e. Nguyên tắc củng cố
1.6.3 Phương tiện dụng cụ dạy bơi sử dụng trong bài tập bổ trợ dạy bơi.
Ở các nước có nền thể thao phát triển, trong nhiều năm trở lại đây đã rất coi trọng sử dụng các phương tiện dạy bơi như thiết kế các bể bơi chuyên dùng trong giảng dạy, các phao với đủ hình thức, kiểu dáng, kích cỡ, màu sắc phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, chân vịt và bàn quạt các kiểu. Các xe đạp nước trong ghế tập bơi chuyên dụng…
Từ đó đã làm phong phú các loại hình bài tập bổ trợ bơi và góp phần nâng cao hiệu quả dạy bơi. Vậy vì sao phương tiện lại được coi trọng như vậy? Các
nhà sư phạm về bơi lội như Lý Văn Tinh, Dương Ngọc Cường, Ôn Trọng Hoa (TQ) Cao Xin Men (Mỹ) Butuvic (nga) Lê Văn Xem (VN) cho rằng: “Trong dạy bơi yếu tố tâm lý ở giai đoạn dạy bơi ban đầu cho người chưa biết bơi là hết sức quan trọng, làm sao có những bài tập giúp cho người học giảm bớt được trở ngại tâm lý sẽ làm cho việc nắm bắt tính năng nước, làm quen nước và từng bước thực hiện các kỹ thuật bơi mới đạt được hiệu quả. Chính trong lúc này phương tiện dạy bơi phát huy hiệu quả nhiều về mặt khắc phục trở ngại tâm lý cho người học( nhất là đối với thanh thiếu niên)’’ [3] [46][47][50].
Một vấn đề quan trọng khác là hỗ trợ điểm tỳ và lực nội để người mới học có thể nổi ngang bằng trên mặt nước nhằm tạo điều kiện thực hiện được các động tác kỹ thuật riêng lẻ như thở, kỹ thuật quạt tay, đập chân v.v… Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển đã tạo ra nhiều loại dụng cụ bổ trợ phong phú, đa dạng như áo phao, phao tròn, phao ván, phao bóng, phao hình dạng các con vật, bàn quạt, mắt kính, vời hơi chân vịt. ghế dạy bơi ghế biôkêních và các dụng cụ bổ trợ hể lực cho người học bơi khác; Người giảng dạy cần lựa chọn, sử dụng các phương tiện tập luyện khác nhau từ đó sẽ hình thành được nhiều loại bài tập bổ trợ có hiệu quả cao đối với người học.