Những con số đáng chú ý về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong 10 năm qua có thể kể đến trên 124 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới thuộc gần 8,5 nghìn dự án; vốn thực hiện đạt gần 48 tỷ USD; đầu tư từ khu vực FDI chiếm khoảng 25-30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu luôn trên 25%, có năm đến 56%; giải quyết cho 1,7 triệu lao động trực tiếp; nộp ngân sách đạt gần 2,5 tỷ USD năm 2009…[1]
Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, vốn FDI đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đóng góp vào ngân sách và các cân đối vĩ mô, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, tham gia phát triển nguồn nhân lực và tác động la tỏa đến các thành phần kinh tế khác…
Cụ thể là:
- Sự hiện diện của TNC đồng nghĩa với việc cung cấp một nguồn vốn quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hoá của đất nước.
Việt Nam tiến hành công nghiệp hoá trong điều kiện tích lũy trong nước còn thấp, nhu cầu lớn về vốn đòi hỏi phải khai thác cả trong và ngoài nước dưới mọi hình thức. Cùng với nguồn vốn ODA và vốn đi vay khác, đầu tư trực tiếp nước ngoài do ưu thế nổi trội của nó là nguồn vốn không gây nợ, các TNC tự nguyện đầu tư và đằng sau vốn là thiết bị và công nghệ để thực hiện dự án, đang trở thành nguồn vốn nước ngoài quan trọng nhất đối với các nước đi sau, xuất phát điểm thấp, rất cần vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý như Việt Nam. Theo đó, nước ta coi đây là một bộ phận của tổng đầu tư xã hội và thông qua một hệ thống các chính sách khuyến khích, nguồn vốn này đang chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư của Việt Nam. Đây được đánh giá là một nguồn vốn quan trọng để phát triển kinh tế. Ngoài ra, nhờ có nguồn vốn này mà nhiều nguồn lực trong nước ngày càng giữ vai trò quan trọng trong tổng đầu tư xã hội: vốn đầu tư nước ngoài, vốn của các doanh nghiệp trong nước và nhàn rỗi của dân cư theo hiệu ứng dây chuyền có thể được khơi dậy đề đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa, hoặc để phát triển các lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc của người tiêu dùng nước ngoài.
Một điểm khác cũng cần tính đến là trong các loại hình vốn nước ngoài thì vốn đầu tư trực tiếp của các TNC là có nhiều dự án nhất. Vốn ODA là vốn chính phủ của các nước , nó có giới hạn, lập dự án phức tạp, chính phủ các nước thường hướng việc thực hiện dự án cho các công ty tư nhân nước mình. Trong khi vốn đi vay dưới hình thức vay thương mại thì lãi suất cao, thời hạn cho vay ngắn, yêu cầu bảo lãnh khắt khe, nên mức độ rủi ro và mạo hiểm lớn. Do đó, đối với một nền kinh tế có trình độ phát triển còn thấp và chưa bắt kịp được với các
nguồn vốn bổ sung quan trọng, tích cực, không gây nợ, và có lợi nhất, nếu xét cả về ngắn hạn và dài hạn.
- Các TNC đã đóng gớp phần tích cực trong việc thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để nhanh chóng hội nhập vào thị trường quốc tế, yếu tố cần thiết là Việt Nam phải nâng cao tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Các TNC, nhất là các TNC lớn - vốn là các tập đoàn công nghệ và tài chính hùng hậu – hoàn toàn có thế đáp ứng được yêu cầu này.
FDI đã giúp Việt Nam phát triển nhiều ngành công nghiệp và sản phẩm. Chẳng hạn như khai thác dầu, sản xuất ô tô, máy giặt, tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ, thiết bị văn phòng, sản phẩm điện/điện tử, thiết bị y tế...
Sự hiện diện của các TNC cũng là cơ hội để Việt Nam tiếp nhận chuyển giao những công nghệ hiện đại. Những công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực viễn thông, khai thác dầu khí, điện tử, dệt may, giầy dép… là quan trọng trong sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân. Điều quan trọng hơn là những thiết bị công nghệ hiện đại từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới công nghệ để tồn tại và phát triển trong điều kiện sự cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa đang ngày càng quyết liệt. Đồng thời ngành sản xuất và cung cấp dịch vụ cũng được phát triển theo. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã có mặt rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trên các lĩnh vực quan trọng như viễn thông, tài chính, bảo hiểm…nó đang làm thay đổi diện mạo của nền kinh tế Việt Nam. Trên thực tế, với sự hiện diện của các TNC, phương thức kinh doanh mới ở Việt Nam đã được xác lập. Các doanh nghiệp Việt Nam trên mọi lĩnh vực phải tự đổi mới để thích ứng và cạnh tranh tốt. Tư duy kinh doanh của các nhà doanh nghiệp Việt Nam đã không còn bó hẹp trong cái nhìn ngắn hạn, dựa d m Nhà nước mà mở ra trong sự so sánh với các doanh nghiệp nước ngoài ở cả trên thị trường Việt Nam và thị trường nước ngoài theo các trạng thái động, dài hạn, tự chủ cao. Có thể nói các TNC không ch góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam tham gia vào phân công lao động quốc tế mà còn giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam thích ứng cao nhất với các đòi hỏi của nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập Quốc tế.
- Các TNC tham gia tích cực vào việc duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định cho nền kinh tế, mở rộng xuất khẩu, tăng nguồn thu ngân sách.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới mọi hình thức đều có tốc độ tăng trưởng cao kể cả thời kỳ nền kinh tế Việt Nam chịu sự tác động nặng nề của khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực. Do đó, mức độ đóng góp của khu vực này vào GDP của đất nước đều tiếp tự tăng qua các năm, từ mức 2% năm 1992 lên 7,7% năm 1997 và 9% năm 1998. Đặc biệt, trong 5 năm 2001 – 2005 khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng 15,5% GDP. Với sự đóng góp khoảng 16-18% GDP trong những năm gần đây, FDI đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo đường hướng mới, được kỳ vọng là động lực quan trọng cho công cuộc đổi mới. [12]
Vai trò của các TNC càng đặc biệt rõ nét qua sự đóng góp của chúng vào việc tăng tổng kim ngạch xuất khẩu.
FDI đã giúp Việt Nam có một bước tiến lớn hơn vào các thị trường quốc tế, cải thiện tiềm năng xuất khẩu của Việt nam. FDI chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các ngành công nghiệp chủ đạo của Việt Nam. Theo Bộ Công Thương, 6 tháng đầu năm 2010 xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ước đạt 14,6 t USD, tăng 39,5% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 45,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Doanh nghiệp FDI xuất khẩu các mặt hàng chủ lực và chiếm t trọng cao trong xuất khẩu như: giày dép chiếm 72,2%, máy vi tính và linh kiện chiếm 98%, dây cáp điện chiếm 92%.... [4]
Một điểm quan trọng và đáng chú ý tới đó là vai trò của các TNC trong vấn đề tăng nguồn thu ngân sách. Thực tế cho thấy, đóng góp của FDI cho Ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2001 - 2005 là khoảng 3,67 tỷ đô-la Mỹ, với mức tăng nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước, năm 2006 đạt 1,4 tỷ USD, tăng 36,3% so với năm 2005.
Như vậy, xét theo khía cạnh đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, tăng xuất khẩu và tăng thu ngân sách, TNC trở thành một nhân tố không thể xem nhẹ trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
- Giải quyết số lượng lớn lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.
Bình quân trong thời kỳ 2001 – 2006 khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo việc làm thêm cho khoảng 11 vạn việc làm mỗi năm đưa tổng số lao động trực tiếp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính đến cuối năm 2006 lên 1,13 triệu người [8]. Đến cuối năm 2009, các doanh nghiệp FDI đã giải quyết cho khoảng 2 triệu lượt lao động kể cả gián tiếp và trực tiếp. Những người lao động Việt Nam làm việc trong khu vực này thường được tuyển chọn kỹ lư ng, được bồi dư ng tay nghề, công việc gắn liền với công việc mới, làm quen với tác phong công nghiệp hiện đại, kinh nghiệm quản lý và phương thức kinh doanh tiên tiến. Do đó họ trở thành một bộ phận công nhân lành nghề, có kỹ năng và tính kỷ luật cao. Đây là lực lượng lao động có khả năng thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, Nhà nước không mất chi phí đào tạo và sẽ là chủ thể tích cực cho qúa trình sản xuất kinh doanh, kể cả khi họ rời doanh nghiệp đó.
Cũng xuất phát từ môi trường làm việc thuận lợi, thu nhập cao trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đó mà có sự chuyển dịch lao động từ các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước sang làm việc cho các chi nhánh, văn phòng… của TNC. Về thực chất, đây là một sự chuyển dịch tự nhiên, nó đặt ra những nỗ lực cho các doanh nghiệp trong nước trong việc thực hiện chính sách đãi ngộ người lao động cũng như cạnh tranh trong nội bộ thị trường lao động. Hơn nữa, chính những người lao động làm việc trong khu vực FDI được bổ sung về kỹ năng, kỹ xảo, có tác phong công nghiệp hiện đại sẽ góp phần tạo ra một đội ngũ cán bộ có trình độ và tiềm lực cho đất nước. Khi Nhà nước có chính sách đãi ngộ thích đáng, có điều kiện làm việc đầy đủ, hơn ai hết, những người lao động Việt Nam vốn cần cù, yêu nước sẽ trở về làm việc cho chính các cơ quan, doanh nghiệp có nguồn gốc Việt Nam. Do vậy, xét về trước mắt hay dài hạn, những người lao động làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ rất hữu ích đối với chiến lược phát triển nguồn nhân lực của nước ta.
- Sự có mặt của các TNC - với tính cách là diễn viên và đạo diễn chính của thị trường kinh tế thế giới, đã và đang là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự nghiệp chuyển đổi sang kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập uốc tế của Việt Nam.
Các TNC đa phần là các doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp cổ phần, trách nhiệm hữu hạn. Tuy vậy, sự hiện diện của các TNC cũng đồng nghĩa với việc xác lập và tăng cường quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các quốc gia và lãnh thổ đến có dự án đầu tư. Xuất phát từ lợi ích của các TNC nước mình, chính phủ các nước đã đi đến thỏa thuận và ký kết với chính phủ Việt Nam các hiệp định về đầu tư, hiệp định tránh đánh thuế hai lần… nhằm mục đích tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của các TNC. Cũng tương tự như vậy, chính phủ các nước đang hoạt động ở Việt Nam có trách nhiệm tư vấn, giúp đõ và trợ cấp ưu đãi cho các TNC nước họ có điều kiện thâm nhập sâu hơn và thị trường nước ta. Chẳng hạn, mặc dù từ thời điểm chưa có Hiệp định kinh tế thương mại Việt - Mỹ, chính phủ Mỹ đã bật đèn xanh cho ngân hàng Eximbank, tổ chức OPIC… hỗ trợ cho các công ty Mỹ ở Việt Nam. Theo đó, quan hệ hợp tác kinh tế song phương giữa Việt Nam với các nước được xúc tiến và mở rộng hơn.
Mặt khác, một nước nào đó muốn thu hút được nhiều vốn và công nghệ từ các TNC, nhất là các TNC lớn, nhất thiết nền kinh tế của họ phải là nền kinh tế hội nhập thực sự vào thị trường khu vực và thế giới. Ở Việt Nam cũng vậy, kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, AFTA, WTO, nhịp độ đầu tư và quan hệ của các TNC với nền kinh tế Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng. Các nhà đầu tư nước ngoài đã xác định rõ ràng đầu tư, buôn bán với Việt Nam trong trường hợp Việt Nam là thành viên của các tổ chức đó cũng có nghĩa là họ tính đến sự hiện diện của mình tại thị trường ASEAN, thậm chí ngoài ASEAN. Do đó, sự có mặt của các TNC ở Việt Nam ngoài ý nghĩa khẳng định sự chuyển đổi tích cực sang kinh tế thị trường nhằm thích ứng toàn cầu hóa, khu vực hóa của nền kinh tế Việt Nam, còn là điều kiện tạo thế và lực cho nền kinh tế Việt Nam mở rộng các quan hệ chính trị và kinh tế đối ngoại, cho sự hội nhập của Việt Nam vào ASEAN, APEC, WTO… Vì rằng các TNC có vai trò giúp tăng tỷ trọng của công nghiệp chế biến Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khấy, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam bắt kịp với các tác phong và lề lối kinh doanh hiện đại, giúp cán bộ Việt Nam từ việc tích lũy đàm phán với các TNC sẽ có bản lĩnh hơn trong việc đàm phán về các Hiệp định kinh tế song phương và đa phương với các đối tác nước ngoài.
Trong hơn 20 năm mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, Chính phủ và các địa phương đã duy trì nhất quán chính sách “Trải thảm đỏ” mời gọi các nhà đầu tư. Các địa phương đua nhau ưu đãi hấp d n để cạnh tranh thu hút các sự án đầu tư. Nhìn lại, có thể thấy các địa phương nhiều khi đã chạy theo thành tích là thu hút được bao nhiêu vốn FDI, chứ không phân tích xem thu hút FDI ấy được lợi bao nhiêu, các tác động xấu về môi trường và biến đổi khí hậu như thế nào? Thiếu quy hoạch và con mắt nhìn xa trông rộng, rất nhiều bờ xôi ruộng mật của một đất nước xuất khẩu gạo đã biến thành nhà máy, sân golf… nhiều dự án FDI tác động xấu đến môi trường như vụ Vedan làm ô nhiễm sông Thị Vải phải bồi thường cho nông dân. Đã có một thời các yếu tố lợi ích thực tế của các dự án FDI bị xem nhẹ, tâm lý nóng vội, thích đầu tư phát triển nhanh, dự án đầu tư nào cũng hoan nghênh, xấu, tốt cũng nhận, nhiều khi chấp nhận với điều kiện bất lợi.
Ngoài ra, cùng với sự hiện diện của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam là sự du nhập của nhiều nền văn hóa. Khoa học kỹ thuật phát triển sẽ làm cho cách tiếp cận nguồn thông tin được nhanh chóng hơn. Đây cũng là một kênh thông tin góp phần tuyên truyền làm thay đổi quan điểm sống, lối sống của nhân dân. Có thế nói, toàn cầu hoá tác động rất lớn đến sự phát triển lối sống của xã hội ta hiện nay, song nó cũng đặt ra những thách thức vô cùng bức xúc và nan giải.
Trên góc độ giải quyết việc làm, các dự án FDI cũng không đáp ứng kỳ vọng. Trong hàng chục năm qua hơn 10.000 DN FDI ch sử dụng 1,7 triệu lao động, tính ra mỗi năm tuyển dụng khoảng 80.000 lao động, chưa tới 10% so với nhu cầu giải quyết việc làm hàng năm đòi hỏi từ 1,3-1,5 triệu lao động của Việt Nam. Trong khi đó, tăng trưởng nhanh, hoạt động hiệu quả và giải quyết việc làm nhiều nhất lại là các doanh nghiệp dân doanh. Khi các địa phương ưu ái DN 100% vốn FDI đã lấy mất cơ hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước.
Trong một cuộc hội thảo mới đây, GS Nguyễn Mại cho rằng, hiện có đến