Đối tác đầu tư có năng lực và biết làm ăn với nước ngoài chính là một nhân tố hấp d n đối với các Công ty xuyên quốc gia. Thông thường các nhà đầu
vào đầu tư kinh doanh ở một nước nào đó, ngoài việc tìm hiểu thị trường, tình hình chính trị - xã hội v.v… họ rất quan tâm đến việc tìm đối tác đầu tư. Vì khi đầu tư vào một nước, họ thường gặp một số khó khăn, như chưa quen phong tục tập quán, luật pháp, chưa khai thông được các mối quan hệ với chính quyền các cấp, chưa am hiểu thị trường v.v… Mặc khác, trong hợp tác kinh doanh, các nhà đầu tư xuyên quốc gia đều muốn giảm bớt vốn bỏ ra để hạn chế rủi ro. Cho nên các Công ty xuyên quốc gia thường tìm kiếm đối tác là công dân nước chủ nhà để giảm bớt những khó khăn đó và chia sẻ rủi ro nếu có. Bên cạnh đó, nước chủ nhà cũng cần phải có đối tác mạnh mẽ để có thế quan hệ bình đẳng với các công ty xuyên quốc gia, tăng thêm thế thương lượng của nước mình. Ở nước ta, thực tiễn những năm qua cho thấy, trong các liên doanh với nước ngoài, nếu đối tác bên phía Việt Nam có năng lực,có vốn đóng góp thì thường thu hút thêm được vốn nước ngoài, mở rộng dự án đầu tư, nếu đối tác không bị chèn ép bởi phía nước ngoài và đã có sự học tập tự vươn lên. Ngược lại, thì bị thu hẹp quy mô, phải chuyển hình thức đầu tư hoặc bị rút giấy phép.
Để tạo lập được các đối tác trong nước thực hiện liên doanh, hợp tác đầu tư với các công ty xuyên quốc gia một cách hiệu quả, chúng ta cần phải tiếp tục củng cố và phát triển các doanh nghiệp, xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh, khuyến khích đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong đó việc xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh doanh mạnh vừa có ý nghĩa trong việc thu hút, tiếp nhận đầu tư từ các công ty xuyên quốc gia vừa là cách tốt nhất để thực hiện đầu tư ra nước ngoài.
Trước mắt cần tiếp tục củng cố và phát triển các Tổng Công ty 90 và 91 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ với các giải pháp chủ yếu sau:
Tập trung tăng cường củng cố các tổng công ty 91 hiện có cũng như các tổng công ty có trình độ tập trung vốn cao, công nghệ tiên tiến, chiếm giữ vị trí đặc biệt trong nền kinh tế đẻ làm tiền đề xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh.
Đẩy mạnh việc cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên, tiến tới cổ phần hóa cả Tổng công ty, tực hiện đa dạng hóa quyền sở hữu trong một số lĩnh vực có trình độ xã hội hóa cao, hình thành các tập đoàn kinh tế có sử hữu hỗn hợp, trong đó bao gồm các cổ đông là Nhà nước, doanh nghiệp thành viên, các thành
phần kinh tế khác. Tổng công ty thực hiện phát triển của mình thông qua tỷ lệ cố phần khống chế đối với các doanh nghiệp thành viên.
Thực hiện chuyên môn hóa hoạt động của các doanh nghiệp thành viên, khuyến khích sự liên kết giữa chúng với nhau, tạo mạng lưới vệ tinh xung quanh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiếp tục thực hiện thí điểm mô hình công ty mẹ - công ty con. Nâng cao vai trò liên kết tài chính, hoạt động nghiên cứu triển khai của trung tâm tổng công ty, phát huy vai trò tự chủ của các doanh nghiệp thành viên, các bộ phận trong Tổng công ty.
Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa hội
đồng quản trị, tổng giám đốc, ban kiểm soát trong từng lĩnh vực cụ thể. Có các biện pháp tăng cường kiểm soát đối với hoạt động điều hành và ch đạo
của Tổng công ty.
Bên cạnh việc xây dựng và phát triển các Tổng công ty theo mô hình tập đoàn kinh tế, thực tế ở nước ta nhiều doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đã nhanh chóng mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sản xuất và vùng lãnh thổ hoạt động. Xu hướng hình thành một nhóm doanh nghiệp độc lập có tư cách pháp nhân, nhưng đặt dưới sự ch đạo quản lý của một nhóm chủ sở hữu đã trở nên rõ nét. Đây cũng là con đường hình thành tập đoàn tuy chậm nhưng chắc, tạo thành một sức mạnh kinh tế trên thị trường và ngoài nước. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, giúp đ để họ vươn lên trở thành những doanh nghiệp mạnh thực hiện liên doanh, liên kết với các công ty xuyên quốc gia.
Cùng với sự nỗ lực của Nhà nước, các doanh nghiệp cần phải có sự nỗ lực cao, phấn đấu vươn lên, không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ giúp đ của Nhà nước. Sự nỗ lực này phải được thể hiện bằng ý chí, quyết tâm đổi mới tổ chức quản lý, tự chủ, năng động sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh để trở thành những đối tác tương xứng, liên doanh có hiệu quả với các công ty xuyên quốc gia. [13]
Đối với các doanh nghiệp tư nhân cần đặc biệt chú trọng một số những giải pháp chính như:
Một là, cần tăng cường hoạt động Marketing hỗn hợp từ khâu nghiên cứu thị trường, hoàn thiện chiến lược sản phẩm, chiến lược phân phối và tổ chức bán hàng.
Hai là, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm bằng nhiều biện pháp như khơi dậy khả năng sáng tạo, phát huy trí tuệ từng cá nhân để qua đó tối thiểu hóa chi phí sản xuất, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người lao động, làm cho họ hiểu tầm quan trọng của việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Cần đẩy mạnh đầu tư thay thế các loại máy móc thiết bị đã quá cũ nát lạc hậu, cho năng suất thấp và tiêu hao năng lượng.
Ba là, xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp làm sao đảm bảo sự sáng tạo trong nhãn hiệu, thương hiệu khơi dậy được cảm xúc khách hàng; doanh nghiệp phải coi thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của mình để không ngừng mở rộng và nâng cao ý thức của mỗi người, mỗi doanh nghiệp về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, có như vậy mới đưa sản phẩm của doanh nghiệp tới gần người tiêu dùng hơn.
Bốn là, không ngừng đổi mới tổ chức quản lý, hoàn thiện kỹ năng quản lý của đội ngũ lãnh đạo, quản trị trong doanh nghiệp.
Năm là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong từng doanh nghiệp để có được đội ngũ lao động có đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường mở cửa.
Sáu là hoàn thiện hệ thống thông tin, chủ động áp dụng thương mại điện tử trong điều hành kinh doanh.
Bảy là xây dựng được nền văn hóa doanh nghiệp, điều này là cần thiết nhằm tạo ra môi trường lao động lành mạnh, chuyên nghiệp, xây dựng được mối quan hệ ứng xử tốt đẹp giữa các thành viên trong doanh nghiệp.