Cảm xúc của công nhân đang làm việc tại Công ty TNHH Hoàn Mỹ với nghề

Một phần của tài liệu Đặc điểm định hướng giá trị nghề nghiệp của công nhân lao động phổ thông tại Công ty TNHH Hoàn Mỹ (Trang 86)

với nghề nghiệp của mình

Có thể nói cảm xúc là mặt quan trọng bậc nhất trong định hướng giá trị nghề nghiệp cuả người lao động. Định hướng giá trị nghề nghiệp đúng đắn là cơ sở để người lao động nảy sinh những cảm xúc tích cực với chính nghề nghiệp và quá trình làm việc của mình. Dưới đây xin phân tích một số biểu hiện cảm xúc của công nhân Công ty TNHH Hoàn Mỹ với nghề nghiệp của mình.

Trong bảng hỏi dành cho công nhân, chúng tôi đưa ra câu hỏi trực tiếp về

cảm xúc của người lao động với công việc của mình: “Bạn có hài lòng với công việc đang làm không?”. Kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng 3.10:

Bảng 3.10. Sự hài lòng của công nhân đang làm việc tại Công ty TNHH Hoàn Mỹ với công việc

STT Mức độ cảm xúc SL TL

1 Hoàn toàn hài lòng 22 11.6

2 Phần nhiều hài lòng 86 45.2

3 Phần nhiều không hài lòng 53 27.9

4 Hoàn toàn không hài lòng 29 15.3

Tổng 190 100

Nhìn vào Bảng số liệu 10 và biểu đồ 4 có thể thấy nhìn chung các công nhân được hỏi đã bày tỏ thái độ tích cực với công việc của mình dù tỷ lệ của các nội dung đánh giá tích cực không thực sự cao hơn nhiều so với các nội dung thể hiện sự đánh giá không tích cực.

85

11.6

45.2 27.9

15.3

Biểu đồ 3.4. Sự hài lòng của công nhân Công ty TNHH Hoàn Mỹ với công việc đang làm

Trong 4 mức độ cảm xúc mà câu hỏi đưa ra, phần nhiều hài lòng với công việc là mức độ cảm xúc có tỷ lệ lựa chọn cao nhất từ phía các khách thể: 45,2%. Để có cái nhìn khái quát nhất về thái độ cảm xúc của công nhân với công việc, chúng tôi tính tổng hai nội dung thể hiện sự đánh giá tích cực và hai nội dung thể hiện sự đánh giá tiêu cực. Kết quả này cho thấy tỷ lệ tương đối của hai thái cực cảm xúc này là: 56,8 và 43,2%. Số liệu thống kê kể trên cho thấy tuy thái độ tích cực với công việc vẫn cao hơn thái độ không tích cực với công việc nhưng sự chênh lệch của hai loại cảm xúc này không quá lớn. Điều đó phần nào nói lên công nhân của Công ty vẫn chưa thực sự hài lòng với công việc hiện tại. Trong bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp nào thì yếu tố cực kỳ quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển của doanh nghiệp tổ chức đó là những người làm việc trong tổ chức doanh nghiệp đó phải thực sự yên tâm với, hài lòng và muốn gắn bó với công việc. Đó chính là cơ sở cho người lao động nỗ lực hết mình để cống hiến cho Công ty, tổ chức của mình, coi Công ty gắn liền với lợi ích của bản thân mình. Nếu không có được điều

86

đó, thì sự lao động của con người chỉ là sự bắt buộc, nặng nề, khó có thể có bầu không khí làm việc và động lực phấn đấu cho người lao động.

Để có sự đánh giá nhiều chiều và khách quan hơn, trong phần phỏng

vấn dành cho cán bộ quản lý Công ty, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Anh (chị) nhận thấy thái độ làm việc của công nhân như thế nào?”. Kết quả thu được từ

câu hỏi này cho thấy các khách thể là cán bộ quản lý của Công ty có sự đánh giá khá thống nhất về thái độ làm việc của công nhân.

- Thái độ làm việc của công nhân còn chưa thật sự được nghiêm túc. Công nhân còn bị phân tán tư tưởng vì tranh thủ ra ngoài làm thêm dẫn đến họ không thể tập trung và tâm huyết cho công việc chính và không đặt hết trách nhiệm vào công việc được giao (N.C.T, 35 tuổi, bộ phận chăm sóc khách hàng và kiểm soát chất lượng).

- Nhìn chung ý thức làm việc của công nhân tương đối ổn định, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số chưa có tính tự giác cao, vẫn còn hình thức làm đối phó cho xong (P.T.H, 40 tuổi, giám sát tại Vinaphone).

- Thái độ làm việc của công nhân hiện nay không nhiệt tình với công việc (đối với công nhân mới vào). Đối với công nhân đã làm lâu năm thì rất nhiệt tình trong công việc và rất chăm chỉ chịu khó (T.T.H.Y, 32 tuổi, giám sát tại tòa nhà Harec).

- Thái độ làm việc của nhân viên tại bộ phận giám sát vì có nhiều sinh viên nên họ không gắn bó lâu dài với công việc hiện tại. Ý thức của công nhân nói chung là không được tự giác và không sát sao với công việc mình phụ trách mà phải nhắc nhở nhiều (L.T.T, 34 tuổi, giám sát tại Sunred).

Như vậy, một vài trích dẫn nêu trên cho thấy cái nhìn nhiều chiều về thái độ làm việc của công nhân Công ty. Kết quả đó cũng rất phù hợp với số liệu

87

thu được từ câu trả lời của công nhân làm việc trực tiếp tại các bộ phận: Nói chung công nhân có thái độ làm việc nhiệt tình, nhưng vẫn còn một bộ phận chưa tích cực làm việc, còn ỷ lại, chưa nêu cao tinh thần tự giác khi làm việc. Kết quả nghiên cứu trên cũng đồng thời cho thấy được để người lao động có thể yên tâm làm việc, gắn bó lâu dài với Công ty thì bên cạnh việc nâng cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm của mỗi người lao động rất cần có chính sách hỗ trợ về chế độ tiền lương để công nhân có thể yên tâm gắn bó lâu dài với Công ty, không phải làm thêm hay tìm việc khác dẫn đến sao nhãng trong thực hiện nhiệm vụ của mình.

Tiếp tục tìm hiểu cảm xúc của các khách thể là công nhân đang làm việc tại Công ty TNHH Hoàn Mỹ, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Bạn cảm thấy thế nào khi làm công việc hiện tại?”. Số liệu thu thập được như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.11. Cảm nhận của công nhân Công ty TNHH Hoàn Mỹ khi làm việc

STT Các biểu hiện cảm xúc SL TL

1 Tôi cảm thấy yêu công việc hiện tại mình đang làm 91 46.7

2 Tôi cảm thấy có lòng tin rất lớn vào triển vọng của

công việc này 75 38.5

3 Công việc mang lại cho tôi niềm vui mỗi ngày 101 51.7

4 Tôi đang chờ cơ hội khác vì không muốn gắn bó lâu

dài với công việc này 33 16.9

5 Tôi cảm thấy tự ti, xấu hổ 20 10.3

6 Mặc cảm vì mọi người đánh giá thấp công việc của tôi 46 23.6

7 Mình đang làm một công việc như bao người khác 94 48.2

N = 195

Kết quả thu được từ bảng số liệu trên cho thấy cảm xúc mà các công nhân dành cho công việc mình đang làm không thực sự tích cực.

Trong số 7 biểu hiện cảm xúc mà câu hỏi đưa ra, hai phương án thể hiện

88

“Công việc mang lại cho tôi niềm vui mỗi ngày” chỉ có tỷ lệ đồng ý là 46,7%

và 51,7%. Rõ ràng đây là tỷ lệ lựa chọn không cao. Những cảm xúc dương tính, tích cực với công việc của người lao động bao giờ cũng được hình thành trong quá trình lâu dài người lao động gắn bó với công việc, trải nghiệm những cảm xúc tích cực từ chính công việc hàng ngày mà người lao động tiến hành. Số liệu thu được ở trên đặt ra câu hỏi cần lý giải về những nguyên nhân, nguồn gốc của tình trạng công nhân làm việc tại Công ty TNHH Hoàn Mỹ không thực sự yêu thích công việc của mình.

Để có thể lý giải cho tình trạng công nhân làm việc tại Công ty TNHH Hoàn Mỹ không thực sự yêu thích công việc của mình phải xuất phát từ chính công việc cũng như thái độ, cách nhìn nhận của mọi người với công việc. Về mặt thu nhập, như chúng tôi đã nói ở trên, trung bình công nhân của Công ty chỉ có mức lương từ 2 – 2,5 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập như thế thì rất khó để người lao động có thể hoàn toàn yên tâm, toàn tâm toàn trí làm việc. Thực tế trong quá trình chúng tôi thu thập số liệu tại Công ty, rất nhiều công nhân khi trả lời câu hỏi mở về những phẩm chất cần thiết với công việc đang làm đã đề xuất thêm về chế độ tiền lương của mình như:

- Theo tôi thì phải trung thực, tôi không hài lòng vì lương quá thấp (phiếu số 6).

- Nghề lựa chọn phải phù hợp với năng lực bản thân, có thu nhập ổn định, có chế độ hợp lý, luôn luôn ổn định, có tính cạnh tranh cao để phát huy tối đa năng lực bản thân (phiếu số 153).

- Phải có lòng yêu nghề thì mới phát triển, có thu nhập cao đảm bảo chi tiêu (phiếu 86).

Trong khi thu nhập của công nhân không thực sự cao như đã đề cập ở trên, công việc của công nhân vệ sinh công nghiệp cũng thực sự vất vả, nặng nhọc lại phải làm việc, tiếp xúc với hóa chất, rác thải mất vệ sinh… Đây cũng

89

là đặc điểm quan trọng dẫn đến nhiều người thực sự không thích công việc vệ sinh công nghiệp.

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, thái độ, cách đánh giá, nhìn nhận của xã hội với công việc mà người công nhân vệ sinh công nghiệp đang làm cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới cảm xúc của họ với nghề nghiệp của mình, thậm chí là với chính cách nhìn nhận và đánh giá về bản thân mình bởi cảm xúc, thái độ của con người với sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan chịu sự chi phối, tiếp thu từ chính những đánh giá, thái độ của xã hội, môi trường bên ngoài. Số liệu thu được từ câu hỏi trên cho thấy có 23,6% khách thể cho biết họ cảm thấy mặc cảm vì công việc của mình bị xã hội đánh giá thấp. Trong xã hội văn minh, các loại hình nghề nghiệp, lao động có sự phân công rõ ràng, mỗi người lao động chân chính đều rất đáng trân trọng bởi họ góp phần vào sự phát triển chung của xã hội thông qua sức lao động của mình. Chỉ cần thiếu đi hoặc một bộ phận, công việc nào đó trong xã hội được thực hiện không tốt thì toàn bộ xã hội sẽ bị tác động, ảnh hưởng tiêu cực theo. Kết quả nghiên cứu trên chỉ ra cho ta thấy được công tác hướng nghiệp, giáo dục giá trị lao động là rất cần thiết để bản thân mỗi công dân trong xã hội thấy được giá trị đóng góp của người lao động cho xã hội và trân trọng những thành quả, sự đóng góp ấy.

Cũng chính vì những lý do đã được phân tích ở trên, kết quả thu được từ bảng hỏi đã cho thấy 16,9% công nhân không có ý định gắn bó lâu dài với Công ty và muốn tìm việc làm khác. Tuy đây không phải là tỷ lệ cao từ phía các khách thể nhưng phần nào cho thấy sự không yên tâm gắn bó lâu dài với Công ty của các công nhân.

Câu hỏi về thời gian gắn bó với Công ty cũng được chúng tôi đưa ra trong phần phỏng vấn sâu các bộ quản lý. Kết quả phỏng vấn cho thấy trong số 20 khách thể là cán bộ quản lý, có tới 16 người cho rằng thời gian gắn bó,

90

làm việc của các công nhân ở Công ty chỉ từ 2 – 3 năm. Là một Công ty có lực lượng đông đảo hơn 4200 công nhân, hoạt động trên địa bàn cả nước… nhưng thời gian các công nhân làm việc ở Công ty chỉ từ 2 – 3 năm cho thấy công nhân chưa thực sự yên tâm với Công ty, coi Công ty chỉ là nơi làm tạm một thời gian để tìm kiếm công việc khác tốt hơn. Với bất cứ một Công ty hay tổ chức nào sự kế thừa của các thế hệ, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, truyền thống của Công ty… luôn là một trong những yếu tố làm nên sức mạnh của Công ty và được truyền thu từ thế hệ người lao động này đến thế hệ người lao động khác. Nếu người lao động chỉ làm việc ở Công ty một thời gian ngắn thì khó lòng có thể gây dựng được những yếu tố trên. Mặt khác, bản thân người lao động để có thể thích nghi, hình thành tốt những kỹ năng nghề nghiệp của mình từ đó phát huy tốt nhất khả năng làm việc của mình cũng cần có thời gian. Phân tích như thế ta sẽ thấy được tầm quan trọng của việc đưa ra chiến lược trong sử dụng nguồn nhân lực của Công ty TNHH Hoàn Mỹ. Cũng qua đó, ta thấy được định hướng giá trị nghề nghiệp của các công nhân ở mặt này còn chưa thực sự sâu sắc, rõ nét hay nói cách khác người lao động còn hướng tới những giá trị nghề nghiệp khác với những giá trị mà nghề nghiệp, công việc họ đang làm hiện tại.

Câu hỏi 4 trong bảng hỏi dành cho khách thể nghiên cứu, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu những biểu hiện thái độ của các công nhân với công việc của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mình, câu hỏi đưa ra là “Bạn có những biểu hiện nào dưới đây?”. Kết quả

nghiên cứu thể hiện như sau:

Bảng 3.12. Những biểu hiện cảm xúc trong khi làm việc của công nhân Công ty TNHH Hoàn Mỹ

STT Biểu hiện cảm xúc trong khi làm việc SL TL

1 Nói về công việc, cơ quan của mình với người thân,

bạn bè 69 35.0

91 người thân, bạn bè

3 Cúi đầu làm việc khi bất chợt gặp người quen 36 18.3

4 Luôn tự nhủ bản thân đây chỉ là công việc tạm thời 32 16.2

5 Hôm nào không đi làm là cảm thấy trống trải nhớ

công việc và mọi người 92 46.7

6 Tự hào vì mình lao động chân chính 108 54.8

7 Mình đang làm một công việc phù hợp với bản thân 130 66.0

8 Rất ngại khi người quen biết công việc mình đang

làm 25 12.7 N = 197 35 28.4 18.3 16.2 46.7 54.8 66 12.7 0 10 20 30 40 50 60 70 1 2 3 4 5 6 7 8

Biểu đồ 3.5. Những biểu hiện cảm xúc của công nhân với nghề nghiệp của mình

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ trên có thể thấy các nội dung thể hiện cảm xúc đều không có tỷ lệ lựa chọn cao và nhìn chung chưa thể hiện rõ nét những cảm xúc tích cực, dương tính với nghề nghiệp người công nhân đang làm.

Nội dung có tỷ lệ lựa chọn cao nhất trong 8 phương án câu hỏi đưa ra là

“Mình đang làm một công việc phù hợp với bản thân” được 66% khách thể

92

nét là đánh giá tích cực, hay tiêu cực; tuy nhiên, khi nội dung của phương án này kết hợp với các phương án khác sẽ giúp cho việc tìm hiểu cảm xúc của công nhân với nghề nghiệp và chính bản thân mình được rõ ràng hơn. Trong quá trình làm việc cùng công nhân, chúng tôi nhận thấy, đa số các công nhân

lựa chọn nội dung này đều có chung cách lý giải như: “em mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm trong làm việc nên bước đầu có làm tạm công việc này đã” (phiếu số 177), “trình độ có hạn nên bọn em phải làm lao động chân tay thôi chị ạ” (phiếu số 96)… Thông qua một vài lý giải đó, ta có thể thấy nhìn

chung công nhân được hỏi vẫn đánh giá công việc của mình thuộc nhóm lao động chân tay, không phải sử dụng nhiều đến học vấn, kiến thức chuyên môn…

Trong câu hỏi nêu trên, hai nội dung mang biểu hiện thái độ tích cực

với công việc là “Nói về công việc, cơ quan của mình với người thân, bạn bè” và “Hôm nào không đi làm là cảm thấy trống trải nhớ công việc và mọi người”. Hai nội dung này có tỷ lệ khách thể lựa chọn không cao. Số liệu

tương ứng là 35,0 và 46,7%. Thông thường, việc một người lao động có thường xuyên chia sẻ về công việc, cơ quan tổ chức nơi mình làm việc hay không là một trong những biểu hiện để có thể biết người đó có thực sự tự hào,

Một phần của tài liệu Đặc điểm định hướng giá trị nghề nghiệp của công nhân lao động phổ thông tại Công ty TNHH Hoàn Mỹ (Trang 86)