Chính sách của chính phủ Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Đầu tư của công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam từ năm 1995 đến nay (Trang 26)

Mục tiêu của Hoa Kỳ là phát huy lợi thế, củng cố sức mạnh và tăng cường vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế toàn cầu, sắp đặt hệ thống thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, định ra luật lệ mới chuẩn bị cho nhữnh thách thức của thế kỷ 21. Để thích nghi với toàn cầu hóa, một mặt Hoa Kỳ cơ cấu lại nền kinh tế, tập trung vào các mũi nhọn cho phù hợp với giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế thế giới, chủ động tác động vào việc xếp đặt lại các luật chơi mới của hệ thống thương mại, đầu tư, tài chính – tiền tệ quốc tế theo hướng tiếp tục đẩy mạnh tự do hóa thương mại và đầu tư trên bình diện toàn cầu, xuyên khu vực, khu vực và song phương. Đồng thời, Hoa Kỳ đã định ra chiến lược toàn cầu hóa kinh tế đối ngoại hướng tới thế kỷ 21, mục đích của nó là nhằm điều động và khai thác nguồn tài nguyên của toàn thế giới phục vụ cho lợi ích quốc gia, tiếp tục duy trì địa vị lãnh đạo và tiên phong. Việc lấy sức mạnh quốc tế để thúc đẩy kinh tế đối ngoại là một bộ phận cấu thành quan trọng của chiến lược kinh tế đối ngoại Hoa Kỳ. Vì thế Hoa Kỳ luôn khuyến khích các công ty xuyên quốc gia của mình tìm kiếm các cơ hội kinh doanh ở nước ngoài nhằm tìm kiếm lợi nhuận và mở rộng tầm ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở các nước đầu tư.

Tìm hiểu quá trình đầu tư ra nước ngoài của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số nước Châu Âu chủ chốt cho thấy chiến lược đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ và EU có những điểm tương đồng. Họ đều quan tâm đến khả năng tiếp cận thị trường nước nhận đầu tư và coi đó là nền

tảng để xây dựng chiến lược đầu tư của mình. Trong khi đó các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản lại lấy nguồn lao động rẻ và các tài nguyên thiên nhiên là mục tiêu quan tâm khi đầu tư ra nước ngoài nhằm đạt được chi phí sản xuất thấp hơn. Điều này ảnh hưởng rõ rệt đến những chính sách khuyến khích các công ty xuyên quốc gia tham gia hoạt động đầu tư nước ngoài của Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU. Trong khi lựa chọn nơi đầu tư mới, các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ và EU quan tâm đến thị trường và khả năng tiêu thụ nên chiến lược đầu tư của hầu hết các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ đều muốn sản xuất và bán hàng hóa dịch vụ ngay tại nước nhận đầu tư và xuất khẩu ra ngoài. Vì thế nhìn chung, đa số các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ đều có định hướng vào việc thực hiện hàng hóa tại chỗ là chính, chứ không phải để xuất khẩu. Đối với các chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở nước ngoài, 67% giá trị hàng hóa bán ra được thực hiện trên thị trường nước sở tại, 23% chuyển sang các thị trường thứ 3 và ch có 10% được chuyển về Hoa Kỳ.

Nhằm đảm bảo để mỗi nhà đầu tư Hoa Kỳ đều có thể mua bảo hiểm đặc biệt và giúp đ các công ty xuyên quốc gia phát hiện các rủi ro do chính trị nghiêm trọng ở các nước nhận đầu tư, đặc biệt là những nước đã nhận sự giúp đõ của Hoa Kỳ, nay lại quay lại chiếm bất động sản do Hoa Kỳ kiểm soát mà không có bồi thường thiệt hại, Hoa Kỳ đã thành lập rất nhiều dịch vụ và các cơ quan hỗ trợ nhằm thúc đẩy các công ty xuyên quốc gia đầu tư ra nước ngoài. Bên cạnh các chính sách thương mại quốc tế, Hoa Kỳ có những tổ chức hỗ trợ đáng chú ý như:

- Ngân hàng xuất nhập khẩu (Exim Bank) - Cơ quan phát triển quan hệ quốc tế (AID) - Công ty đầu tư tư nhân ở nước ngoài (OPIC) - Tổ chức thương mại và phát triển Hoa Kỳ (TDA)

Ngoài ra Hoa Kỳ còn ký các hiệp định song phương với các đối tác như: Hiệp định thương mai, hiệp đinh bảo hộ đầu tư… tham gia ký kết các hiệp định đa phương như GATT, WTO, hiệp định bảo đảm đầu tư đa phương (MIGA) và thành lập các khối kinh tế như NAFTA, APEC … Như vậy có thể thấy chính phủ Hoa Kỳ luôn có nhiều chính sách, biện pháp để thực hiện một mục đích

quốc tế, đồng thời tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ hoạt động tại nước ngoài, tránh các rủi ro về chính trị và thương mại. [22]

Riêng đối với Việt Nam, ngày 3/2/1994, Tổng thống Bill Clinton chính thức tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam đã mở đầu một thời kỳ mới trong quan hệ kinh tế Việt Nam và Hoa Kỳ. Tiếp đó bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ chuyển Việt Nam từ nhóm Z (gồm Bắc Triều Tiên, CuBa và Việt Nam) lên nhóm Y – ít hạn chế thương mại hơn (gồm Mông Cổ, Lào, Campuchia, Việt Nam cùng một số nước Đông Âu và Liên Xô cũ). Bộ Vận tải và Thương mại Hoa Kỳ cũng đã bãi bỏ lệnh cấm vận tàu biển và máy bay Hoa Kỳ vận chuyển hàng hóa sang Việt Nam, đồng thời cho phép tàu mang cờ Việt Nam được cập các cảng Hoa Kỳ. Nhận thấy Việt Nam là một thị trường tiêu thụ có tiềm năng lớn, các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ đã nhanh chóng tiếp cận thị trường Việt Nam và lập tức tung sản phẩm của mình vào thị trường Việt Nam. Nhằm khuyến khích và hỗ trợ các công ty xuyên quốc gia của mình, các cơ quan hỗ trợ đầu tư của Hoa Kỳ như Exim Bank, OPIC, AID… cũng đã đều có mặt tại Việt Nam. Đến năm 1998, hai nước đã thảo luận thiết lập quan hệ song phương về bản quyền để tạo điều kiện cho các sản phẩm trí tuệ của Hoa Kỳ có mặt tại thị trường Việt Nam. Cùng với việc thảo luận sơ bộ về Hiệp định Thương mại, Chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố ngừng áp dụng Tu chánh án Jackson Vanik đối với Việt Nam, đã khích lệ các nhà đầu tư Hoa Kỳ yên tâm và vững tin vào triển vọng bình thường hoa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.

Còn riêng đối với quan hệ Việt - Mỹ 15 năm vừa qua, theo đánh giá của ông Michael Michalak - đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam "Lợi ích lớn nhất về lĩnh vực thương mại trong quan hệ hai nước đó là việc mở cửa thị trường của cả hai quốc gia. Điều này đem đến cho các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội vươn ra thị trường rộng lớn nhất thế giới với khoảng hàng trăm triệu người. Sau việc mở cửa thị trường là đàm phán việc Hiệp định thương mại Tự do Hoa Kỳ - Việt Nam, gọi tắt là BTA. Sau khi ký BTA là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp uốc và bắt đầu đóng vai trò lớn trên trường quốc tế." [17, tr.16]

Tóm lại, với các chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy các công ty xuyên quốc gia của mình đầu tư ra nước ngoài, chính phủ Hoa Kỳ đã tạo điều

kiện thuận lợi để các công ty xuyên quốc gia yên tâm đầu tư ra nước ngoài tránh được rủi ro và được bảo đảm những quyền lợi nhất định. Đó cũng là một trong những nguyên nhân giải thích tại sao Hoa Kỳ lại là nước đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất trên thế giới.

Một phần của tài liệu Đầu tư của công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam từ năm 1995 đến nay (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)