e. Nguyên tắc củng cố
1.6.4. Sự sắp xếp trình tự các bài tập hợp lý.
Các tác giả trong và ngoài nước như Nôvicốp Mácviép (Nga), Nhiếp Lâm Hổ, Ngô Chí triệu (TQ) Nguyến Toán (VN) đều cho rằng: “ Mỗi bài tập đều có mục đích để giải quyết một nhiệm vụ giảng dạy hoặc huấn luyện nào đó. Bởi vậy phải dựa vào nhiệm vụ giảng dạy và huấn luyện để xếp sắp và sử dụng bài tập hợp lý, sao cho bài tập trước có thể tạo tiền đề và bổ trợ cho bài tập sau, bài tập sau hỗ trợ củng cố và phát huy hiệu quả của bài tập trước để chúng tạo ra hiệu ứng tổng thể là giúp người học nắm vững và nâng cao kỹ thuật, nâng cao thành tích thể thao’’[16][24][48][51].
Trong quá trình xếp sắp các bài tập phải tuân thủ các nguyên tắc dạy học, đặc biệt cần coi trọng nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc nâng dần, nguyên tắc
chiếu cố cá biệt… để tạo ra mối liên kết và sự nhất trí cao giữa các bài tập trong một buổi tập.
Việc sắp xếp các bài tập trong học tập mỗi kỹ thuật thậm chí trong mỗi giáo án phải giống như việc kê đơn bốc thuốc của các thầy thuốc đông y.
Nghĩa là phải căn cứ vào trình độ và đặc điểm đối tượng, nhiệm vụ học tập, thời gian, điều kiện sân bãi … để lựa chọn bài tập có tính năng có thể giải quyết được nhiệm vụ giảng dạy. Đồng thời, đưa ra các khối lượng và hình thức tập luyện hợp lý mới có thể tạo ra được hiệu quả tốt cho từng bài tâp đồng. Từ đó nần cao được hiệu ứng tổng thể các bài tập, giúp người dạy hoàn thanh được nhiệm vụ bài giảng và giúp học sinh nâng cao kỹ thuật và thành tích học tập.