0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Nhóm các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN THÀNH ĐÔNG (Trang 26 -26 )

a. Quá trình khảo sát, thiết kế

 Quá trình khảo sát

- Quá trình này yêu cầu cần khảo sát, xem xét các yếu tố xung quanh, các vấn đề ảnh hưởng tới công trình. Ở giai đoạn này cần lập báo cáo quy hoạch khảo sát , lập dự án, tổ chức thi công sơ bộ.

- Nền móng có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định công trình, đảm bảo yêu cầu sử dụng và tuổi thọ của nó. Nhưng trong thực tế hư hỏng công trình, sự cố nền móng chiếm phần nổi bật. Trong thiết kế nền móng thì khảo sát địa chất công trình đóng vai trò quan trọng. Mỗi một công trình thiết kế yêu cầu phải có

Nguyễn Thị Hải 26 QTCL50

hồ sơ địa chất công trình: mặt bằng vị trí hố khoan địa chất và chỉ tiêu cơ lý của các hố khoan hoặc các chỉ tiêu của các phương pháp thăm dò khác như xuyên tĩnh, xuyên động,…

Địa hình ở thành phố với nhiều kênh rạch chằng chịt, được san lấp, nên độ sâu của các lớp đất yếu không giống nhau, nếu có công trình được khoan khảo sát địa chất ở vị trí mặt bằng không nằm trên kênh, rạch, lấy số liệu đó để thiết kế cho các móng nhà, có trường hợp có móng nằm trên kênh rạch thì móng này sẽ bị sụp lún trong quá trình sử dụng công trình. Một số công trình đã khảo sát cho thấy, ở độ sâu từ cốt mặt đất cho đến -15m là lớp đất bùn, phải dưới độ sâu hơn -24m mới gặp lớp đất tốt. Công trình được ép cọc bê tông cốt thép, đến độ sâu -20m thì đạt yêu cầu tính toán nhưng có nơi phải ép cọc dài đến độ sâu hơn -30m mới đạt yêu cầu tính toán, chứng tỏ ở những vị trí này có thể xưa kia là rạch được lấp lại, ở đây không đề cập đến việc không khảo sát địa chất đã xảy ra biết bao tai hại làm sụt lún công trình.

 Quá trình thiết kế

- Chất lượng công trình phần lớn phụ thuộc vào việc khảo sát thiết kế công trình, nhiều công trình tính toán không đầy đủ các yếu tố theo quy định dẫn tới thiết kế sai phải điều chỉnh nhiều lần. Công việc thiết kế đòi hỏi cần phải có sự phù hợp giữa công trình chuẩn bị xây dựng với địa hình khảo sát, phù hợp với kết cấu của khu vực xung quanh, và đặc biệt là phải có sự phù hợp giữa công trình bên trên mà móng xây dưng phía dưới. Giai đoạn có hai công việc chính cần thực hiện là:

GĐ 1 : Thiết kế kỹ thuật kèm theo tổng dự toán và thiết kế tổ chức thi công. GĐ 2 : Thiết kế bản vẽ thi công kèm theo bản vẽ và tổng dự toán thi công. - Có hai vấn đề đáng quan tâm là:

• Thiết kế thường vượt quá yêu cầu của dự toán đầu tư, sử dụng các loại vật liệu đắt tiền để có tổng mức đầu tư cao từ đó có thiết kế phí cao, khi thẩm định và thi công công trình do yêu cầu của Tổng dự toán phải cắt bỏ một số hạng mục hoặc chi tiết lại không được tính toán kỹ do đó đã ảnh hưởng đến chất lượng.

• Thiết kế khá phổ biến là không đúng tiêu chuẩn quy chuẩn, chỉ dựa trên kết quả khảo sát sơ sài. Nhiều trường hợp do chủ đầu tư yêu cầu nên khảo sát còn đơn giản, chưa theo quy định, nhất là phần móng. Khảo sát sai, dẫn tới thiết

Nguyễn Thị Hải 27 QTCL50

kế sai, chất lượng công trình thấp, những hiện tượng lún, nứt, thấm, dột, sập đổ thường xảy ra.

- Mặt khác năng lực của một số doanh nghiệp làm tư vấn thiết kế còn thấp, không ít đơn vị tư vấn thiết kế tư nhân mới được thành lập thiếu cán bộ chuyên môn, ít kinh nghiệm, phải chiều theo ý của lãnh đạo, chủ đầu tư, bảo sao làm vậy, thiếu độc lập suy nghĩ. Một số hiện tượng chủ đầu tư thay đổi quy mô công trình, nhưng lại khống chế tổng mức dự toán được duyệt để đến quá trình thi công xin bổ sung. Do vậy tư vấn thiết kế phải gò ép cho đủ để có thiết kế giao nộp. Cùng với những vấn đề nêu trên hiện nay chất lượng cán bộ làm tư vấn thiết kế còn yếu về kiến thức, chưa nắm vững tiêu chuẩn quy chuẩn, không được thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ, một số cán bộ làm thiết kế nhưng không có chứng chỉ hành nghề nên có hiện tượng mượn người ký thay để có bản vẽ thiết kế, đây cũng là những vấn đề cần phải chấn chỉnh.

Bảng 2.1 : Các tiêu chuẩn áp dụng cho khảo sát và thiết kế BVTC

STT Tên tiêu chuẩn Mã hiệu

1 Tiêu chuẩn về kết cấu thép và thiết kế xây dựng Việt Nam

TCXDVN _ 338-2005 2 Tiêu chuẩn thiết kế bê tông và bê tông cốt

thép

TCXDVN _ 356-2005 3 Tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động

đất

TCXDVN _ 375-2006

4 Các tiêu chuẩn về khảo sát công trình và thí nghiệm công trình

KhaoSat_ThiNghiem 5 Tiêu chuẩn bản vẻ xây dựng Việt Nam TCXDVN_4455-1987 6 Tiêu chuẩn kí hiệu kết cấu xây dựng Việt

Nam

TCXDVN_5686-1992 7 Tiêu chuẩn công tác khảo sát kĩ thuật nhà

cao tầng

TCXDVN_194-2006

8 Tiêu chuẩn về thi công và nghiệm thu đóng và ép cọc

TCXDVN_286-2003 9 Tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng TCXDVN_323-2004 10 Tiêu chẩn thi công và nghiệm thu khoan

cọc nhồi

TCXDVN_326-2004 11 Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông cốt TCXDVN_356-2005

Nguyễn Thị Hải 28 QTCL50

thép

12 Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu sản phẩm bê tông ứng lực trước

TCXDVN_389-2007 13 Tiêu chuẩn mức an toàn trong sử dụng

phương pháp thử hoạt độ phóng xạ tự nhiên của phương pháp thử

TCXDVN_397-2007

14 Các tiêu chuẩn về cách nhiệt trông xây dựng

TCXDVN_298-299- 300_2003

15 Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép

TCXDVN_5573-1991 16 Tiêu chuẩn yêu cầu thiết kế phòng cháy

chữa cháy nhà cao tầng

TCXDVN_6160-1996 17 Quy phạm thi công và nghiệm thu bê

tông khối lớn

TCXDVN_305-2004 18 Tiêu chuẩn khoan cắt bê tông cốt thép

phòng chống nứt

TCXDVN_313-2004

19 Thuật ngữ và định nghĩa hàn kim loại TCXDVN_314-2005 20 Tiêu chuẩn phân loại sơn xây dựng TCXDVN_321-2004 21 Yêu cầu bảo vệ ăn mòn trong môi trường

biển đối với kết cấu bê tông và cốt thép

TCXDVN_327-2004

22 Quy phạm sơn thiết bị và kết cấu thép trong xây dựng dân dụng và công nghiệp

TCXDVN_334-2005

23 Phương pháp xung siêu âm xác định tính đồng nhất của bê tông trong khoan cọc nhồi

TCXDVN_358-2005

24 Thí nghiệm phát hiện kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp động biến dạng nhỏ trong cọc

TCXDVN_359-2005

25 Chỉ dẫn kỹ thuật cho công tác khảo sát địa chất công trình cho xây dựng trong vùng Karst

TCXDVN_366-2004

26 Phương pháp gia cố đất yếu bằng trụ đất xi măng

TCXDVN_385-2006

Nguyễn Thị Hải 29 QTCL50

27 Tiêu chuẩn xây dựng nhà và vật liệu xây dựng nhà

Nha_VatLieuXayDungNh a

28 Tiêu chuẩn chống ẩm trong xây dựng TCXDVN_367-2006 29 Tiêu chuẩn thiết kế nhà hát phòng khán

giả

TCXDVN_355-2005

30 Thí nghiệm cọc bằng phương pháp tải trọng tĩnh ép dọc trục

TCXDVN_269-2002 31 Tiêu chuẩn thiết kế tải động và tác động TCXDVN_2737-1995 32 Danh bạ tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam DanhBaTCXDVN

33 Danh mục tiêu chuẩn nhà cao tầng DanhMucTCNhaCao Tang 34 Quy chế áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài ApDungTieuChuan

NuocNgoai b. Chất lượng nguyên vật liệu xây dựng

- Nguyên vật liệu được xem là một yếu tố quan trọng hình thành nên chất lượng công trình, một phần hình thành nên công trình, có thể ví như phần da, thịt và xương của công trình.

- Nguyên vật liệu như hiện nay, chẳng hạn như xi măng, cát, đá, … ngoài loại tốt ra luôn luôn có một lượng kém chất lượng, nếu có sử dụng loại này sẽ ảnh hưởng xấu tới chất lượng công trình xây dựng, thậm chí nặng hơn là ảnh hưởng tới tính mạng con người, đặc biệt là công trình xây dựng được đưa vào sử dụng. Do vậy, trong quá trình mua nguyên vật liệu đầu vào phải đảm bảo chất lượng và trong quá trình thi công xây dựng công trình phải kiểm soát tình trạng trà trộn nguyên vật liệu kém chất lượng đưa vào thi công. Cũng tương tự như vậy đối với sắt, thép,…bên cạnh hàng tốt, chất lượng cao, có thương hiệu nổi tiếng, còn trôi nổi ,tràn ngập thị trường không ít hàng nhái kém chất lượng.Và còn một thực trạng nữa, các mẫu thí nghiệm đưa vào công trình,thường là đơn vị thi công giao cho một bộ phận làm, nhưng họ không thí nghiệm mà chứng nhận luôn, do đó không đảm bảo.

Nguyễn Thị Hải 30 QTCL50

- Khi chuẩn bị xây một công trình nào đó, việc tìm hiểu kỹ về vật liệu xây dựng là một việc nên làm. Cát, gạch, thép, đá, nước và xi măng là những vật liệu xây dựng quan trọng nhất khi xây dựng một công trình. Các đơn vị xây dựng cần lưu ý một số điểm quan trọng để làm tiêu chuẩn chung và có thể lựa chọn vật liệu tốt nhất.

c. Quá trình thi công xây dựng

Bất kỳ một công trình nào cũng phải tuân theo một quy trình đã đặt ra, phải tuân thủ từ khâu khảo sát thiết kế đên khi hoàn thành, bàn giao công trình. Trong quá trình thi công xây dựng đơn vị thi công cần chia theo giai đoạn để thực hiện. Quá trình này này chia làm ba giai đoạn :

 Giai đoạn chuẩn bị thi công : Đóng vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới cả ba giai đoạn thi công. Các công việc cần chuẩn bị của giai đoạn này là: - Kiểm tra mặt bằng, cao độ, cọc mốc ranh giới đã được bàn giao.

- Kiểm tra cách bố trí kho bãi vật tư, nhân sự trực tại công trường, hệ thống điện, nước, giao thông phục vụ thi công.

- Kiểm tra tiến độ thi công. - Biên bản bàn giao mặt bằng. - Biên bản kiểm tra hiện trường. - Lệnh khởi công.

 Giai đoạn thi công công trình : Là thời kỳ đơn vị triển khai thi công xây dựng công trình theo hồ sơ, bản vẽ, dự toán thiết kế. Dựa vào đó để tiến hành tổ chức thi công

- Thi công và nghiệm thu các công tác đất, nền móng. - Thi công và nghiệm thu các công tác bê tông cốt thép. - Thi công và nghiệm thu các công tác cần hoàn thiện.

- Thi công và nghiệm thu các công tác lắp điện, nước, thiết bị. - Quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

- Bản vẽ thiết kế.

- Kiểm tra, thí nghiệm vật liệu, thiết bị. - Nhật ký thi công, giám sát.

- Báo cáo hàng tuần, hàng tháng.

- Biên bản nghiệm thu công việc và nghiệm thu giai đoạn.

Lưu ý : Ở giai đoạn này phải chấp hành tốt chế độ sản xuất theo quy định của nhà nước, đồng thòi phải tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật đã được đưa ra trong bản thiết kế dự án.

Nguyễn Thị Hải 31 QTCL50

 Giai đoạn bàn giao công trình : Trước khi bàn giao công trình cần xem xét, chỉnh sửa những khuyết điểm nhỏ của dự án. Nếu phát hiện lỗi lớn cần có biện pháp kịp thời để đáp ứng đúng yêu cầu về chất lượng công trình để bàn giao. Trong giai đoạn này cũng cần xác định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng của từng bên. Thực hiện các kiểm nghiệm về chất lượng công trình, hoàn thành những hồ sơ nghiệm thu, bàn giao, các biên bản kiểm định máy móc, thiết bị kèm theo công trình,…

d. Nguồn nhân lực của Công ty

Con người là nhân tố có vai trò quyết định tới toàn bộ quá trình xây dựng, quá trình nâng cao chất lượng công trình xây dựng. Bởi vậy chất lượng nguồn nhân lực là một yếu tố không thể tách rời, nó xuyên suốt quá trình phát triển và nâng cao chất lượng công trình tại Công ty. Có thể chia thành hai nhóm ảnh hưởng tới chất lượng công trình như sau:

 Đội ngũ kỹ sư, thiết kế của Công ty

Đội ngũ này quyết định tới quy trình thực hiện công tác xây dựng, đảm bảo được quy trình kỹ thuật, quy trình công nghệ đó được thực hiện một cách đảm bảo.

Công ty cần có một đội ngũ nhân viên lành nghề, có năng lực, trình độ để nắm bắt nhanh chóng các kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến trên thế giới để đưa vào quá trình sản xuất, xây dựng của đơn vị mình. Từ đó có thể làm giảm tỷ lệ sai hỏng ở mỗi công trình, máy móc ít gặp sự cố hơn, để tiết kiệm được chi phí sản xuất xây dựng, công trình xây dựng được tiến hành liên tục không bị gián đoạn.

 Công nhân lao động tại công trình

- Là những người trực tiếp thực hiên công tác thi công công trình. Là người quyết định nguyên vật liệu xử lý hợp lý hay chưa, hiệu quả sử dụng cao hay thấp. Người công nhân có ý thức, trung thành và hiểu biết về xây dựng sẽ giúp nhiều tới việc hình thành nên chất lượng công trình. Nếu một số cá nhân nào đấy vì lợi ích cá nhân mà thực hiện những hành vi gian lận như tráo đổi nguyên vật liệu kém chất lượng vào xây dựng hay thực hiện rút ruột công trình bằng cách không pha trộn nguyên vật liệu không đúng theo tỷ lệ, từ đó làm giảm chất lượng công

Nguyễn Thị Hải 32 QTCL50

trình xây dựng, dẫn tới công trình có thể không đáp ứng đúng theo đúng thiết kế của nó.

e. Biện pháp ký thuật thi công

- Các quy trình phải tuân thủ quy định thi công, nếu không sẽ ảnh hưởng tới chất lượng công trình, các kết cấu chịu lực sẽ không được đảm bảo. Ví dụ như các kết cấu thi công công trình đặc biệt đúng trình tự, nếu thi công khác đi, các cấu kiện sẽ không được đảm bảo dẫn đến công trình có có một vài phần chịu lực kém so với thiết kế.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN THÀNH ĐÔNG (Trang 26 -26 )

×