e. Nguyên tắc củng cố
1.7. Xu thế phát triển và sử dụng hệ thống bài tập bổ trợ trong dạy bơi.
Hiệu quả kinh tế của dạy bơi là rút ngắn thời gian dạy bơi mà vẫn đảm bảo cho người học bơi tốt. Hiệu quả xã hội của dạy bơi là làm cho nhiều người nhất là thanh niên nắm được kỹ năng bơi, giảm thiểu được các tai nạn sông nước, đảm bảo sự an toàn của cộng đồng con người trong xã hội. Song hiệu quả dạy bơi lại phụ thuộc rất nhiều vào tính năng tác dụng và tính khoa học trong việc lựa chọn, sắp xếp, sử dụng các bài tập bổ trợ.
Theo các nhà khoa học lý luận TDTT thì bài tập bổ trợ là một phương tiện dùng để giảng dạy huấn luyện thể thao trong đó bao gồm bài tập mang tính chuẩn bị, bài tập mang tính dẫn dắt và các bài tập bổ trợ được sắp xếp theo trình tự nội dung dạy học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng thì được gọi là hệ thống bài tập.
Trong quá trình lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ dạy bơi trườn sấp cần phải dựa vào đặc điểm kỹ thuật của kiểu bơi này động thời cần phải nắm chắc các quy luật dạy học như quy luật hình thành kỹ năng vận động qua ba giai đoạn, các quy luật biến đổi chức năng sinh lý cơ thể trong dạy bơi. nắm chắc các nguyên lý, nguyên tắc dạy bơi, các yếu tố định tính và định lượng của bài tập và các xu thế sử dụng bài tập thì mới có thể lựa chọn xây dựng được hệ thống bài tập bổ trợ dạy bơi trườn sấp đạt hiệu quả tối ưu.
Hiện nay xu thế chung trong sử dụng bài tập bổ trợ dạy bơi là:
- Sử dụng đa dạng các bài tập trên cạn và dưới nước, lấy các bài tập bổ trợ dưới nước là cơ bản.
- Kết hợp chặt chẽ giữa các bài tập bổ trợ kỹ thuật với bài tập bổ trợ phát triển thể lực.
- Cần dựa vào tiến trình giảng dạy các kỹ thuật để sử dụng các bài tập phù hợp với trình độ và năng lực người tập.
.
CHƯƠNG II