Thuận lợi

Một phần của tài liệu Đầu tư của công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam từ năm 1995 đến nay (Trang 66)

a. Môi trường chính trị - xã hội ổn định.

Sự ổn định chính trị - xã hội là yêu cầu đầu tiên quan trọng nhất, quyết định đến việc thu hút các công ty Xuyên quốc gia. Sự ổn định này sẽ tránh cho các Công ty những bất trắc, rủi ro trong kinh doanh, tạo độ tin cậy cao và bảo đảm lợi nhuận chắc chắn. Kinh nghiệm của nhiều nước đã cho thấy, khi tình hình chính trị mất ổn định, các nhà đầu tư sẽ do dự không đầu tư, ngừng việc đầu tư của mình hoặc rút vốn chuyển đi nơi khác. Chẳng hạn như ở Trung uốc, khi sự kiện Thiên An Môn xảy ra thì mấy năm sau đó nước này mới thu hút được các nhà đầu tư quay lại. Sự mất ổn định trên chính trường Nga đã làm quan ngại các Công ty xuyên quốc gia khi đầu tư vào Nga. Có học giả phương Tây nhận xét rằng: “Thật khó tưởng tượng được một Công ty Mỹ nào đó lại đồng ý bỏ vốn đầu tư ch là 50 xu vào cái khu vực bao trùm với làn sóng đấu tranh”. Với những điều kiện khác không thay đổi, khi môi trường chính trị - xã hội càng ổn định, độ tin cậy càng cao, nó càng hấp d n các Công ty xuyên quốc gia. Trong điều kiện cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt trên thị trường đầu tư, sự ổn định chính trị - xã hội có thể được xem là một lợi thế so sánh. Trong các nước ASEAN ở những năm 70–80, Singapore và Malaysia luôn d n đầu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, vì hai nước này luôn duy trì được một chính quyền mạnh dưới sự lãnh đạo của một đảng theo đường lối dân tộc cứng rắn; Philippin và Thái Lan luôn có các cuộc đảo chính, thay đổi nội các Chính phủ, đã làm nhụt ý chí các nhà đầu tư nước ngoài do những nhân tố không ổn định về chính trị. Nhất là đối với Philippin, trong 5 năm cầm quyền của C.A. uino xảy ra tới hơn 10 cuộc đảo chính, điều này không ch làm suy thoái nền kinh tế mà còn làm cho đầu tư nước ngoài vào quốc gia này giảm đáng kể. Trong giai đoạn

1961 – 1980, số vốn FDI vào Philippin còn đạt 452 triệu USD, 10 năm sau đó (1981 – 1990) số vốn FDI vào đây cũng ch đạt mức thấp là 2.777 triệu USD, nghĩa là ch tăng từ 3,8% lên 5,9% tổng FDI vào 5 nước ASEAN trong 2 thời kỳ tương ứng. Thậm chí, đất nước sáu chục triệu dân này ch thu hút được lượng FDI là 9 triệu USD vào năm 1984 vào 12 triệu USD vào năm 1985. Nền kinh tế Philippin từ chỗ là quốc gia nhiều triển vọng thành đạt ở Đông Nam Á vào những năm 60 đã lâm vào tình trạng trì trệ so với các nước trong khu vực (vào những năm 80). Nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng trên gắn liền với cuộc khủng hoảng chính trị năm 1983 mà mãi đến mấy năm sau mới phục hồi lại được. [22]

Như vậy, việc giữ gìn ổn định chính trị - xã hội ngày càng trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu trong tất cả các nhân tố hình thành nên môi trường đầu tư hấp d n. Đối với Việt Nam, những thành công về đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội 10 năm qua là kết quả và cũng là điều kiện của sự ổn đinh chính trị - xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước XHCN, nền chính trị - xã hội của nước ta luôn ổn định. Đó là điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự phát triển kinh tế đất nước và cũng là điều kiện tối cần thiết đối với các ngành đầu tư. Nhìn lại những năm qua, nền kinh tế đất nước có sự tăng trưởng liên tục, ở mức cao hơn so với khu vực và thế giới, tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1991-1995 là 8,5%; giai đoạn 1996-2000, do chịu tác động của khủng hoảng tài chính trong khu vực, những thiệt hại do bão lũ, hạn hán rất lớn, song nhịp độ tăng trưởng GDP v n giữ ở mức bình quân 6,7%. Cho đến năm 2007 GDP của Việt Nam đã tăng lên đến 8.5%. Đánh giá chung trung bình trong thập niên qua, mỗi năm kinh tế Việt Nam tăng khoảng 7%. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, an ninh trật tự xã hội được bảo đảm, lòng tin của nhân dân vào đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ngày càng cao, quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng, vị thế của Việt Nam trên thế giới được nâng lên. Đặc biệt khi cuối năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại Thế giới WTO và đến năm 2007, nước ta vinh dự là ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp uốc. Những thắng lợi của 20 năm đổi mới đã góp phần quyết định đảm bảo cho sự ổn định về chính trị - xã hội vủa nước ta, đã tạo ra thế và lực mới để mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước

b. Đường lối đối ngoại rộng mở, tích cực.

Cùng với sự ổn định chính trị - xã hội, Việt Nam có đường lối đối ngoại rộng mở, đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược mở cửa hướng về xuất khẩu, mở rộng quan hệ đầu tư nước ngoài. Chính việc mở rông quan hệ kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta đã tạo ra tiền đề cần thiết để thu hút đầu tư của các Công ty xuyên quốc gia. Kinh nghiệm của nhiều nước đang phát triển, thực tế phát triển kinh tế đất nước những năm qua cho thấy, chúng ta ch có thể thu hút được đối tác bên ngoài khi mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện chiến lược mở cửa. Giữa mức độ mở cửa nền kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài có quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc phát triển một nền kinh tế mở cửa đã làm cho môi trường đầu tư được cải thiện có sức hấp d n đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Môi trường đầu tư của nước ta luôn được cải thiện và ngày càng có sức hấp d n cao đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Luật đầu tư nước ngoài cùa Việt Nam từ khi ban hành (1987) đến nay đã qua hai lần bổ sung (1990 và 1992) và một lần sửa đổi (1996), được coi là bộ luật thông thoáng, cởi mở, bảo đảm cho nhà đầu tư nước ngoài an tâm đầu tư tiếp tục công việc sản xuất kinh doanh. Luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi vừa phù hợp với tình hình nước ta vừa thích ứng được với thông lệ quốc tế, nên có sức hấp d n cao.

Trong quá trình thực hiện Luật đầu tư, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định, Ch thị, Thông tư hướng d n nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp như: quy định những lĩnh vực khuyến khích đầu tư, có chính sách ưu đãi riêng với những dự án thuộc diện đặc biệt cần khuyến khích: quy định cụ thể về chuyển giao công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, thực hiện giảm giá tiền thuê đất; điều ch nh tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm nội địa, tăng mức ưu đãi về thuế, tăng thời hạn hoạt động…; loại bỏ những cản trở, ách tắc đối với việc thu hút và triển khai các dự án đầu tư nước ngoài. Nhờ có Luật Đầu tư thông thoáng lại được bổ sung bằng những quy định cụ thể nên đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Kết quả đáng mừng là trong giai đoạn 1988 - 2007, chúng ta đã tu hút được hàng ngàn công ty nước ngoài vào đầu tư với 10.981 dự án được cấp phép và tổng vốn đăng ký đạt 163607.2 triệu USD, tổng vốn thực hiện đạt 57045.5 triệu USD chiếm 34,87% tổng vốn đăng ký (đó là tỷ lệ trung bình so với các nước trong khu vực). Khu vực có vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng phát triển trở thành bộ phận hữu cơ của nền kinh tế, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế và thành công của công cuộc đổi mới. [13]

c. Những lợi thế so sánh.

Đó là những lợi thế về địa lý, tiềm năng đất đai, khí hậu, lao động của một nước mới phát triển mà các Công ty xuyên quốc gia rất quan tâm.

Việt Nam nằm ở một vị trí quan trọng, “án ngữ” các giao lộ hàng hải, hàng không của khu vực và quốc tế. Với các con đường xuyên Á và cả tuyến đường từ Đông sang Tây nối liền giữa biển Đông với Lào, Thái Lan, Vân Nam (Trung uốc) như là “cây cầu dài trên bộ” nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, tạo ra con đường vận tải ngắn nhất từ Tây sang Đông trong tương lai gần. Các nước lớn cũng như các Công ty xuyên quốc gia nhìn vào Việt Nam không ch là một nơi có nhiều tiềm năng mà còn ở vị thế của nước ta ở Đông Dương, trong ASEAN và phần nào của APEC, ASEM. Đó là một lợi thế tồn tại tương đối lâu dài và là một vị trí thuận lợi để các công ty xuyên quốc gia triển khai chiến lược đầu tư kinh doanh ở nước ta.

Việt Nam có nhiều lợi thế về nguồn nhân lực. Về số lượng, Việt Nam hiện có một đội ngũ nhân lực khá dồi dào so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Đến hết năm 2007, cả nước có trên 44 triệu lao động trên tổng số 85 triệu dân, đứng thứ 2 trong khu vực và đứng thứ 13 trên thế giới về quy mô dân số. Sức trẻ là đặc điểm nổi trội của tiềm năng nguồn nhân lực Việt Nam. Nước ta là một trong số ít quốc gia trong khu vực có tỷ lệ về cơ cấu độ tuổi của dân số và lao động khá lý tưởng (trên 50% số dân trong độ tuổi từ 15 - 60 (độ tuổi lao động) và 45% trong tổng số lao động có độ tuổi dưới 54). Đây là yếu tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

Về chất lượng, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia ở khu vực có tỷ lệ người lớn biết chữ và trẻ em trong độ tuổi đến trường khá cao. Sau hơn 20 năm đổi mới, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở nước ta đã tăng từ 7,6% (năm 1986) lên gần 30% (năm 2007). So với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, người lao động Việt Nam nhìn chung có những phẩm chất

động, đặc biệt là kỹ năng sử dụng các công nghệ hiện đại tương đối nhanh. Đây là lợi thế cạnh tranh quan trọng của nguồn nhân lực nước nhà trong quá trình hội nhập và tham gia thị trường lao động quốc tế. Đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo nghề, tiếp thu công nghệ mới theo yêu cầu sử dụng lao động tại chỗ của các Công ty xuyên quốc gia.

Là một nước nông nghiệp nhiệt đới đang phát triển, với nguồn nguyên liệu dồi dào thích hợp cho việc đầu tư phát triển các công nghệ chế biến, phù hợp với động cơ tìm kiếm và khai thác nguyên liệu thô của các Công ty xuyên quốc gia. Nhiều tài nguyên thiên nhiên của nước ta như dầu khí, kim loại quý hiếm, rừng v.v… chưa có điều kiện khai thác có hiệu quả. Việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới như gạo, cà phê, đường, cao su, chè, hoa quả v.v… của nước ta v n còn đang ở trình độ thấp. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu mới ở dạng thô. Do vậy, các Công ty xuyên quốc gia kinh doanh sản xuất nông nghiệp v n còn điều kiện đầu tư vào để phát triển sản xuất, chế biến và đóng gói để xuất sang các nước phát triển, thông qua đó thu được lợi nhuận cao.

Việt Nam là một nước đi sau đang tiến hành CNH-HĐH, rất cần vốn, kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm quản lý nên có nhiều chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư có lợi cho các công ty xuyên quốc gia. Việt Nam cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa mà các Công ty xuyên quốc gia quan tâm tìm kiếm và khai thác.

Những lợi thế của Việt Nam sẽ là điều kiện để các Công ty xuyên quốc gia đầu tư khai thác, mở rộng thị trường, tìm kiếm lợi nhuận cao. Vấn đề là chúng ta phải biết lựa chọn các nhà đầu tư thực sự có tiềm lực, muốn làm ăn lâu dài; đồng thời phải có chính sách mềm dẻo, khôn khéo để vừa thu hút được các Công ty xuyên quốc gia vừa đảm bảo khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên, các lợi thế của mình, theo nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền và cùng có lợi.

Một phần của tài liệu Đầu tư của công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam từ năm 1995 đến nay (Trang 66)