lập tự chủ, cùng có lợi.
Mục đích đầu tư vào các nước chủ nhà của các công ty xuyên quốc gia là đạt lợi nhuận cao và họ luôn tìm cách để đạt được mục đích ấy. Đối với nước ta là nước nhận dầu tư, mục đích của ta là vốn, kỹ thuật công nghệ, thị trường, nhưng không để bị lệ thuộc, chèn ép, thiệt hại đến lợi ích quốc gia dân tộc. Trong quá trình hợp tác đầu tư, chúng ta phải vừa hợp tác, vừa đấu tranh để bảo vệ chủ quyền quốc gia (bao gồm quyền độc lập, quyền sở hữu lãnh thổ, quyền lựa chọn chế độ chính trị xã hội, định hướng XHCN). Thu hút các công ty xuyên quốc gia có nghĩa là chúng ta tham gia vào phân công lao động và hợp tác quốc tế. Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, sự phụ thuộc l n nhau giữa các nền kinh tế dân tộc, giữa các bên đối tác đầu tư là không tránh khỏi, mỗi bên đều phải tuân theo những quy tắc chung và cần có sự nhượng bộ phần nào nhưng chúng ta cũng phải đấu tranh để giành phần lợi cho mình.
Hợp tác với các công ty xuyên quốc gia thì không thể đạt được tất cả các mục tiêu cùng một lúc trong điều kiện nguồn lực có hạn. Việc chấp nhận trả học phí cũng có nghĩa là lựa chọn mục tiêu phát triển theo mô hình mất cân đối trong chừng mực nhất định. Nói cách khác, trong điều kiện của thời gian đầu, việc mất cân đối về cơ cấu kinh tế, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thâm hụt cán cân thương mại, chênh lệch trong phân phối thu nhập… là khó tránh khỏi. Những vấn đề này ch có thể được giải quyết từng bước cùng với quá trình tăng trưởng và phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Nó cũng phụ thuộc và chính hiệu quả thu hút các công ty xuyên quốc gia ch trở thành tất yếu và thực sự có ý nghĩa khi nó đem lại lợi ích cho các bên tham gia theo nguyên tắc cùng có lợi.
Như vậy, thu hút và hợp tác đầu tư với các công ty xuyên quốc gia, một mặt chúng ta phải biết thích nghi với những tập quán và quy tắc quốc tế, mặt khác phải đấu tranh để đảm bảo nguyên tác cùng có lợi, giữ vững chủ quyền quốc gia, định hướng XHCN và bản sắc văn hóa dân tộc.