D. Các bài tập phối hợp tay với thở
6. Kỹ thuật phối hợp hoàn chỉnh (điểm)
Sinh viên nữ
nA= nB =
1. Kỹ thuật làm quen nước(điểm) (điểm)
4,15 0,41 6,25 0,61 4.768 <0,001
2. Kỹ thuật đập chân (điểm) (điểm)
5,15 0,50 7,30 0,72 4,864 <0,001
3. Kỹ thuật quạt tay (điểm) (điểm)
5,25 0,52 6,75 0,65 4,246 <0,001
4. Kỹ thuật phối hợp tay thở (điểm) thở (điểm)
5,05 0,50 6,45 0,64 4,327 <0,001
5. Kỹ thuật phối hợp tay chân (điểm) chân (điểm)
5,67 0,55 7,05 0,70 4,145 <0,001
6. Kỹ thuật phối hợp hoàn chỉnh (điểm) chỉnh (điểm)
5,5 0,50 6,60 0,65 4,097 <0,001
Qua kết quả trình bày ở bảng 3.4 ta có thể rút ra các nhận xét sau:
Điểm các phần kỹ thuật của sinh viên khoa TDTT đại học Thái Nguyên đều kém hơn sinh viên đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, kỹ thuật có điểm kém
nhất là điểm kỹ năng làm quen nước (dưới 4,25 điếm so với 6,75 điểm) và điểm kỹ thuật phối hợp tay thở (4,20 điểm so với 6,7 điểm).
Theo chúng tôi các kỹ năng làm quen nước trong bơi lội có tác dụng rất quan trọng để người tập chẳng những loại trừ được tâm lý sợ sệt và các trở ngại tâm lý khác mà còn tạo ra được các cảm giác phương hướng vị trí áp lực… để làm nền tảng cho việc tạo ra tư thế thân người đúng và thực hiện các động tác tay chân thở hợp lý đúng yếu lĩnh… Do vậy một khi kỹ năng làm quen nước yếu kém (thể hiện ở tư thế thân người và các động tác di chuyển lặn ngụp thở trong nước) thì sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới việc tiếp thu các kỹ thuật thở tay chân và phối hợp.
Mặt khác từ kết quả học tập của các phần kỹ thuật cũng cho thấy hiệu quả sử dụng các bài tập để giảng dạy các kỹ thuật cơ bản tay, chân, thở, phối hợp cũng chưa cao do chưa sử dụng đa dạng và hợp lý các bài tập bổ trợ trong dạy bơi.
Tóm lại: Qua chương 3 ta có thể thấy thực trạng dạy bơi và việc sử dụng các bài tập bổ trợ có một số vấn đề nổi bật sau:
- Chương trình dạy bơi trườn sấp cho sinh viên khoa TDTT đại học Thái Nguyên được thực hiện trong 30 tiết. Trong quá trình dạy bơi các điều kiện phục vụ dạy bơi như số lượng chất lượng đội ngũ giáo viên, phương tiện dụng cụ tuy còn thiếu một vài dụng cụ cần thiết như chân vịt, bàn quạt nhưng nhìn chung là tốt và có thể phục vụ tốt cho việc dạy bơi. Tuy vậy trong dạy bơi trườn sấp các giáo viên còn đang phổ biến sử dụng hệ thống bài tập bổ trợ cũ (thập kỷ 90 về trước) chưa đa dạng hoá các bài tập nhất là các bài tập làm quen nước, bài tập thở… Vì vậy hiệu quả dạy bơi còn thấp.
Đó chính là cơ sở thực tiễn đề đề tài tiến hành nghiên cứu lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ dạy bơi trườn sấp cho sinh viên khoa TDTT đại học Thái Nguyên được trình bày ở chương 4.
CHƯƠNG 4
LỰA CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY BƠI TRƯỜN SẤP CHO CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY BƠI TRƯỜN SẤP CHO SINH VIÊN KHOA TDTT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
4.1. LỰA CHỌN XÂY DỰNG BÀI TẬP BỔ TRỢ TRONG GIẢNG DẠY BƠITRƯỜN SẤP CHO SINH VIÊN KHOA TDTT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜN SẤP CHO SINH VIÊN KHOA TDTT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
4.1. Xác định các căn cứ để lựa chọn bài tập bổ trợ trong dạy bơitrườn sấp. trườn sấp.
Để có thể lựa chọn được hệ thống bài tập bổ trợ dạy bơi trườn sấp cho sinh viên khoa TDTT trường đại học Thái Nguyên, đề tài đã tiến hành tổng hợp các tài liệu tham khảo và trao đổi trực tiếp với các giáo viên dạy bơi ở trường Đại học TDTT Bắc Ninh, trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội và một số trường đại học và cao đẳng thành phố Thái Nguyên… để tìm hiểu sâu hơn những căn cứ để lựa chọn bài tập bổ trợ dạy bơi trườn sấp. Kết quả tổng hợp tài liệu và trao đổi với các giáo viên dạy bơi bước đầu chúng tôi tổng hợp được một số căn cứ để lựa chọn bài tập như sau:
- Các bài tập được lựa chọn cần căn cứ vào cấu trúc kỹ thuật từng phần và cấu trúc hoàn chỉnh của kuểu bơi trườn sấp.
- Các bài tập được lựa chọn cần căn cứ vào mục đích nhiệm vụ yêu cầu dạy học ở từng kỹ thuật và từng giai đoạn giảng dạy.
- Các bài tập được lựa chọn cần dựa vào đặc điểm tâm sinh lý à trình độ ban đầu của người học.
- Các bài tập được lựa chọn cần căn cứ vào điều kiện sân bãi dụng cụ tập luyện của đơn vị (nhà tường).
- Các bài tập lựa chọn cần dựa vào đặc điểm của quy luật hình thành kỹ năng qua ba giai đoạn trong dạy bơi.
- Các bài tập lựa chọn cần dựa vào các nguyên tắc cơ bản trong dạy bơi hình thành kỹ năng vận động…
Sau khi bước đầu lựa chọn được 6 căn cứ lựa chọn bài tập. Để tăng thêm độ tin cậy và tính khách quan trong việc xác định các căn cứ lựa chọn đề tài đã tiến hành phỏng vấn 18 nhà khoa học, các giáo viên giảng dạy bơi ở các trường đại học TDTT Bắc Ninh, trường đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, đại học Thái Nguyên… Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Kết quả phỏng vấn xác định căn cứ lựa chọn bài tập bổ trợ dạy bơi trườn sấp cho sinh viên khoa TDTT
trường đại học Thái Nguyên (n = 18)
TT Nội dung phỏng vấn Kết quả Số phiếu phát ra Số phiếu thu về Số phiếu tán đồng Tỷ lệ %