấu hiệu đi xuống, việc đầu tư tài chính ngắn hạn vào các công ty thuộc ngành trên hầu như không đem lại tính khả thi và đảm bảo khả năng tạo ra lợi nhuận cho công ty.

Các khoản phải thu: Các khoản phải thu luôn là khoản mục chiếm tỷ trọng

cao thứ hai trong tổng tài sản ngắn hạn, năm 2011 là 29,64%, năm 2012 là 24,90% và năm 2013 là 32,86%. Như vậy có nghĩa là một tỷ lệ rất lớn tài sản ngắn hạn của công ty đang tồn đọng dưới dạng các khoản phải thu, bị khách hàng chiếm dụng. Nhìn vào con số cụ thể, nhìn chúng ta thấy trong 3 năm phân tích, các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng chung là tăng cả về quy mô lẫn tỷ trọng trong tài sản ngắn hạn.

Hiện nay, công ty đang sử dụng một chính sách tín dụng được đánh giá là khá lỏng, trong chính sách tín dụng này bao gồm các tiêu chuẩn tín dụng, thời hạn bán chịu, chính sách chiết khấu và chính sách thu tiền. Sự thay đổi thời hạn tín dụng và tiêu chuẩn tín dụng với hoạt động sản xuất kinh doanh đã giúp công ty tăng nhanh được doanh thu trong năm 2013, tăng thêm 23.317 triệu đồng, tăng 16,54% so với năm 2012. Tuy nhiên, việc này cũng đi kèm với khoản phải thu tại công ty năm 2013 đã tăng lên khá nhanh, tăng thêm 38.781 triệu đồng, tương ứng tăng 59,77% so với năm 2012.

Hoạt động quản lý khách hàng cũng được công ty hết sức quan tâm. Để đáp ứng nhu cầu hưởng tín dụng thương mại của khách hàng, công ty cần đa dạng hóa các chính sách tín dụng. Tuy nhiên, việc áp dụng sai cho từng đối tượng khách hàng sẽ dẫn đến những rủi ro và hậu quả lớn trong tương lai. Vậy nên, doanh nghiệp cần thu thập thông tin, phân tích chính xác, phân loại hợp lý các nhóm khách hàng để đưa ra các chính sách tối ưu nhất. Hiện nay, công ty đang sử dụng phương pháp đánh giá điểm tín dụng của khách hàng dựa trên các tiêu chí thu nhập và tổng hợp lại hệ thống thông tin của khách hàng để Công ty đưa ra quyết định có cấp tín dụng hay chính sách thương mại cho khách hàng hay không.

Hầu hết toàn bộ các dự án mà công ty tham gia, công ty đều thực hiện đánh giá điểm tín dụng của các nhà thầu, tuy nhiên với một số công trình mang tính chất trọng điểm của nhà nước công ty không thực hiện đánh giá tín dụng khách hàng.

Theo đó, điểm tín dụng của khách hàng được dựa trên năm tiêu chí là tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản, tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản, tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản, giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách và tỷ số doanh số trên tổng tài sản. Mô hình tính điểm này của doanh nghiệp

40

dựa trên nền một mô hình quản lý hiệu quả đã được áp dụng tại nhiều doanh nghiệp trên thế giới, đó chính là mô hình Z-core.

Đối với khách hàng là doanh nghiệp đã cổ phần hóa, điểm tín dụng sẽ được tính theo công thức:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5 (1)

Nếu Z > 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1,8 < Z < 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.

Nếu Z <1,8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Đối với khách hàng là doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, điểm tín dụng sẽ được tính theo công thức:

Z’ = 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,42X4 + 0,998X5 (2)

Nếu Z’ > 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1,23 < Z’ < 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.

Nếu Z’ <1,23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Đối với các doanh nghiệp khác: Chỉ số Z’’ dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 đã được loại ra.

Công thức tính chỉ số Z’’ được điều chỉnh như sau: Z’’ = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4 (3)

Nếu Z’’ >2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1,2 < Z’’ < 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.

Nếu Z <1,1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Trong đó:

X1: Tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản (Working Capitals/Total Assets). X2: Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản (Retain Earnings/Total Assets). X3: Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản (EBIT/Total Assets). X4: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ (Market Value of Total Equity / Book values of total Liabilities).

X5: Tỷ số doanh số trên tổng tài sản (Sales/Total Assets).

Xét ví dụ thực tế trong việc sử dụng Z –score của Công ty CP Đầu tư xây dựng Constrexim với Công ty CP Đầu tư phát triển Thiên Ấn:

Bảng 2.6. Áp dụng mô hình Z - score cho Công ty Cổ phần Đầu tƣ phát triển Thiên Ấn năm 2013

Biến số Công thức Giá trị

X1 Vốn lưu động / Tổng tài sản 0,729

X2 Lợi nhuận giữ lại / Tổng tài sản 0,275 X3 Lợi nhuận trước lãi vay và thuế / Tổng tài sản 0,151

X4 Vốn chủ sở hữu / Tổng nợ 1,234

X5 Doanh thu / Tổng tài sản 0,911

Điểm số tín dụng của Công ty CP Đầu tư phát triển Thiên Ấn theo mô hình điểm số Z được tính theo mô hình (1) như sau:

Z’ = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5 (1)

=> Z’ = 1,2*0,729 + 1,4*0,275 + 3,3*0,151 + 0,64*1,234 + 0,999*0,911 = 6,13

Như vậy điểm Z của khách hàng thuộc giới hạn Z’ > 2,9 tức là doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.

Cho đến thời điểm hiện tại, mô hình này vẫn đang được tiếp tục sử dụng, tuy nhiên để đảm bảo tính chính xác và khách quan hơn nữa trong công tác đánh giá điểm tín dụng khách hàng, trong thời gian tới, công ty có thể tìm thêm cho mình một cách tính điểm mới.

Hàng tồn kho: Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản ngắn

hạn (năm 2011 là 53,08%, năm 2012 là 66,92% và năm 2013 là 58,06%) do đặc thù là doanh nghiệp chuyên ngành xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp nên việc dự trữ nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt xây lắp là điều đương nhiên và hết sức cần thiết để đảm bảo việc đáp ứng kịp thời các đơn hàng. Ngoài nguyên vật liệu, thì lượng hàng tồn kho bị tồn đọng phần lớn là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – là các công trình công ty đang trong quá trình thực hiện. Hàng tồn kho tăng có thể gây ra các chi phí không cần thiết như chi phí bảo quản và không giúp doanh nghiệp sinh lời. Do vậy, đơn vị cần có kế hoạch cụ thể về lượng đặt hàng, tránh dự trữ quá nhiều, đồng thời đẩy nhanh tốc độ thi công nhằm giảm đến mức tối thiểu khoản mục hàng tồn kho.

Tài sản ngắn hạn khác: Các tài sản ngắn hạn còn lại trong công ty chiếm tỷ

trọng khá lớn trong tổng tài sản ngắn hạn, trong đó chủ yếu là tài sản ngắn hạn khác, một phần đến từ chi phí trả trước ngắn hạn và thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Sự suy giảm của khoản mục trong 3 năm phân tích, cụ thể là tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác đã giảm từ 14,55% ở năm 2011 xuống còn 5,31% vào năm 2013, cho thấy công ty đã thu hồi dần được khoản tiền mua công cụ, dụng cụ mua trước chờ phân bổ cho các công trình xây dựng.

42

Như vậy, qua phân tích cơ cấu tài sản ngắn hạn tại công ty, ta có thể nhận thấy xu hướng chung của công ty là tăng lượng tiền mặt, hạn chế đầu tư tài chính ngắn hạn, giảm giá trị tài sản ngắn hạn khác và tăng các khoản phải thu cũng như tăng lượng dự trữ hàng tồn kho. Có thể thấy một số chuyển biến tích cực tuy nhiên vẫn còn những điểm chưa hợp lý như: Dự trữ quá nhiều hàng tồn kho gây chi phí không cần thiết; các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn gây giảm khả năng thanh toán bằng tiền, lượng tiền tăng cao có thể đánh mất chi phí cơ hội đầu tư... Để đạt được hiệu quả tối đa từ sử dụng tài sản ngắn hạn, công ty cần có các biện pháp khắc phục những hạn chế này, đồng thời theo dõi chặt chẽ và đánh giá thường xuyên các bộ phận cấu thành của tài sản ngắn hạn.

Một phần của tài liệu g cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Constrexim (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)