Lựa chọn chỉ tiêu phân nhóm thực nghiệm và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập bổ trợ dạy bơi trườn sấp cho sinh viên khoa TDTT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Lựa chọn hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật bơi trườn sấp cho sinh viên khoa GDTC Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên (Trang 73)

D. NHÓM BÀI TẬP PHỐI HỢP TAY VỚI THỞ

46. Bài tập thi đấu vô địch các cựly 25 và 50m

4.2.1.1. Lựa chọn chỉ tiêu phân nhóm thực nghiệm và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập bổ trợ dạy bơi trườn sấp cho sinh viên khoa TDTT

hiệu quả hệ thống bài tập bổ trợ dạy bơi trườn sấp cho sinh viên khoa TDTT trường đại học Thái Nguyên

Để có thể lựa chọn được các chỉ tiêu phân nhóm thực nghiệm và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập bổ trợ dạy bơi đề tài đã tiến hành tham khảo các tài liệu chuyên môn về môn bơi và bước đầu lựa chọn được các chỉ số phân nhóm thực nghiệm như sau:

A. Thể hình: 1) Chiều cao - sải tay 2) Chỉ số Quetelet B. Chức năng: 1) Chỉ số công năng tim

2) Chỉ số dung tích sống tương đối.

C. Về tố chất thể lực chung:

1) Chạy 30m XFC

2) Nằm sấp chống đẩy tối đa 3) Bật xa tại chỗ

4) Chạy 800m

5) Số lần quay tay ngược nhau 15" 6) Quay gậy qua vai.

1) Độ nổi người 2) Độ xa lướt nước Về đánh giá hiệu quả các bài tập:

Ngoài so sánh các chỉ tiêu như phân nhóm ban đầu còn có thêm các chỉ tiêu đánh giá chuyên môn sau:

1) Tốc độ bơi trườn 25m (s) 2) Cự ly bơi trườn xa nhất (m) 3) Điểm kỹ thuật bơi trườn (điểm)

Sau khi đã tổng hợp và sàng lọc đựơc 15 chỉ tiêu như đã trình bày ở trên. Để đảm bảo tính khoa học và độ tin cậy trong việc lựa chọn chỉ tiêu phân nhóm và đánh giá hiệu quả bài tập. Đề tài đã tiến hành kiểm tra thành tích 15 chỉ tiêu trên và thành tích học tập (điểm kết thúc) kiểu bơi trườn sấp của 54 sinh viên (trong đó có 31 nam, 23 nữ) đã học xong kiểu bơi trườn (khoá...). Sau đó tiến hành tính hệ số tương quan (r) giữa thành tích 9 chỉ tiêu kểim tra với thành tích học tập để xác định tính thông báo của các chỉ tiêu đã lựa chọn. Kết quả xử lý số liệu được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tương quan giữa thành tích các chri tiêu hình thái chức năng và tố chất thể lực và năng lực chuyên môn với thành tích học tập kiểu bơi

trườn sấp của sinh viên khoa TDTT đại học Thái Nguyên

TT Chỉ tiêu kiểm tra

Nam sinh viên n = 31

Nữ sinh viên n = 23

r p r p

1 Chiều cao - sải tay (cm) 0,745 < 0,05 0,751 < 0,05 2 Chỉ số Quetelet (cm) 0,780 < 0,05 0,782 < 0,05 3 Chỉ số công năng tim 0,795 < 0,05 0,801 < 0,05 4 Chỉ số dung tích sống tương đối 0,782 < 0,05 0,797 < 0,05 5 Chạy 30m XFC (s) 0,764 < 0,05 0,768 < 0,05 6 Nằm sấp chống đẩy tối đa (lần) 0,796 < 0,05 0,810 < 0,01 7 Bật xa tại chỗ (cm) 0,798 < 0,05 0,815 < 0,01

8 Chạy 800m (s) 0,790 < 0,05 0,805 < 0,01

9 Số lần quay tay ngược nhau 15" (lần) 0,758 < 0,05 0,764 < 0,05 10 Quay gậy qua vai (cm) 0,772 < 0,05 0,790 < 0,05 11 Độ nổi người (s) 0,882 <0,01 0,886 <0,01 12 Độ xa lướt nước 0,872 <0,01 0,880 <0,01 13 Tốc độ bơi trườn 25m (s) 0,954 <0,00 1 0,952 <0,001 14 Cự ly bơi trườn xa nhất (m) 0,936 <0,00 1 0,942 <0,001

1

Qua kết quả trình bày ở bảng 44 ta có thể nhận thấy: Hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu phân nhóm và đánh giá hiệu quả bài tập bổ trợ đã lựa chọn đều có r từ 0,745 đến 0,954 với p < 0,05 - 0,001. Điều đó chứng tỏ các chỉ tiêu mà đề tài lựa chọn đã có tính thông báo rất cao có thể sử dụng để lập test.

Tiếp theo việc kiểm định tính thông báo đề tài còn tiến hành kiểm tra lần 2 đối với 15 chỉ tiêu đã lựa chọn. Lần 2 cách lần 1 là 7 ngày. Sau đó tính hệ số tương quan (r) giữa kết quả hai lần kiểm tra. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Hệ số tương quan giữa thành tích 2 lần kiểm tra 9 chỉ tiêu dùng để phân nhóm và đánh giá hiệu quả bài tập bổ trợ dạy bơi trườn của

sinh viên khoa TDTT trường đại học Thái Nguyên

TT Chỉ tiêu kiểm tra

Nam sinh viên n = 31

Nữ sinh viên n = 23

r p r p

1 Chiều cao - sải tay (cm) 0,986 <0,00 1

0,985 <0,001

2 Chỉ số Quetelet (cm) 0,978 <0,00

1

0,980 <0,001

3 Chỉ số công năng tim 0,956 <0,00

1

0,962 <0,001

4 Chỉ số dung tích sống tương đối 0,951 <0,00 1

0,958 <0,001

5 Chạy 30m XFC (s) 0,972 <0,00

1

0,967 <0,001

6 Nằm sấp chống đẩy tối đa (lần) 0,957 <0,00 1

0,961 <0,001

7 Bật xa tại chỗ (cm) 0,960 <0,00

1

8 Chạy 800m (s) 0,942 <0,00 1

0,945 <0,001

9 Số lần quay tay ngược nhau 15" (lần) 0,928 <0,00 1

0,935 <0,001

10 Quay gậy qua vai (cm) 0,917 <0,00 1 0,928 <0,001 11 Độ nổi người (s) 0,916 <0,00 1 0,920 <0,001 12 Độ xa lướt nước (m) 0,921 <0,00 1 0,926 <0,001 13 Tốc độ bơi trườn 25m (s) 0,939 <0,00 1 0,940 <0,001 14 Cự ly bơi trườn xa nhất (m) 0,934 <0,00 1 0,944 <0,001

15 Điểm kỹ thuật bơi trườn (điểm) 0,978 <0,00 1

0,980 <0,001

Qua kết quả trình bày ở bảng 4.4 ta có thể nhận thấy: Hệ số tương quan giữa thành tích 2 lần kiểm tra của các chỉ tiêu được lựa chọn để phân nhóm trước thực nghiệm và đánh giá hiệu quả các bài tập bổ trợ dạy bơi trườn đều đạt giá trị từ r = 0,916 đến r = 0,972. Điều đó thể hiện mối tương quan giữa thành tích 2 lần kiểm tra là rất chặt chẽ. Hay nói cách khác các chỉ tiêu trên có độ tin cậy rất cao và có thể sử dụng làm test phân nhóm và đánh giá hiệu quả các bài tập bổ trợ dạy bơi trườn cho sinh viên khoa TDTT trường đại học Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Lựa chọn hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật bơi trườn sấp cho sinh viên khoa GDTC Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w