THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NH

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh Hoàng Mai (Trang 50)

e. Chỉ tiêu kinh doanh:

2.2THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NH

2.2.1 Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh NH TMCP Công Thương Hoàng Mai

Quy trình cấp tín dụng được soạn thảo với mục đích cho quá trình vay diễn ra thống nhất, khoa học, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốn hơn nhu cầu vay vốn cho khách hàng. Quy trình tín dụng có tác dụng làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng, cơ sở để thiết lập các hồ sơ vay vốn, thủ tục vay vốn. Quy trình phân định công việc và trách nhiệm của các cán bộ liên quan trong quá trình cho vay.

Những nội dung cưa quy trình cho vay có thể được sửa đổi và bổ sung đề phù hợp với những quy định mới của các cấp có thẩm quyền và yêu cầu thực tế nhằm ngày càng hoàn thiện hơn và nâng cao khả năng quản lý rủi ro, chất lượng tín dụng trên toàn Hệ thống. Quy trình cho vay thường được tiến hành theo 5 bước sau

Bước 1: Quy trình tiếp thụ khách hàng

Đây là bước đầu tiên trong quy trình cho vay đối với khách hàng, đây là một khâu quan trọng yêu cầu cán bộ tín dụng phải nắm vững sản phẩm và tư vấn cho khách hàng sản phẩm phù hợp với nhu cầu đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật và của NHCT.

- Cán bộ tín dụng xem xét rà soát toàn bộ các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn của đơn vị, tiến hành tìm kiếm những khách hàng tốt có năng lực tài chính hoặc những khách hàng dựa trên mối quan hệ do giới thiệu.

- Từ những khách hàng tìm kiếm được, cán bộ tín dụng lựa chọn những khách hàng tiềm năng, tiến hành tiếp cận khách hàng và lập báo cáo đánh giá sau mỗi lần tiếp cận.

- Giới thiệu quảng bá về những sản phẩm của NHCT, nêu bật những tiện ích, ưu điểm nổi trội của các sản phẩm hiện có so với các NH khác.

- Lập báo cáo tổng hợp kết quả thu được và chi tiết các hoạt động sẽ được thực hiện tiếp theo.

Bước 2: Quy trình thẩm định phê duyệt cho vay

Đây là bước thứ hai quan trọng trong quy trình cho vay, thực hiện nghiêm túc quá trình này sẽ giảm thiểu rủi ro cho khoản tín dụng trong tương lai.

Để thực hiện quy trình này, cần phải bám sát các nguyên tắc sau: - Bảo đảm tính thẩm định độc lập của từng cá nhân tham gia

- Phân tác rõ ràng trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay

- Quán triệt pương châm cho vay trên cơ sở tính khả thi, hiệu quả của phương án kinh doanh, giá trị TSBĐ và uy tín của khách hàng.

Trình tự thực hiện

- Tiếp nhận, thẩm định trước khi cho vay: tư vấn thương thảo điều kiện vay vốn, tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng (được lập theo quy định hiện hành của pháp luật và của NHCT, bao gồm: hồ sơ vay vốn, hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ đảm bảo tiền vay, hồ sơ khác nếu có)

- Thẩm định và phê duyệt cho vay:

+ Phân tích khách hàng vay vốn: phân tích từ cơ sở hồ sơ tài liệu khách hàng cung cấp, từ khảo sát thực tế và những nguồn thông tin khác.

+ Nội dung thẩm định: tìm hiểu chung về khách hàng, tư cách pháp lý, mô hình tổ chức, cơ cấu lao động, khả năng quản trị điều hành của Ban lãnh đạo công ty, phân tích quan hệ với NH (xem xét quan hệ tín dụng, quan hệ tiền gửi, các quan hệ khác); thẩm định khả năng tài chính của khách hàng như kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính, phân tích tình hình công nợ, hàng tồn kho, các khoản thu, phân tích về tài sản nguồn vốn, phân tích về các chỉ tiêu tài chính của khách hàng; Thẩm định về thị trường: thị trường ngành hàng chung, thị trường đầu vào của khách hàng, thị trường đầu ra của sản phẩm; phân tích nhu cầu vốn: tính khả thi của tiêu thụ hàng hóa, tỷ suất lợi nhuận có phù hợp với hoạt động kinh doanh hiện tại của khách hàng, đánh giá tính khả thi của nguồn trả nợ cho vay, phân tích kế hoạch kinh doanh của khách hàng, tính toán nhu cầu vốn lưu động trong kỳ kế hoạch; thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay; sau khi thẩm định lập tờ trình tín dụng

+ Phê duyệt khoản vay: sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện cho vay, lập báo cáo thẩm định theo mẫu; trên cơ sở báo cáo thẩm định; trưởng đơn vị xem xét kiểm tra, ghi rõ ý kiến về việc đề xuất cho vay hoặc không cho vay, trong trường hợp vượt thẩm quyền của trưởng đơn vị thì chuyển lên cấp trên phê duyệt; trong trường hợp đồng ý hay không đồng ý về khoản vay, đơn vị kinh doanh phải lập thông báo cho vay/ từ chối cho vay gửi cho khách hàng nêu rõ lý do đồng ý/ từ chối theo quy định của ngân hàng.

Bước 3: quy trình hoàn thiện thủ tục và giải ngân

Đây là bước thứ 3 trong quy trình cho vay đối với Khách hàng, hoàn thiện đúng và đủ các yêu cầu của quy trình này sẽ đảm bảo tính hợp pháp của hồ sơ vay vốn.

- Hoàn thiện thủ tục

+ Trách nhiệm của cán bộ tín dụng: hoàn thiện bổ sung những hồ sơ còn thiếu theo quy định hoặc theo yêu cầu của cấp phê duyệt để trình phê duyệt hoặc quyết định chính thức cho vay; phối hợp với khách hàn lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hoàn thiện thủ tục đảm bảo tiền vay; phối hợp với phòng dịch vụ khách hàng mở tài khoản cho khách hàng để theo dõi, hạch toán số tiền vay, trả nợ.

+ Yêu cầu đối với khách hàng: ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, và khế ước nhận nợ phải là người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật.

- Giải ngân:

+ sau khi hoàn tất thủ tục ký kết, công chứng, chứng thực, đăng kí giao dịch bảo đảm và tiếp nhận, nhập TSĐB theo quy định của Pháp luật và hướng dẫn của NH thực hiện hướng dẫn khách hàng lập khế ước nhận nợ để rút tiền vay, kiểm tra lại mục đích sử dụng vốn trên chứng từ rút tiền vay so với mục đích vay ghi trên giấy đề nghị vay vốn và trong hợp đồng tín dụng. kiểm tra đối chiếu chữ kí và mẫu dấu.

+ Giải ngân trên cơ sở khế ước nhận nợ, đồng thời theo dõi ghi nhận việc giải ngân và thu nợ ở mặt sau của khế ước nhận nợ ngay sau phát sinh

+ trường hợp TSBĐ được hình thành từ vốn vay, thì cán bộ tín dụng theo dõi đôn đốc khách hàng hoàn thiện thủ tục đảm bảo tiền vay theo Quy định của NH.

Bước 4: Quy trình kiểm tra, giám sát khoản vay

Đơn vị kinh doanh có trách nhiệm giám sát, kiểm tra quá trình vay vốn, dử dụng vốn và trả nợ của khách hàng, nhằm sớm cảnh báo và xử lý các tình huống rủi ro, đôn đốc khách hàng thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng phù hợp với tình hình kinh doanh và sử dụng vốn của khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 5: Quy trình thu hồi nợ vay

Thu hồi nợ vay là bước cuối trong quy trình cho vay, thu hồi nợ vay bao gồm thu hồi cả gốc và lãi của các khoản nợ quá hạn, các khoản nợ đến hạn và trả nợ trước hạn.

Thực hiện theo nguyên tắc

- Thực hiện kiểm tra, giám sát khách hàng để đánh giá đúng khả năng và trả nợ của khách hàng

- Tích cực xử lý sớm mọi khoản vay có dấu hiệu bất thường - Thực hiện các biện pháp thu hồi đảm bảo thu hồi nợ hiệu quả. Thu nợ và đối chiếu:

- Theo dõi đôn đốc việc trả nợ và thu lãi theo từng kỳ hạn đã thỏa thuận

- Lập và trình trưởng phòng tín dụng ký thông báo nợ đến hạn trước mỗi kỳ hạn trả nợ ít nhất trong 5 ngày làm việc gửi cho khách hàng và các thông báo khác theo quy trình

- Theo dõi cân đối dư nợ khách hàng với nguồn voons đồng tài trợ trong các trường hợp vay vốn

- Theo dõi dư nợ của khách hàng tại NH và tại các TCTD khác, số tiền bảo lãnh của NH đối với khách hàng và các nghĩa vụ khách của khách hàng với ngân hàng

- Thông báo nợ đến hạn đến khách hàng

- Thực hiện thu nợ gốc, tính và thu lãi, dự thu lãi cho vay và hạch toán kế toán theo quy định của NH

Quản lý và xử lý TSBĐ tiền vay

- Khi phải thực hiện nghĩa vụ và trả nợ mà bên khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, ngân hàng có thể thực hiện các biện pháp xử lý tsđb sau:

+ Bán/cho thuê/cho thuê lại tsđb;

+ Bên nhận đảm bảo nhận chính tsđb để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên đảm bảo

+ Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khách từ người thứ 3 trong trường hợp thế chấp quyền đồi nợ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh Hoàng Mai (Trang 50)