Nam.
Có thể nói, nhờ những chính sách thông thoáng, tạo điều kiện của Nhà nước và sự tự thân nỗ lực của chủ nhà Việt Nam, mà nước ta hiện là một trong những quốc gia có triển vọng đầu tư lớn trong khu vực và trên thế giới. Hơn nữa, chính sách ngoại giao mở cửa đẩy mạnh quan hệ từ nhiều phía đã đem lại sự mở rộng hợp tác khu vực và quốc tế. Việt Nam hiện có quan hệ ngoại giao với 170 nước và các mối liên hệ thương mại với hơn 220 nước và vùng lãnh thổ. Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN từ năm 1995 và giữ vai trò quan trọng trong tổ chức khu vực này. Việt Nam còn là thành viên tích cực của nhiều tổ chức và diễn đàn thuộc khu vực và quốc tế khác. Năm 2006, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đánh dấu một sự kiện quan trọng về sự hội nhập của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế cũng như trong nền kinh tế toàn cầu.
Kể từ năm 1988 đến nay, Việt Nam đã thu hút khoảng 98 t USD với 9500 dự án đầu tư nước ngoài. Trong số đó, 2.220 dự án phân bố ở miền Bắc, 818 ở miền Trung và 5.452 dự án ở miền Nam. Hiện nay có gần 90 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam, trong đó các nước châu Á chiếm 69,8%, Châu Âu chiếm 16,7 % và Châu Mỹ chiếm 6% tổng vốn FDI, các khu vực khác chiếm 7,5%. Năm nước và vùng lãnh thổ hàng đầu chiếm 58,3% các dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư chiếm 60,6% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Năm nước và vùng lãnh thổ đứng kế tiếp là quần đảo Virginia thuộc Anh, Pháp, Hà Lan, Malaysia và Mỹ. Mười nước và vùng lãnh thổ đứng đầu này chiếm đến hơn ¾ tổng số dự án được cấp phép và vốn đầu tư đăng kí tại Việt Nam. Việt Nam đã thu hút dược 20,3 t USD vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2007, tăng 70% so với 2006 và tương đương với tổng vốn đầu tư nước ngoài trong năm năm từ 2001 đến 2005.
Theo thống kê mới nhất của Grant Thornton International cho thấy 92% số công ty nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam hy vọng sẽ có được lợi nhuận trong năm 2010.
Một số những đối tác nước ngoài tại Việt Nam:
Đài Loan: Theo số liệu thống kê của Bộ kế hoạch và đầu tư năm 2009, Đài Loan là quốc gia d n đầu danh sách các nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với 2010 dự án, số vốn đầu tư đăng ký hơn 21,2 tỷ USD. Trong đó, các dự án chủ yếu đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài (1.705 dự án, tổng vốn đầu tư là 16,6 tỷ USD), hình thức liên doanh là 305 dự án, với tổng vốn đầu tư là 4,6 tỷ USD. Ch tính riêng trong 7 tháng đầu năm 2009 đã có 37 dự án FDI của các DN Đài Loan đăng kí đầu tư vào Việt Nam, đạt hơn 1,3 tỷ USD, tập trung nhiều nhất trong ngành công nghiệp và xây dựng, với các dự án phân bố nhiều tại các t nh phía Nam như: Đồng Nai, TP.HCM, Bình Dương…
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, hiện có khoảng hơn 2.000 DN Đài Loan đang hoạt động tại Việt Nam. Trong tương lai, nếu môi trường đầu tư của Việt Nam cởi mở hơn sẽ thu hút được lượng doanh nghiệp đến đầu tư nhiều hơn thế nữa.
Hàn Quốc: Tính đến hết năm 2009, Hàn uốc đã có 2283 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký hơn 20 tỷ USD (ch đứng sau Đài Loan).
Trong số các dự án đầu tư của Hàn uốc có một số dự án lớn, tập trung trong ngành công nghiệp, góp phần tích cực cho ổn định và phát triển kinh tế -xã hội của các địa phương thuộc địa bàn mà doanh nghiệp đóng nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung như:
- Dự án Công ty TNHH Posco – Việt Nam, sản xuất thép tại t nh Bà Rịa – Vũng Tàu, tổng vốn đầu tư 1, 12 tỷ USD.
- Dự án Công ty TNHH một thành viên Keangnam – Vina, xây dựng khu khách sạn cao cấp, văn phòng cho thuê tại Hà Nội, tổng vốn đầu tư 500 triệu USD, hiện dự án đang trong quá trình xây dựng.
- Dự án xây dựng đường cao tốc tại thành phố Hồ Chí Minh của tập đoàn GS Hàn uốc, tổng vốn đầu tư 340 triệu USD.
- Công ty sản xuất đèn hình ORION -HANEL tại Hà Nội (vốn đầu tư 178,58 triệu USD),
- Công ty TNHH DAEHA, kinh doanh khách sạn 5 sao tại Hà Nội (vốn đầu tư 177,4 triệu USD),
- Trong công nghiệp sản xuất ô tô có Công ty ô tô Việt Nam - Daewoo tại Hà Nội, vốn đầu tư đăng ký 32,2 triệu USD, vốn pháp định 10 triệu USD, là Công ty 100% vốn của Daewoo hoạt động từ năm 1996, có hiệu quả, có sản phẩm xuất khẩu, thị phần xe ô tô Daewoo tại Việt Nam chiếm 15%; công ty có lãi từ năm 2000.
- Đặc biệt trong lĩnh vực sửa chữa, đóng tàu biển có Công ty TNHH Nhà máy tàu biển Hyundai - Vinashin, tại Khánh Hòa, vốn đầu tư 149,49 triệu USD, giữa 4 công ty thuộc Tập đoàn Hyundai (chiếm 70% vốn pháp định) với Tổng Công ty Đóng tàu Việt Nam (chiếm 30% vốn pháp định). Nhà máy đã hoạt động từ năm 1999 tới nay tổng doanh thu đạt trên 203 triệu USD, thu hút trên 3500 lao động. Đây là một trong những doanh nghiệp trọng điểm của Việt Nam trong lĩnh vực đóng tàu.
- Trong lĩnh vực y tế, dự án Bệnh viện đa khoa Kwang Myung Việt Nam, quy mô 1000 giường, có khả năng khám chữa bệnh cho 6000-7000 người/ngày, cung cấp các dịch vụ y tế thuộc chức năng của phòng khám đa khoa (vốn đầu tư 198, 4 triệu USD).
Các dự án này của Hàn uốc tạo công ăn việc làm cho khoảng 200 nghìn lao động trực tiếp và hàng trăm nghìn lao động gián tiếp khác.
Cơ quan Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn uốc đánh giá rằng Việt Nam trở thành điểm đến hấp d n của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Hàn uốc, do nhờ những lợi thế về giá nhân công thấp, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao và vị trí địa lý thuận lợi - là trung tâm khu vực ASEAN.
Malaysia: Ch với 337 dự án được cấp phép, Malaysia thua xa các nước và lãnh thổ khác như Hàn uốc (2283 dự án), Đài Loan (2010), Nhật Bản (1154), Singapore (758) nhưng lại là nước đứng thứ ba về nguồn vốn đăng ký đạt hơn 18 tỷ USD.
Dự án lớn nhất đưa Malaysia vươn lên vị trí d n đầu ở Việt Nam là liên doanh xây dựng khu liên hợp thép ở Ninh Thuận giữa Tập đoàn Lion của Malaysia và Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Dự án có tổng công suất 14,42 triệu tấn thép thô/năm này đã đóng góp gần 10 t đô la Mỹ vào tổng vốn cam kết đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam trong chín tháng đầu năm 2008.
Nhật Bản: Đây là một trong những đối tác lớn và lâu đời của Việt Nam. Tính đến hết năm 2009, tổng cộng có gần 400 doanh nghiệp Nhật Bản đã có mặt tại Việt Nam. Với 1154 dự án, tổng số vốn đăng ký gần 18 tỷ USD, vốn thực hiện hơn 5 tỷ USD, Nhật Bản là nước thứ 4 có lượng đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Đặc biệt là từ sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được đưa vào chương trình nghị sự chính thức, mang lại thuận lợi hơn các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Bộ Thương mại Việt Nam cho hay, đến năm 2010, kim ngạch thương mại Việt - Nhật sẽ tăng lên 17 tỷ USD, so với 10 tỷ USD năm 2006. Năm 2005 viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản dành cho Việt Nam lên tới 90,8 tỷ yên, viện trợ có hoàn lại 4,5 tỷ yên và hỗ trợ kỹ thuật 5,7 tỷ yên. Kim ngạch đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam cũng lên tới 6,22 tỷ USD với 591 dự án đầu tư và xu thế này sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.