Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh Hoàng Mai (Trang 69)

e. Chỉ tiêu kinh doanh:

2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại

Ra đời hơn 4 năm, trong nền kinh tế đất nước còn nhiều biến động, cùng với sự phát triển như vũ bão của ngành ngân hàng, chi nhánh Hoàng Mai còn khá non trẻ so với các chi nhánh ngân hàng khác, vì vậy chi nhánh đã phải cố gắng rất nhiều cả về ban lãnh đạo lẫn đội ngũ nhân viên. Vì thế dù đạt được nhiều kết quả đáng tự hào, ngân hàng vẫn còn một số điểm hạn chế còn tồn tại trong hoạt động, nếu khắc phục được những điểm này, tin rằng ngân hàng sẽ phát triển hơn nữa, mang lại lợi nhuận lớn cho NH TMCP Công Thương Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là ngân hàng quốc doanh thứ 2 được cổ phần hóa tại Việt Nam thông qua đợt IPO tổ chức vào tháng 12/2008, vì vậy không tránh khỏi việc chưa tận dụng được hết lợi thế về mạng lưới lẫn kênh phân phối. Những dịch vụ mới như ngân hàng điện tử, ngân hàng đầu tư tư vấn đang ở giai đoạn đầu.

Chất lượng cho vay đối với DNVVN so với những ngân hàng khác có thể nói là khá tốt, song vẫn còn những điểm cần phải lưu ý:

Thứ nhất, là về thu nhập từ hoạt động cho vay. Thu nhập từ hoạt động này với đối tượng DNVVN tuy những năm gần đây có chuyển biến đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa cao so với những chi nhánh khác, chưa tương xứng với tiềm năng.

Thứ hai, về dư nợ vay của DNVVN vẫn còn khá thấp khoảng dưới 20% tổng dư nợ toàn chi nhánh, các DN lớn vẫn còn chiếm ưu thế hơn hẳn. DNNN luôn được NH ưu tiên vay vốn. Các khách hàng truyền thống như tập đoàn khoáng sản Việt Nam, tập đoàn điện lực Việt Nam, tổng công ty lương thực miền bắc, công ty hóa chất mỏ… là những khách hàng có lịch sử tín dụng với ngân hàng từ lâu, lại là những doanh nghiệp quốc doanh nên NH tin tưởng, chấp nhận cho vay hơn, thêm vào đó lại là những khách hàng lâu năm nên NH không phải mất nhiều chi phí cho công tác thu thập thông tin, thẩm định khách hàng. Với nhiều khách hàng lớn như vậy, khi thực hiện thẩm định các khoản cho vay DNVVN, NH có những yêu cầu khá cao để đảm bảo tránh rủi ro, điều này mang lại không ít khó khăn cho những DN có ý định vay vốn tại NH.

Thứ ba, về phương thức cho vay. Theo quy chế cho vay của NH TMCP Công Thương Việt Nam, thì chi nhánh Hoàng Mai cũng như các chi nhánh khác được quyền áp dụng rất nhiều phương thức cho vay, tuy nhiên, chi nhánh lại chỉ mới áp dụng 3 phương thức chính: cho vay theo hạn mức, cho vay từng lần, cho vay theo dự án đầu tư. Là những phương thức phổ biến của các NHTM. Nhưng thực tế, nhu cầu vay của khách hàng rất đa dạng, về số lượng vốn, về lãi suất lẫn phương thức trả lãi, vì thế nếu ngân hàng tận dụng được những phương thức khác phù hợp hơn, sẽ nâng cao được chất lượng dịch vụ đồng thời tạo lợi nhuận, thu hút khách hàng cho ngân hàng.

Thứ tư, về quy định tài sản bảo đảm. Khi cho vay, ngân hàng thường yêu cầu các DN có tài sản đảm bảo để đảm bảo cho khoản vay của mình. Tuy nhiên đây lại là vấn đề khiến khác DNVVN gặp khó khăn. Bởi khi vay vốn, ngân hàng chỉ chấp nhận cho vay tối đa 70% giá trị TSĐB trừ trường hợp là giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao theo quy định của ngân hàng, bởi vậy DN gặp khó khăn khi tiếp cận vốn vay do không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, hoặc do khó xác minh tính sở hữu của TSĐB. Thêm vào đó, tuy rằng việc đánh giá giá trị TSĐB đã có nhiều thay đổi không phụ thuộc vào khung giá của Nhà nước, song vẫn còn khá thấp khiến cho một số khách hàng cần vốn lớn phải từ bỏ để kiếm nguồn cung khác.

Chi nhánh Hoàng Mai đi vào hoạt động từ nửa cuối năm 2006, vẫn còn khá non trẻ, do đó không thể tránh khỏi những vấp váp hạn chế trong hoạt động, chính vì vậy ngân hàng cần phải nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện, tạo dựng uy tín cho chi nhánh và cho Ngân hàng TMCP Công Thương.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh Hoàng Mai (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w